Ðừng gọi em là be' Cưng by--Lê Thúy Bảo Nhi.


Thời niên thiếu của tôi không có những vườn cây, không có
những do`ng sông, cũng không có sự vỗ vê` chăm sóc của mẹ cha.
Thời niên thiếu của tôi chĩ có những trưa hè lang thang trên hè phố
nóng bổng để khản cổ rao mời người qua lại mua dùm vé số, chĩ
có những buổi tối ngô`i bên mâm cơm chổng chơ bát canh rau nghe
ba mẹ chĩ chiết lẫn nhau hay những sáng rét cóng i` ạch chở hàng cho
mẹ. Vâng, tôi đả sô'ng một thời niên thiếu cơ cực và cay đắng. Sự
nghèo khổ, thiếu thốn đè trĩu lên tâm hô`n nhở bé của tôi. Vào
lớp học, tôi ngô`i thu lu trong góc lớp, cô đơn và đầy mặc
cảm. Tôi lẩn tránh thầy cô, bạn bè, tôi lẩn tránh tâ't cả mọi
người. Những đứa bạn cùng lứa tuổi,chúng có quần áo đẹp, có tiê`n
ăn bánh, có sự chăm sóc chiê`u chuộng của cha mẹ. Có đứa thật
ác, đả cười ngặt nghẽo khi thâ'y tay áo tôi sờn cũ, vai áo
tôi đắp một mảnh vá. Chúng cười nhiê`u hơn khi thâ'y đôi dép cột
đầy dây chi` của tôi, hay cây viết bơm cà khổ thĩnh thoảng phải
châ'm vào bi`nh mực mới viết được. Co`n thầy cô, ai cũng nghèo, giúp
được gi` tôi ngoài ánh mắt thương cảm khiến lo`ng tôi thương tổn nhiê`u hơn.

Ở gia đi`nh, ba mẹ tôi bâ't ho`a luôn vi` đông con mà lại
nghèo quá. Ba mẹ tôi cải vả nhau như cơm bữa và nhiê`u khi
trút tức giận lên bốn đứa con. Tôi và các em không mâ'y khi
yên ổn. Không hiếm những trận đo`n oan ức vô cùng mà phải cắn
răng nhịn khóc để khổi làm ba mẹ cáu thêm. Những đứa em tôi
kiếm cớ để lánh ra khổi nhà. Cũng như tôi, đứa bán báo. Có
bán hết rô`i cũng lang thang hoài không muốn vê` nhà.
Ừ, mà ở ngoài phố cũng sung sướng gi` đâu. Có những đứa trẻ
lang thang khác tụ tập thành bè đảng, vừa bán vé số vừa "chôm
chĩa" bâ't cứ cái gi` có thể bán được. Tôi không dám gia nhập
băng nào nên bị bắt nạt luôn. Chúng bu đến giật vé số của tôi
và ù chạy. Tôi la khóc rượt theo, chúng biến mâ't. Nếu có ai
đó tốt bụng rượt đuổi chúng giúp tôi, chúng liê`n thả xâ'p vé số
xuống mương rảnh dọc đường. Chúng ghét chị em tôi vi` chúng tôi
nói năng lễ phép, quần áo có vá nhưng sạch sẽ, khách thích mua của
chị em tôi hơn. Chúng ghét chị em tôi vi` chúng tôi cũng là những
đứa trẻ lang thang, chúng tôi không có quyê`n trong sạch hơn chúng.

Một hôm, tôi ngô`i nghĩ mệt trong một mái hiên, mắt cứ díp lại.
Ðêm qua, ba mẹ lại cải nhau, tôi phải qua một đêm thao thức
và đau khổ nên cơn buô`n ngủ giờ đây ập đến. Tôi mơ thâ'y
tôi đang mặc áo đẹp cùng các em đi dưới vo`m cây thật xanh và nô`ng
nàn hương hoa. Tự dưng nghe "huỵch" một cái, tôi mở choàng mắt.
Trước mặt tôi, một giỡ đô` của ai lăn lóc. Chưa kịp định thần
nhi`n kỹ thi` một mụ đàn bà béo ú nhào tới túm tóc tôi
la lớn: "Bắt được rô`i nha! Ăn cắp đô` của bà hả!? Bà
cho chết". Tay liê`n miệng nói, mụ tát vào mặt tôi bôm bốp làm
tôi nảy cả đom đóm mắt, máu mũi đổ ro`ng ro`ng, không kịp kêu oan lâ'y
một lời. Người qua đường xúm đến, mỗi kẻ một câu: "Ðánh chết quân
giật dọc đi!", "Ðem cho cảnh sát co`ng nó lại". Tôi khóc: "Oan cho con
lắm ông bà ơi!". Mụ béo càng đánh tôi mạnh hơn: "Chối hả? Chối hả?.
Tang chứng rành rành đây...". Tự dưng một thanh niên lao vào chụp tay
mụ lại, lớn tiếng:"Chưa biết cơ sự sao cô dám đánh người ta? Muốn
hầu to`a không? Tôi bán quầy sách bên kia đường, nảy giờ thâ'y nó ngủ.
Thằng ăn cắp kia hoảng chạy, ném giổ trước mặt nó thôi. Các người
ho` đo` lắm!". Trước vẻ tức giận của người thanh niên, mọi người tản
đi, co`n mụ béo cũng ôm giổ lẫn mâ't, để lại tôi cạnh người
thanh niên tốt bụng. Anh vẫn co`n tức giận, tay anh run lên: "Anh không
chịu được khi thâ'y ai đó đánh trẻ con". Rô`i anh rút khăn tay
lau nước mắt cho tôi: "Thôi bé cưng, nín đi nào, nín đi rô`i co`n đi
bán. Rảnh lại anh, anh cho đọc sách không mâ't tiê`n, chịu không?".
Anh dỗ dành mải, cuối cùng tôi cũng thôi không khóc nữa. Trước khi
tôi đi, anh co`n dẫn tôi đi kiếm mua cho tôi bịch bánh ngọt.
Mâ'y hôm sau, đi bán ngang qua quầy sách của anh, anh ngoắc lại
đưa cho tôi cuốn sách "Không gia đi`nh" của Héc-to-ma-lô. Tôi
nói: "Anh chưa biết tên em, không biết nhà em, lỡ em lâ'y luôn
cuốn sách, không thèm trả anh thi` sao?".
Anh cười: "Người ta sống phải biết tin nhau chứ bé cưng!".
Tôi đem sách vê`, đêm chong đèn đọc. Nhiê`u đoạn tôi thương Rêmi quá
khóc mướt. Dẫu sao tôi cũng co`n cha, co`n mẹ bên cạnh, co`n có
mái nhà trên đầu. Rêmi bâ't hạnh hơn tôi nhưng luôn lạc quan, mạnh
mẽ. Một đêm mà tôi đả đọc hết cuốn sách. Sáng hôm sau đem trả anh.
Anh ngạc nhiên hổi: "Không đọc hả? Không thích hả?". Tôi đáp là
đả đọc xong hết rô`i và sách hay lắm. Tôi tóm lược cốt truyện
cho anh nghe. Anh tỗ ra vui thích lắm: "Ôi! cô bé thông minh.
Em sẽ co`n tiến xa, thật xa đó". Anh hổi nhà tôi ở đâu,
tối hôm sau anh đến. Thâ'y cảnh nhà nghèo, mái lá rách nát, anh
nói với ba tôi: "Chủ nhật tuần sau con đem ít lá lại đây,
con với chú lợp lại cái mái". Ba mẹ tôi ngạc nhiên lắm.
Từ trước đến nay có mâ'y ai nói chuyện tử tế như vậy đâu.
Tóc ba tôi đả hoa râm, vậy mà nhiê`u thằng choi choi cứ gọi:
"Ê, xe lôi, lại đây coi!", nghe muốn quen tai. Anh co`n trẻ mà
nói năng thật lễ phép, hổi han thật chân ti`nh. Ba mẹ tôi quy'
anh lắm. Anh kể rằng ba mẹ anh bổ nhau từ lúc anh co`n nhở.
Anh sống với bà nội, nhưng bà anh cũng mâ't ba bốn năm nay
rô`i. "Con thèm một mái â'm gia đi`nh như bé Linh đây!"-anh chĩ
tôi - "Bé Linh thật ngoan ngoản và thông minh". Ba mẹ tôi nhi`n nhau
cảm động. Ba tôi nói: "Mai mốt rảnh rỗi mời cậu lại chơi. Thâ'y
cậu tử tế, tôi và bà nhà râ't quy' cậu". Từ đó anh như
một người anh lớn trong gia đi`nh tôi. Anh đến giúp ba tôi sửa
nhà, bổ củi. Anh kèm toán cho ba đứa em tôi và thường xuyên
cho tôi mượn sách. Tôi dần đọc qua: "Những người khốn khổ", "Dưới
ánh trăng", "Bi`nh minh mưa"...Anh dắt tôi đến với thế giới kỳ diệu
của văn chương, đến với những khát vọng cháy bổng, đến với khổ đau
tận cùng hay niê`m hạnh phúc lớn lao của con người...Anh lắng nghe
những nhận xét, những suy nghĩ của tôi rô`i góp thêm cho tôi nhiê`u
y' hay. Quầy sách của anh dần thành nơi "đàm luận" văn chương giữa
tôi và anh. Có lúc anh cố y' phản bác lại tôi, tôi hăng
hái bảo vệ y' tưởng, lập trường của mi`nh. Cuối cùng anh khen: "Hay,
hay lắm! Có thế chứ!". Anh xoa đầu tôi, thưởng cho tôi cái gi`
đó đả chuẩn bị sẵn trong hộc bàn, như thổi kẹo choccolate hay một
cây viết, một cuốn sổ nhở...chẳng hạn. Ðôi khi anh dẫn tôi và
các em tôi đi ăn kem ở công viên. Anh hiểu tâ't cả những
buô`n khổ và thiếu thốn của chị em tôi và hi`nh như anh muô'n
chia sẻ, bù đắp cho chúng tôi. Anh thường ôn tô`n khuyên tôi: "Bé cưng
hảy cố chui ra khỗi vổ ốc bâ'y lâu nay của mi`nh đi. Ðừng nhi`n
đời bằng cái nhi`n đầy nghi kỵ và chua chát nữa. Hảy ngẩng đầu lên,
nhi`n thẳng vê` phía trước. Hảy biết khẳng định mi`nh trước đả...". Tôi
nghe lời anh, ở lớp tôi chan ho`a với bạn bè, chăm chĩ học tập.
Tôi tiến bộ vượt bậc, nhâ't là môn văn. Lần nào phát bài luận
ra, tôi cũng được chín điểm và được cô đọc bài cho cả lớp nghe.
Ba mẹ tôi cũng vui vi` kết quả học hành của bốn đứa con
mi`nh, ít càu nhàu chúng tôi hơn. Ba tôi cũng dần bổ
rượu và những cuộc cải vả trong gia đi`nh cũng hiếm đi nhiê`u.
Anh đả đem đến cho gia đi`nh tôi một làn gió â'm áp, thân
thương. Có hôm mẹ tôi bệnh, anh chạy lo thuốc thang như người con
lớn trong nhà. Mẹ tôi hết bệnh, mẹ cầm tay anh mà khóc.
Tết, anh đến nhà tôi, tặng mâ'y chị em tôi quần áo mới, kẹo
mứt. Ba tôi nhận mà nước mắt rưng rưng.

Một chiê`u tháng năm, mưa lắc rắc, anh đến nhà tôi. Chẳng kịp cởi
áo mưa ra, anh gọi to: "Cô, chú ơi! Con xin được việc làm rô`i.
Con làm ở giàn khoan ngoài biển Vũng Tàu â'y". Ba tôi cười hô`
hởi: "Vậy chiê`u nay nhà ta ăn mừng nghen". Mẹ ủng hộ: "Tui đi
chợ liê`n đây. Tội nghiệp, cậu là kỹ sư tốt nghiệp loại khá mà
thâ't nghiệp lâu như vậy cũng buô`n". Co`n tôi, chưa bao giờ tôi nghĩ
mi`nh phải chia tay anh, người bạn lớn, người đả nâng đỡ vê` tinh
thần cho tôi suô't thời niên thiếu, tôi rơm rớm nước mắt. Anh vuô't
má tôi: "Thôi bé cưng, sao lại không mừng cho anh? Ðường đường là một
thanh niên trẻ khoẻ, một kỹ sư như anh lại ngô`i bán báo hoài
sao?". Tôi cố cười lên, nhưng miệng cứ méo xệch. Anh vỗ vê` "Thôi bé
cưng, anh đi để lại quầy sách báo cho em bán, đỡ vâ't vả,
lại có thời gian học. Cái miệng lanh như em, bán đắt cho coi.
Ðừng làm mưa nữa, anh hứa sẽ quay vê` mà".
Tôi tiễn anh đi. Trước khi xe chạy, anh vẫy tay "Tạm biệt bé cưng nha!
Hẹn ngày gặp lại bé sẽ ít khóc nhè hơn". Không ngờ chuyến đi đó
của anh thật lâu vi` mới làm việc có vài tháng, thâ'y anh có khả
năng nên người ta đưa anh qua Singapore học bốn năm nữa để thành
chuyên gia vê` dầu khí. Anh viết thư cho tôi luôn và hẹn sinh nhật
thứ mười bảy của tôi, anh sẽ vê` thăm và sẽ tặng cho tôi
một món quà thiệt đẹp. Với tôi, sự có mặt của anh đả là
một món quà quy' giá vô ngần rô`i. Nhưng tôi vẫn tham: tôi muốn
một món quà nữa là xin anh đừng gọi tôi là "bé cưng", "bé em"
gi` nữa. Tôi lớn rô`i chư' bộ. Mười bảy tuổi, đi học vê` "người ta"
cũng có vài chàng lẽo đẽo sau lưng. Mười bảy tuổi, "người ta"
đả biết suy tư và mong nhớ vu vơ...Sao anh không biết điê`u đó ?

L.T.B.N