BAO DUNG VÀ CỞI MỞ

 

 

 

Đào Viên


Buổi chiều hôm ấy là ngày 4 tháng 8, năm 1991, tại một nhà thờ nhỏ, vùng Vogelnzang, gần thủ đô Amsterdam nước Ḥa Lan, cha A.M.A. Sammy, một tu sĩ công giáo thuộc gịng tu Jesuites, giảng đạo cho một bầy con chiêên, khoảng ba chục người, vừa đàn ông vừa đàn bà. Họ ngồi khoanh châân trong tư thế bán già hay kiết già trêên những bồ đoàn trước mặt cha Sammy, lúc ấy trong bộ trang phục đại lễ, đang đứng sau một cái bàn dài trải khăn trắng, trêên đó đă để sẵn một cái b́nh nước nho rượu thánh và một cáùái đĩa bánh ngọt làm bánh thánh. Cha chấm dứt buổi lễ bằng cââu : "Nhâân danh đức Chúa Cha, đức Chúa Con và đức Chúa Thánh thần..." và tất cả mọi người cùng nói: "Amen".

 

Ngày hôm ấy, ngoài bài giảng một đoạn trích trong Thánh Kinh, cha Sammy c̣n cho một thời pháp b́nh giảng một cââu chuyện nổi tiếng của nhà Thiền. Cha Sammy kể: Ngàøi Huệ Khả, sau khi được tổ Bồ đề Đạt Ma nhận làm đệ tử mà ḷng vẫn c̣n thao thức tại sao tâm ḿnh vẫn không được yên trong lúc ngồi thiền. Một hôm đến trước Tổ, ngài bạch: "Bạch Ḥa Thượng, tâm con chẳng an, xin Ḥa Thượng dạy cho phép an tâm". Tổ Đạt Ma nh́n thẳng vào mắt Huệ Khả mà bảo : "Đem tâm ra ta an cho". Ngài sửng sốt quay lại t́m tâm th́ không thấy, bèn bạch Tổ: "Con t́m tâm không được". Tổ bảo: "Ta đă an tâm cho ngươi rồi". Ngay đấy, ngài Huệ Khả biết được đường vào cửa Thiền(1).

 

 

Sammy không phải là một tu sĩơ công giáo thông thường như nhiều tu sĩơ công giáo khác. Tất nhiên ông trước hết đă phải là một nhà tu thấm nhuần giáo lư của Chúa Ky Tô sau nhiều năm tu tập tại các tu viện kín của gịng Jesuites, nổi tiếng có nhiều vị đạo hạnh cao và thông kim bác cổ. Nhưng ông cũng đă đến với Phật Giáo với một tấm ḷng cởi mở, ngưỡng mộ chân thật của một người đă hiểu rơ tinh thần bác ái Thiên Chúa. Ông đă từng học Thiền với Thiền Sư Koun Yamada, thuộc truyền thống Tào Động ở Nhật Bản. Trở về châu Âu, ông tiếp tục phục vụ cho Giáo Hội công giáo, nhưng cũng mở những lớp dậy Thiền cho những ai muốn học. Trong những dịp như trên, ông cũng giảng giải những triết lư cao siêu của Thiền Môn Đại Thừa. Những triết lư này, mới chỉ cách đây ba bốn trăm năm, cũng những tu sĩ công giáo Jesuites như ông là các nhà truyền giáo Francis Xavier (1506-1552 được phong thánh năm 1662), Matteo Ricci (1552-1610), Ippolito Desideri, coi như là lời lẽ của Ma Quỷ.

 

Thời gian là ngày 10 tháng 4 năm 1999. Không gian là ngôi thánh đường công giáo có tiếng Saint Francis Xavier, nằm ngay tại trung tâm Manhattan thành phố Nữu Ước, mang tên người tu sĩ Jesuite đă được phong thánh nói trên. Cha Scott Brendan thong thả bước xuống bục, từ từ đi đến chỗ ngồi của ḿnh sát tường ngôi chánh điện nhà thờ, sau khi đă giảng song bài giảng Taste and See , của James Moore, Jr.. Biết đến lượt ḿnh, người phụ giáo của cha Brendan đứng giậy, bước ra trước bục, cất tiếng hát bài thánh ca Taste and see the goodness of the Lord. Tiếng hát vang lên trong ngôi thánh đường. Hai họ tham dự lễ cưới ngồi đông đủ phía dưới, cũng như cô dâu chú rể và bốn cô cậu phù dâu phù rể ngồi phía trên, chăm chú nghe lời ca cao vút như để cảm nhận thêm lời giảng của cha Scott Brendan.

 

Vừa khi chấm dứt bài hát, và người phụ giáo thong thả bước về chỗ ngồi của ḿnh, th́ một bà cụ già Việt Nam, đầu chít khăn nhung, ḿnh mặc một áo choàng mầu khói hương khoác ngoài lễ phục may bằng gấm đỏ, quần đen, chân đi hài đỏ, chậm chạp đứng lên, ra khỏi chỗ ngồi, lọ mọ tiến về phía ban thờ, với sự giúp đỡ của một người đàn bà trung niên. Hai người đó là bà và d́ của cô dâu, từ California lên Nữu Ước tham dự đám cưới cháu gái. Tất cả mọi người trong giáo đường đều nín thở nh́n theo một bà cụ già 90 tuổi lê từng bước trên đôi chân run rẩy, bước lên mấy bực, để tiến đến một ban thờ Phật đă được xắp đặt sẵn, với một b́nh hoa ngh́n vẻ rạng rỡ, cặp nến lung linh, hương trầm nghi ngút.. Một bức tượng Phật ngồi trên toà sen, bằng gỗ mun, cao lớn, được đặt ngay giữa ban thờ, làm tăng vẻ trang nghiêm của buổi lễ. Thời gian như ngưng lại, nhường bước cho một kiếp nhân sinh đang chậm chạp ra khỏi cuộc đời.

 

Lên đến nơi, bà cụ quay lại nói với cử tọa bằng một giọng tuy yếu nhưng rất rơng rạc. Đại ư cụ nói là hôm nay là ngày cưới của hai cháu, bà muốn tụng một phẩm kinh Cầu An Phật Giáo và chúc cho hai cháu thật nhiều hạnh phúc. Người đàn bà đi theo dịch lại sang Anh Ngữ cho cử tọa mà phần lớn là người Hoa KÏỳ. Sau ba hồi chuông thánh thót, bà cụ bắt đầu tụng niệm. Khởi đầu là bài Dâng Hương, rồi đến bài Tán Phật, bài Đảnh Lễ. Tiếng mơ đều đặn, thỉnh thoảng có chen lẫn tiếng chuông thánh thót, vang lên trong ngôi Thánh Đường im lắng. Gia đ́nh nhà gái ngồi dưới cũng tụng nhịp nhàng theo tiếng mơ gơ đều đặn. Khi sang đến bài Chú Đại Bi và bài Bát Nhă Ba La Mật Đa Tâm Kinh th́ nhịp tụng kinh nhanh hẳn lên, tiếng mơ vang lên hơn, như dục dă chúng sinh hăy mau mau nh́n sâu vào Tâm Phật có sẵn trong mỗi người, rũ sạch mọi dục vọng, ra khỏi màn Vô Minh, để sớm quay về bờ Giác. Phẩm kinh Cầu An được tụng song trong khoảng mươi mười lăm phút, và bà cụ 90 tuổi lại lọ mọ trở về chỗ ngồi. Lễ cưới lại được tiếp tục với cha Brendan lên gïiảng bản kinh The Beatitudes trong sách Matthew.

 

Đây là một đám cưới được tổ chức theo nghi lễ Thiên Chúa giáo trong một nhà thờ Công giáo, chen lẫn với truyền thống Phật giáo cho một đôi uyên ương mà Tân lang là một tín đồ Công giáo thuần thành và Tân Giai nhân là một Phật tử chính thống (2).

 

Cũng như A.M.A Sammy, cha Scott Brendan không phải là một tu sĩ Công Giáo thông thường. Cha có thể đă là một người Thiên Chúa Giáo đă đạt đến cốt tủy của Thánh Linh Thiên Chúa (the Holy Spirit) của tôn giáo này để trở thành một Truly Happy Christian như Thầy Thích Nhất Hạnh đă nói trong cuốn Living Buddha, Living Christ (3) để rồi có thể cảm thông được tinh thần Phật giáo trong một Phật tử như cô dâu người Việt.

 

Dưới đây là một đoạn trích khác trong cuốn Living Buddha, Living Christ của Thầy: Năm trước (tức là năm 1994, thầy Nhất Hạnh viết sách này năm 1995), tôi gặp một tu sĩ công giáo tại Florence (Y¨ đại lợi). Ông ta ngỏ ư muốn học hỏi thêm về Phật giáo. Tôi có nói với ông ta hăy chia sẻ với tôi điều ông ta hiểu biết về Thánh Linh và được ông ta trả lời: "Thánh Linh là năng lượng mà Thiên Chúa đă gửi cho chúng ta". Câu trả lời này đă làm cho tôi rất sung sướng v́ nó đă xác nhận điều tôi hiểu là con đường tốt nhất để đi đến Chúa Ba Ngôi (the Trinity) là qua cửa Thánh Linh... Đối với tôi, sự Tỉnh Thức (trong đạ¾o Phật) cũng tương tự như Thánh Linh. Cả hai đều có thể làm cho con người hết khổ đau ...Đến với hiểu biết và t́nh thương, là làm cho hết khổ đau... Thánh Linh đă xuống với Chúa Jesus như con bồ câu trắng, tràn ngập ḷng Ngài và Ngài là hiện thân của Thánh Linh. Ngài để tay vào đâu là khổ đau tan biến. Với Thánh Linh, khả năng chữa lành mọi khổ đau của Ngài đă làm chuyển đổi ḷng người ...Tôi có bảo người tu sĩ đó rằng tất cả chúng ta ai cũng có cái nhâân Thánh Linh đó trong mỗi chúng ta. Cái nhân ấy là khả năng làm bớt khổ đau, làm chuyển đổi, là ḷng yêu thương mọi người. Khi chúng ta đạt tới được cái nhân đó là chúng ta đạt tới được đức Chúa Cha và đức Chúa Con rồi.

 

Thầy Nhất Hạnh cũng không phải là một nhà tu hành Phật Giáo thông thường. Người đă đến với Thiên Chúa giáo với một tinh thần hiểu biết sâu xa, một ḷng từ bi hỉ xả rộng lớn của một Thiền sư đă đạt tới một cảnh giác cao siêu của Phật Đạo để không c̣n phân biệt đối đăi . Thầy đă viết: Khi chúng ta đă đạt tới được cái Tâm cao cả nhất trong chúng ta, th́ chúng ta cũng đă trở thành Phật, tâm hồn chan ḥa Tinh Thần Thiên Chúa, và chúng ta trở nên bao dung vô cùng, cởi mở vô cùng, với một hiểu biết sâu xa vô cùng.

 

Những nhà tu hành trên đang làm một công việc, trong một kích thước rất hạn hẹp - do đó kết quả rất khiêm tốn - mà tất cả mọi người trong chúng ta đều mong mỏi: t́m hiểu và chân thành kính trọng những giá trị của tôn giáo bạn để đi đến sự ḥa đồng tôn giáo. Tôn giáo, nếu quả đă là nguyên nhân của những đối nghịch, nhiều khi đẫm máu, giữa các đoàn thể, các dân tộc trong gịng lịch sử nhân loại, th́ cũng đă từng là những động lực phát triển nâng cao giá trị con người để tạo ra những nền văn minh rực rỡ của loài người. Con người, sau bao nhiêu thế kỷ áp bức nhau, tàn sát nhau nhân danh tôn giáo, đă trở nên khôn ngoan hơn để thấy rằng không thể nhân danh bất cứ ai để áp đặt ḷng tin của ḿnh lên kẻ khác được và các tôn giáo phải chung sống với nhau trong ḥa b́nh.

 

Nếu nh́n sâu vào vấn đề, ta có thể thấy rằng có hai loại nguyên nhâân đă gây ra những mâu thuẫn đối nghịch giữa các tôn giáo. Loại nguyên nhân thứ nhất là do tính chất đa dạng của các tôn giáo của loài người. Tôn giáo khác nhau, có những tín lư khác nhau, từ đó những tập tục khác nhau, đưa đến những hệ thống giá trị, văn hóa khác nhau. Loại nguyên nhân thứ hai phức tạp hơn v́ có liên quan tới những khía cạnh chính trị, kinh tế, và những khía cạnh khác, được nẩy sinh ra khi tôn giáo được h́nh thành như một cơ cấu có tổ chức, và sinh hoạt trong một môi trường chính trị, kinh tế, xă hội.

 

Để giải quyết những mââu thuẫn giữa các tôn giáo v́ loại nguyên nhân thứ nhất, điều phải làm là mở ḷng bao dung mà đón nhận khác biệt. Hăy nh́n những khác biệt với tinh thần vô phân biệt trí : khác biệt bởi v́ đó là một khác biệt, không đồng ư, không bài bác, đơn giản và dễ dàng như vậy. Nếu không nh́n thấy cái hay cái đẹp để thưởng thức, để ngưỡng mộ hay ca tụng th́ cũng không nên cố t́nh t́m ra những cái dở cái xấu để chê bai, để rè bỉu hay nói xấu.

 

Nếu ta nh́n rộng răi hơn, xa hơn ra khỏi cái cộng đồng bé nhỏ của người Việt di cư - mà trong đó mâu thuẫn tôn giáo vẫn c̣n âm ỉ, tàn dư của một định mệnh lịch sử khi người Pháp áp đặt ách thống trị cả gần 100 năm lên dân ta và hơn 20 năm nội chiến tàn khốc - người ta đă thấy nhiều khích lệ. Mọi người vẫn c̣n nhớ những cố gắng của Ngài Dalai Lama qua những cuộc tiếp súc với các vị lănh đạo tôn giáo thế giới tại Rome (Y¨), Lourdes (Pháp), tại Jerusalem (Do Thái) và Thổ Nhĩ Kỳ. H́nh ảnh một vị giáo chủ đơn giản khiêm cung nhưng oai nghi đầy ḷng Từ Bi Bác A¨i đă làm cả thế giới ngưỡng mộ và đă khiến họ nh́n Phật Giáo với một nhăn quan khác hẳn thế kỷ trước. Tư tưởng bao dung của thầy Nhất Hạnh trong cuốn Living Buddha, Living Christ đă được giới Thiên Chúa Tin Lành rất tán thưởng (4). Thomas Merton, một giáo sĩ Cơ đốc La Mă, người Hoa Kỳ, tu ḍng khổ hạnh Trappist, rất nổi tiếng như là người đă đem tư tưởng Thiền môn vào giới Thiên Chúa giáo Hoa Kỳ, đă tích cực hoạt động để đem hai tôn giáo (Thiên Chúa giáo và Phật giáo) lại gần nhau, nói chuyện với nhau. Thomas Merton đă đi sang A¨ Châu, gặp các vị lănh đạo Phật giáo như các ngài Walpola Rahula (Tiểu Thừa) Chogyam Trumpa, Chatral Rinpoche, Dalai Lama, D.T. Suzuki để làm công việc trên. Ảnh hưởng của Thomas Merton sau khi ông chết (Bangkok, 1968) đă đưa đến một cuộc họp, mệnh danh Monastic Interreligious Dialog do ḍng Cơ Đốc Benedictine tổ chức năm 1996 tại tu viện Gethsemani (Kentucky), nơi T. Merton đă tu ngày trước. Cuộc gặp gỡ quy tụ trên 200 vị thuộc các tôn giáo, môn pháái khác nhau Công giáo La Mă, Phật giáo Tây Tạng, Thiền tông, Tịnh độ tông, Phật giáo Nguyên Thủy, từ ngoại quốc tói cũng như ngay từ Hoa Kỳ (như các vị Joseph Golstein, Sharon Salzberg, Judith Simmer-Brown, Norman Fisher...) đă đánh dấu một không khí cởi mở mới và một thay đổi lớn lao trong suy tưởng của mọi người.

 

Trong những cuộc gặp gỡ trao đổi một cách chân thành kinh nghiệm tín lư, giữa những người Thiên Chúa giáo chân chính và người Phật tử thực sự, không ai thấy ḷng tin sâu xa của ḿnh bị thương tổn hay mất mát, ngược lại có phần tăng trưởng đằng khác. Robert E. Kennedy, giáo sĩ Jesuit, giáo sư Thần học, sang Nhật học Thiền từ 1970, đă minh chứng trong cuốn Zen Spirit, Christian Spirit: The Place of Zen in Christian Life Phật giáo và Thiên chúa giáo có thể soi sáng cho nhau thế nào. Sylvia Boorstein, tiến sĩ Tâm Lư học, người Do Thái, học Thiền Minh Sát, dạy Thiền cho người Do Thái, đă tin tưởng ở Do Thái giáo hơn, khi cùng là một Phật tử ("I am a prayerful Jew because I am a Buddhist") (5)

 

Đối với những nguyên nhân loại thứ hai gây nên những đối nghịch tôn giáo, có tính cách cơ chế (institutional), vượt quá tầm tay cá nhân th́ sự giải quyết khó khăn hơn rất nhiều. Những nhà lănh đạo tôn giáo cũng chỉ là một cơ phận - dù có là cơ phận quyết định đi chăng nữa - của một tổ chức, một cơ chế với rất nhiều quan hệ chằng chịt, bị ảnh hưởng bởi, hay chính cũng gây ra, những biến động chính trị, kinh tế không lường trước được. Các tôn giáo một khi đă được h́nh thành như một cơ chế, sẽ không c̣n là một tôn giáo thuần khiết nữa. Những thông số chính trị, kinh tế, những súc động v́ lẽ sống quốc gia, dân tộc, ṇi giống, mầu da, những ngược đăi áp bức trong quá khứ, như được ghi trong những trang sử nặng nghiệp báo loài người, đă đan vào da thịt của các cơ chế tôn giáo, khiến cho việc tháo gỡ các đối nghịch trở nên khó khăn phức tạp vô cùng. Thời đại của Thánh Chiến, của phong trào Thực dân t́m Thuộc địa đi đôi với chính sách cưỡng bách tôn giáo với chiêu bài khai hóa văn minh đă không c̣n nữa. Thế nhưng, âm hưởng của những áp bức, chèn ép bất công trong quá khứ vẫn c̣n, những jihah chính trị đầy mùi tôn giáo, những phiên ṭa xử kẻ phản đạo, vẫn tiếp diễn xẩy ra tại Trung Đông, Phi Luật Tân, Nam Dương Quần đảo, và Bắc Phi. Mối hận thù triền miên giữa người Palestine và dân Do Thái, bên ngoài là một vấn đề chính trị nhưng trong ḷng người dân hẳn phải có những mâu thuẫn tôn giáo ghim sâu vào đă từ cả ngàn năm trước.

 

Những bậc thiện tri thức của thế giới sẽ phải t́m ra lời giải cho bài toán rắc rối này. Một ư kiến đưa ra là phải tổ chức xă hội trong đó có sự tách biệt rơ rệt giữa các cơ chế chính quyền và các tổ chức tôn giáo. Hỗn hợp chính trị/tôn giáo không phải là một điều tốt. Thế tục hóa các cơ chế quốc gia, như được áp dụng tại một số quốc gia tân tiến trong đó có nhiều truyền thống tôn giáo song hành, có thể gíúp nhiều trong việc tránh những rắc rối v́ bất đồng tín lư. Tất nhiên đây, chỉ là một phần của bài toán. Người ta, nhất là các bậc lănh đạo tôn giáo, c̣n phải làm thêm nhiều nữa.

 

Nếu người ta tin vào sự khôn ngoan sáng suốt sẵn có của loài người th́ một ngày nào đó, không xa, khi mà tinh thần bao dung tôn giáo, bàng bạc trong đạo Phật, khi mà tư tưởng vượt biên giới tín ngưỡng của các ngài Dalai Lama, Thích Nhất Hạnh, Thomas Merton, A.M.A Sammy, Scott Brendan và nhiều vị khác, được thấm nhuần vào con người của những thế hệ sau, th́ không những các mâu thuẫn tôn giáo cơ thể tránh được mà các vết thương gây ra v́ bất đồng tín lư cũng sẽ được hàn gắn./.

 

Đào Viên -  (Tháng 3, năm 2001)

 


(1)   The Awakening of the West - Stephen Batchlor 1994

(2)   Tiếng Hải Triều trong Giáo Đường Im Lắng - Hoa Sen số 38 (10/99)

(3)   When you are a truly happy Christian, you are also a Buddhist; and vice versa. Living Buddha, Living Christ - T. Nhất Hạnh 1995

(4)   Christian Century số 113, Oct 1996 - Book Review- Leo D. Lefebure

(5)   Thats Funny, You Dont Look Buddhist - Sylvia Boorstein 1995