Phiến Thông Bội - Thái Cực Quyền (Dương thức)

Phiến Thông Bội

Home



Tư thế trước đó
Động tác thứ nhất: Thân thể chuyển qua bên phải, thẳng lên, chân trái nhấc luị Đồng thời, bàn tay phải từ trước mặt đưa lên, vừa đi vừa "nội tuyền" làm cho lòng bàn tay hướng về bên phải, ngón tay chỉ lên. Nhãn thần thoáng đến bàn tay phải đưa lên
Động tác thứ hai: Chân trái bước về phía trước một bước, gót chân chạm đất trước, tùy theo trọng tâm đi qua chân trái mà toàn bàn chân đạp xuống thực; cong chân trái, duổi chân phải, thành "tả cung bộ". Đồng thời, cánh tay phải tiếp tục "nội tuyền", gập cùi chỏ, bàn tay phải gạt lên phía trên một vòng cung, đi đến mé bên phải trước trán, lòng bàn tay hướng ra ngoài; bàn tay trái đẩy ngang ra trước dọc theo cánh tay phảị Mắt nhìn thẳng về bên trái, nhãn thần thoáng đến bàn tay trái đẩy ra trước

Yếu điểm:

1. Lúc chân trái bước tới trước, chân phải phải "tọa thực", không được đứng thẳng lên, đặt chân xuống không được nhanh quá, tốc độ phải đều, và cũng dề phòng thân thể lắc lư hoặc chồm tới, ngửa lui

2. Biến thành "tả cung bộ", bàn tay trái đẩy ra trước, bàn tay phải gạt lên; ba động tác phải cùng nhất trí

3. Bàn tay phải gạt lên phải cần đề phòng không được nhô vai hoặc nâng cùi chỏ; lúc bàn tay trái đẩy ra, lòng bàn tay không được đối thẳng ra trước, và cần phải "tọa uyển"

4. Lúc làm động tác chiêu Phiến Thông Bội, thường thường dễ bị ưỡn ngực, thẳng taỵ Như vậy không phù hợp với yêu cầu là "kình dĩ khúc súc nhi hữu dư" (kình lấy cong và dồn lại mà có dư thế), và cũng không phù hợp với yêu cầu "hàm hung bạt bội" (hóp ngực dãn lưng). Tại sao gọi là "kình dĩ khúc súc nhi hữu dư": chính là cần động tác còn có chỗ duổi ra và co lạị Do đó mà làm bất kỳ động tác nào trong Thái Cực quyền, tay và chân đều không được duổi ra thẳng băng. Vòng cung cần phải tròn và đầy, mọi nơi đâu đâu cũng có thể "bát diện chi đáng" (tám phía đều đở hết)




Previous
Next