Thái Cực Quyền

Tám đặc điểm của Trần thức



Thái cực quyền là một loại quyền thuật ưu tú được sáng tạo và phát triển qua một thời gian dài trong các sinh hoạt thực tiễn. Qua hơn mấy trăm năm không ngừng được trau giồi trong các kinh nghiệm thực tiễn, người ta mới từ từ nhận ra được các quan hệ bên trong và các quy luật vận động. Quyền phổ Thái chực quyền lưu lại từ tiền nhân, tức là tổng kết của những kinh nghiệm thực tiễn nàỵ Quyền phổ là đường dây giúp cho chúng ta mài cứu Thái cực quyền, học tập càng ngày càng tiến triển hơn. Tuy nhiên bởi vì tiền nhân bị những hạn chế của thời đại, trong các lý luận cũng có chỗ không tới, do đó chúng ta cần tìm trong các thực tiễn, kết hợp những nhận thức mới tăng bồi vào kiểm nghiệm, trữ bỏ những điều không chính xác, tiếp thu những gì tinh hoa, tiến một bước nắm vững những lý luận chính xác, làm cho môn quyền thuật này càng giúp cho người ta được bảo trì sức khỏe tốt hơn. Do đó, lúc học Thái Cực quyền, mới bắt đầu là phải ráng giữ những lý luận chính xác trong quyền phổ, và hiểu rõ chỗ tinh yếu trong đó, rõ ràng mạch lạc, xong rồi từ những cơ bản đó mà phát triển ra, từ từ đi vào sâu hơn.

Tại quá trình của mỗi động tác trong Thái cực quyền, từ đầu đến cuối, đều thấm nhuần "âm dương" và "hư thực". Lúc biểu hiện ra trong lúc vận động, mỗi chiêu thức đều có "khai" (mở ra) và "hợp" (Đóng lại), "viên" (tròn) và "phương" (vuông), "quyển" (cuốn lại) và "phóng" (thả ra), "hư" và "thực", "khinh" (nhẹ) và "trầm" (chìm), "cương" và "nhu", "mạn" (chậm) và "khoái" (nhanh). Dương thức Thái cực quyền thi triển tốc độ bằng nhau, không có nhanh chậm như Trần thức; Trong các động tác có những hình thức khác nhau và đối lập thống nhất như tả hữu, thượng hạ, lý ngoại (trong ngoài), đại tiểu, và tiến thoái, đấy là nguyên tắc căn bản của Thái cực quyền.

Không những Thái cực quyền hình thức bề ngoài khác biệt, mà trong nội công cũng có chỗ yêu cầu đặc thù riêng. Lúc luyện Thái cực quyền, trước tiên cần dùng ý không được dùng sức mạnh, do đó bên trong Thái cực quyền là vận động ý khí, bên ngoài là vận động thần khí sôi động lên, cũng như nói là cần luyện ý, mà cũng cần luyện khí. Cái tính chất vận động ý khí này là chỗ tinh hoa của Thái cực quyền, và cũng là đặc điểm thống lãnh các đặc điểm khác. Ngoài ra, lúc luyện quyền, trong khi thân thể dãn dài cùng biến hoán thuận nghịch như kéo tơ, các động tác cần phải có biểu hiện được có thể nhu có thể cương và có nhiều tính chất đàn hồị Nói về động tác, yêu cầu "nhất động toàn động" (một cái động là tất cả đều động), "tiết tiết quán quán" (liên lạc từ đầu này qua đầu nọ), "tương liên bất đoạn" (dính nhau không dừng), "nhất khí kha thành" (một hơi là xong). Nói về tốc độ, yêu cầu có nhanh có chậm, nhanh chậm chen vào nhaụ Nói về lực lượng, yêu cầu có nhu có cương, cương nhu bổ nhaụ Nói về thân đứng và động tác, yêu cầu ngay thẳng không nghiêng, trong cái hư có thái thực, trong cái thực có cái hư, trong cái "khai" ngụ cái "hợp" và trong cái "hợp" ngụ cái "khai". Những điều kiện trên đã đầy đủ, sau đó Thái cực quyền mới được phát huy đầy đủ các tác dụng đặc thù của nó. Trên phương diện thể dục, có thể tăng cường không những các khí quan vận động bên ngoài mà còn là nội tạng bên trong, còn có thể tăng cường năng lực chỉ huy ý thức, cũng chính là năng lực "dụng ý bất dụng lực", có thể chỉ huy khí chu lưu toàn thân thuận lợị Như vậy, vừa luyện được khí, mà cũNg luyện được ý, ý khí hổ tương tăng trưởng cường tráng, thân thể tự nhiên cường tráng. Đồng dạng, trên phương diện quyền thuật cũng có tác dụng riêng: có thể lấy "khinh" chế ngự "trọng", lấy "mạn" chế ngự "khoái", khắc chế tự nhiên, nắm giữ tự nhiên, lúc làm động tác tự nhiên "nhất động toàn động", "chu thân nhất gia" (toàn thân một nhà), đạt đến công phu quen kình "tri kỷ tri bỉ" và "tri cơ tri thế" (biết thời, biết thế).

Lý luận của Trần thức Thái cực quyền cùng các chi phái Thái cực quyền khác có chỗ giống, cũng có chỗ khác. Hiện giờ xin đem các đặc điểm của Trần thức Thái cực quyền giảng giải như sau:


Đặc điểm thứ nhất: Ý khí vận động

(1)Dĩ tâm hành khí, vụ lệnh trầm trước, nãi năng thu liễm nhập cốt;
(Lấy ý dẫn khí, cốt sao cho trầm, như vậy mới thu nhập được vào trong xương)

(2)Dĩ khí vận thân, vụ lệnh thuận toại, nãi năng tiện lợi tòng tâm;
(Lấy khí vận trong thân thể, cốt sao cho điều thuận, như vậy mới được tiện lợi như ý)

(3)Tâm vi lệnh, khí vi kỳ, khí dĩ trực dưỡng nhi vô hại;
(Ý ra lệnh, khí phất theo, khí sẽ được nuôi dưỡng chính đại mà không có hại)

(4)Toàn thân ý tại thần, bất tại khí, tại khí tắc đái;
(Toàn thân ý là ở thần, không phải ở khí, ở khí là bị trì trệ)


Đặc điểm thứ hai: Đàn tính vận động

(1)Hư lĩnh đỉnh kình, khí trầm đan điền;
(Đỉnh kình dẫn hờ lên thẳng, khí trầm xuống đan điền)

(2)Hàm hung bạt bội, trầm kiên đọa trửu;
(Ngực thu vào, lưng dãn ra, vai trầm xuống, cùi chỏ chìm)

(3)Tung yêu viên đáng, khai khóa khuất tất;
(Thả lỏng eo lưng, tròn ?, khai hông, khuỷu đầu gối)

(4)Thần tụ khí kiểm, thân thủ phóng trường;
(Thần ngưng tụ, khí thu kiểm, thân và tay chân thả dài ra)


Đặc điểm thứ ba: Thuận toại triền ty (kéo tơ) mà loa tuyền (xoáy vòng) vận động

(1)Vận kình như trừu ty;
(Vận kình như rút tơ)

(2)Vận kình như triền ty;
(Vận kình như kéo tơ)

(3)Nhiệm quân khai triển dử thu kiểm, thiên vạn bất khả ly thái cực;
(Bạn có khai triển hay thu hợp lại, ngàn vạn lần không được ly khai thái cực)

(4)Diệu thủ nhất vận nhất thái cực, tích tượng hóa hoàn quy ô hữu;
(Tay diệu thủ vận một lần là một thái cực, tung tích hóa xong là không còn gì nữa cả)


Đặc điểm thứ tư: Lập thân trung chính, thượng hạ tương tùy mà vận động

(1)Ý khí tu hoán đắc linh, nãi hữu viên hoạt chi thú, sở vị biến chuyển hư thực tu lưu ý dã;
(Ý khí phải đổi cho linh hoạt, mới có cái thú tròn trịa hoạt bát, tức là biến chuyển phải có hư và thực, nhớ lưu ý)

(2)Hư thực nghi phân thanh sở, nhất xử hữu nhất xử hư thực, xử xử tổng hữu thử nhất hư nhất thực;
(Hư và thực phải phân biệt cho rõ ràng, mỗi chỗ có một hư và một thực của chỗ đó, chỗ nào cũng chắc chắn có một hư và một thực)

(3)Lập thân tuy trung chính an thư, chi đáng bát diện; thượng hạ tương tùy nhân nan xâm;
(Thân thể phải giữ cho ngay thẳng an nhàn và thư thả, đở hết cả tám phía; trên dưới đi với nhau kẻ ngoài không xâm phạm vào được)

(4)Vĩ lư chính trung thần quán đỉnh; thượng hạ nhất điều tuyến
(Xương cụt ở dưới thẳng đứng, thần đi thẳng lên trên; trên dưới một đường thẳng)


Đặc điểm thứ năm: Yêu tích đái đầu (eo lưng xương sống làm đầu)

(1)Yêu tích vi đệ nhất chủ tể, nhất động vô hữu bất động;
(Eo và xương sống là chủ tể số một, cái gì động là hai thứ đó đều động)

(2)Chu thân tiết tiết quán quán, vô sử ty hào gián đọan;
(Chu thân liên quán với nhau, không được để bị gián đọan)

(3)Dục yêu chu thân nhất gia, tiên yêu chu thân vô sở khuyết sủng;
(Muốn chu thân là một nhà, trước tiên chu thân phải không có chỗ thiếu hoặc lõm)

(4)Hành khí như cửu khúc cầu, vô vi bất đáo;
(Hành khí như trái cầu chín khúc, không có chỗ nhỏ nào là không tới)


Đặc điểm thứ sáu: Thao thao bất tuyệt

(1)Vãn g phục tu hữu chiết điệp, tấn thoái tu hữu chuyển hoán;
(Qua lại phải có gập và lấn tới, tiến và lui phải có chuyển hoán)

(2)Thu tức thị phóng, phóng tức thị thu;
(Thu lại tức là phóng ra, mà phóng ra cũng là thu lại)

(3)Kình đoạn ý bất đoạn, ý đoạn thần khả tiếp;
(Kình bị cắt ngang, ý không bị cắt, ý bị cắt, thần có thể tiếp nối)

(4)Như trường giang đại hà, thao thao bất tuyệt, nhất khí kha thành;
(Như sông dài biển rộng thao thao bất tuyệt, một hơi là thành)


Đặc điểm thứ bảy: Cương nhu tương tế mà vận động

(1)Vận kình như bách luyện cương, hà kiên bất tồi, cực nhu nhuyễn, nhiên hậu cực kiên cường;
(Vận kình như thép luyện trăm lần, kiên cường nào mà không bị phá, cực kỳ nhu nhuyễn, xong rồi mới cực kỳ kiên cường được)

(2)Ngoại tháo nhu nhuyễn, nội hàm kiên cường, thường cầu nhu nhuyễn chi vu ngoại, cửu chi tự khả đắc nội chi kiên cường; phi hữu tâm chi kiên cường, thực hữu tâm chi nhu nhuyễn dã;
(Bên ngoài tập nhu nhuyễn, bên trong hàm kiên cường, lúc nào cũng là nhu nhuyễn phía ngoài, lâu ngày rồi bên trong tự nhiên được kiên cường; không phải có ý kiên cường, mà thực có ý nhu nhuyễn thôi)

(3)Thái cực quyền quyết bất khả thất chi miên nhuyễn. Chu thân vãng phục, dĩ tinh thần ý khí vi bản, dụng cửu tự nhiên quán thông yên;
(Thái cực quyền không được bỏ mất cái nhu nhuyễn, chu thân qua lại, lấy tinh thần ý khí làm căn bản, lâu ngày tự nhiên mà hiểu ra thôi)

(4)Vận kình chi công phu, tiên hóa ngạnh vi nhu, nhiên hậu luyện nhu thành cương. Cập kỳ chí dã, diệc nhu diệc cương. Cương nhu đắc trung, phương kiến âm dương. Cố thử quyền bất khả dĩ cương danh, diệc bất khả dĩ nhu danh, trực dĩ thái cực chi vô danh danh chi;
(Công phu vận kình là: trước tiên bỏ ngạnh mà lấy nhu, sau đó rồi luyện nhu để thành cương. Đến lúc đó, vừa nhu vừa cương. Cương nhu cùng ở trong, mới biết âm và dương. Do đó quyền thuật này không thể gọi là cương, mà cũng không thể gọi là nhu, đành lấy tên "thái cực" mà đặt cho nó)


Đặc điểm thứ tám: Khoái mạn tương gián mà vận động

(1)Động cấp tắc cấp ứng, động hoãn tắc hoãn tùy;
(Động mà nhanh thì ứng biến nhanh, chậm lại thì tùy theo mà chậm lại)

(2)Bỉ bất động, kỷ bất động; bỉ vi động, kỷ tiên động;
(Bên kia không động, mình cũng không động; bên kia hơi động, mình đã động trước)

(3)Sơ học nghi mạn, mạn bất khả si ngốc; tập nhi hậu khoái, khoái bất khả thác loạn;
(Mới học nên chậm, chậm nhưng không được si ngốc; tập rồi chuyển qua nhanh, nhanh mà không được loạn xạ sai lầm)

(4)Hình kháng ngũ nhạc, thế áp tam phong, do từ nhập tật, do thiển nhập thâm;
(Trông hình có thể kháng cự với ngũ nhạc, xem thế có thể đè bẹp ba núi, từ chậm đến nhanh, từ thô thiển đến cao thâm)