Nhãn - Thái Cực Quyền (Dương thức)

Nhãn

Home



Gọi là "Nhãn vi tâm chi miêu" (mắt là cái tâm của con mèo), tức là chỉ từ chỗ tròng mắt có thể nhìn ra tư tưởng của động tác ngay, chính như là trong hí kịch, y dạng lúc biểu diễn vũ khúc một cách truyền thần; Lúc tập luyện Thái Cực quyền, nhãn thần là một bộ phận trọng yếu trong bài quyền. Thử lấy một tỷ dụ ra làm phân tích nhãn thần ra saọ Như lúc từ thế bằng bên trái qua thế bằng bên phải:
thân thể chuyển qua bên trái, cùi chỏ trái hơi kéo lui phía sau bên trái, nhãn thần thoáng tới cánh tay trái
thân thể chuyển qua phải, cánh tay phải sắp đẩy ra, nhãn thần đi tới cánh tay phải
Đương lúc cánh tay phải còn chưa đỡ hết nhãn thần đã hơi thoáng tới nơi bàn tay phải sẽ đở đến
Đương lúc tay phải đở ra ngoài, mắt tuy đã nhìn thẳng ra trước, nhưng nhãn thần vẫn còn thoáng đến tay phải đở ra

Từ động tác trên mà nhìn, chúng ta thấy cũng không khó hiểu gì, ở quá trình của mỗi động tác, nhãn thần là phải kết hợp "tả cố hữu phân" (ngó trái, liếc phải). Nhưng liếc phải liếc trái không phải là không có quy tắc, cứ loạn liếc ngang dọc, mà là phải theo phương hướng chuyển động của thân thể thành nhất trí. Thực ra, có rất nhiều động tác chuyển thể mà như nếu trònh mắt không chuyển (mắt và gương mặt đồng một hướng), thì eo cũng khó mà uốn qua được; tức như là lúc sử chiêu "lý" kéo qua trái, tuy thân thể chuyển qua trái không nhiều lắm, nhưng nếu mà tròng mắt cứ nhìn chỗ cũ, thì thân thể tuy chuyển, cũng rất là quặt quoẹọ Do đó mà thấy rằng, nếu chuyển thể mà nhiều chút nữa, tức là không còn có cách nào mà xoay mình được. Ngoài ra, lúc làm "tả cố hữu phân", vẫn không được quên mất cái yêu cầu "hư lãnh đỉnh kình"; không thể vì cần phải nhìn qua nhìn lại rất là linh hoạt mà sản sinh ra hiện tượng lắc não rung đầu; cũng không được lúc cánh tay đang làm động tác ở trên cao hoặc ở phía dưới, mà sản sinh ra hiện tượng ngẩng đầu lên hoặc cúi đầu xuống; phải là "đỉnh đầu hệ" (đầu thẳng như bị treo) mà chuyển động và dùng nhãn thần thoáng qua lại, như vậy mới rõ được là vừa linh hoạt vừa có thần.

Lúc động tác sắp hoàn thành xong, tròng mắt phải cần trước hết đi đến chỗ bàn tay sẽ đến, cần phải có biểu hiện "dĩ nhãn lãnh thủ" (dùng mắt để dẫn bàn tay), cũng là để cho tròng mắt thành một biểu hiện cho "tâm" ý, và cũng là kết hợp "tiên tại tâm, hậu tại thân". Tỷ như trong sinh hoạt thường ngày, tâm lý muốn cầm một đồ vật gì, tròng mắt chung chung cũng nhìn đến vật ấy, rồi sau đó mới lại cầm lên, đạo lý cũng cùng là một thứ. Do đó, phàm động tác hướng về một phương hướng dự định nào đó, nhãn thần phải cần đi đến đó trước.

Tuy nhiên nhãn thần cần phải đến trước, nhưng không phải là như vậy là bỏ không để ý đến bàn tay nữa, mà vẫn phải nhìn tới động tác bàn tay đến chỗ cuối mới thôị Như vậy thì mới đem các phương diện của các động tác "thủ, nhãn, thân, pháp, bộ" đạt đến chỗ "nhất động vô hữu bất động, nhất tĩnh vô hữu bất tĩnh", ma ` làm cho hiệp điệu với nhaụ




Previous
Next