Thập Tự Thủ - Thái Cực Quyền (Dương thức)

Thập Tự Thủ

Home



Tư thế trước đó
Động tác thứ nhất: Mủi chân trái xoay vào trong, đồng thời thân thể chuyển qua bên phải, tùy theo chuyển thể, hai cùi chỏ cong khúc lại phân ra hai bên, đem theo hai bàn tay đi đến trước gò má, cách gò má chừng hai nắm tay (của người luyện quyền); hai bàn tay vừa đi vừa "hơi "nội tuyền" làm cho lòng bàn tay hướng ra trước; hai cánh tay làm thành hình vòng; mắt tùy theo chuyển thể nhìn qua hai bàn tay và nhìn thẳng ra trước
Động tác thứ hai: Trọng tâm toàn bộ đi qua chân trái, chân phải gót chân nhấc lên trước, cho đến khi nguyên bàn chân nhấc lên, đưa về bên trái, hai chân ngang với vai, mủi chân đụng đất trước, rồi từ từ nguyên bàn chân chạm đất; rồi sau đó trọng tâm đi qua hai chân, từ từ đứng thẳng lên, hai đầu gối hơi cong, thành "khai lập bộ"; tùy theo trọng tâm đi về bên trái, hai bàn tay phân biệt hai bên trái phải, hạ xuống qua trước bụng, rồi vẻ một vòng cung đi lên, ôm chéo vào nhau ở trước xương vai, bàn tay phải ở ngoài, điểm giao chéo cách người chừng hai nắm tay rưởi; lúc hai bàn tay đi qua trước bụng, vẻ vòng cung đi lên, cánh tay "ngoại tuyền" làm cho lòng bàn tay từ từ xoay vào trong; mắt trước hết nhìn hai bàn tay vẻ vòng cung, đến lúc hai bàn tay giao xoa nhau thì nhìn thẳng ra trước

Yếu điểm:

1. Đương lúc mủi chân trái xoay vào trong đạp thực, gót chân phải tức thì từ từ nhấc lên, bên này xuống bên kia lên, đó cũng là một loại phương pháp tập luyện "phân thanh hư thực" (chia rõ hư và thực) trong bộ pháp. Đương lúc chân phải đạp thực rồi, rồi tiếp đó rùn xuống một chút, mủi chân trái tùy theo đó xoay vào trong

2. Nguyên động tác của chiêu Thập Tự Thủ, cần "thượng hạ tương tùy", cần bắt đầu đồng thời cử động, đồng thời hoàn thành, cốt là "hiệp điệu nhất trí"

3. Hai cánh tay "thập tự" phải có hình vòng, phải tung vai, chìm cùi chỏ, không được nhô vai hoặc đưa cùi chỏ lên.

4. Lúc hai chân đứng lên, mỗi bộ phận trên thân thể đều phóng tung




Previous
Next