Trần viết
Ðại Hưng
Những sự chống đối đầu tiên mà người ta ghi nhận được là có sự phản kháng của những nhà văn, trí thức trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Nguyên ủy của phong trào này có thể bắt đầu từ ngày 20 tháng 2 năm 1956, Krushchev đọc bài diễn văn hạ bệ Stalin. Tuy bài diễn văn này đọc trong một khóa họp bí mật, nhưng tài liệu đó cũng lọt ra ngoài, và không bao lâu toàn thể thế giới đều biết. Không khí chống Ðảng dưới hình thức chống Stalin bắt đầu. Vào khoảng tháng 3 năm 1956 nhà xuất bản Minh Ðức ở chiến khu về cho ra một cuốn sách nhan đề là " GIAI PHẨM 1956". Trong cuốn sách này có nhiều bài nêu lên những thối nát của chế độ. Phùng Quán viết một bài nhan đề là " Cái chổi quét rác rưởi" trong đó ông nói rằng chế độ miền Bắc đầy những rác rưởi dơ bẩn và anh, lấy tư cách là nhà văn, tình nguyện làm rác rưởi quét cho sạch những rác rưởi đó. Những nhà thơ như Hoàng Cầm, Lê Ðạt, Trần Dần, nhà văn như Phùng Cung, Phan Khôi, những trí thức như học giả Ðào duy Anh, Luật sư Nguyễn mạnh Tường đều đóng góp tiếng nói để phê phán những đường lối sai lầm của Ðảng, nhất là những sai lầm nghiêm trọng trong chiến dịch cải cách ruộng đất.
Dĩ nhiên Ðảng tìm cách dập tắt ngay phong trào này. Ngày 15 tháng 12 năm 1956, Hồ chí Minh ký một sắc lệnh tước quyền tự do ngôn luận của báo chí và bắt phải phục vụ " công nông binh", phục vụ nền vô sản chuyên chính. Sau khi sắc lệnh được ban bố, những tờ báo phản kháng như Trăm Hoa, Ðất Mới, Giai Phẩm đều chết không kịp trăn trối với độc giả. Tất cả những người tham gia vào phong trào chống đối này , người thì bị tù đày, người bị cô lập phải sống dở chết dở trong suốt mấy mưới năm trời . Xem thế mới biết chế độ Cộng Sản độc địa đến chừng nào.
Sự phản kháng lại chế độ Cộng sản tưởng như hoàn toàn tàn lụi nhưng rồi năm 1979 có một người chạy vào Tòa Ðại Sứ Anh ở Hà Nội để trao tập thơ " Hoa địa ngục" gồm 4000 câu thơ tố cáo chế độ Cộng Sản bằng những lời lẽ mạnh mẽ và dữ dội nhất. Sau này người ta mới biết người đó là nhà thơ ngục sĩ Nguyễn chí Thiện. Cộng sản quả đã thất bại trong chuyện đàn áp sự phản kháng của người dân mà sự phản kháng của Nguyễn chí Thiện là một bằng chứng hùng hồn hiển nhiên nhất.
Và từ năm 1979 ngày càng có nhiều tiếng nói đối lập lên tiếng để phê phán những sai lầm của chế độ ngày càng đưa nhân dân và đất nước đến con đường cùng. Mới đây, ngày 21 tháng 2 năm 2001, Hòa Thượng Thích quảng Ðộ, trong " Lời kêu gọi dân chủ " gửi cho Ðảng Cộng Sản Việt Nam, thầy đã phê phán sự sai lầm của Cộng Sản Việt Nam như sau, "
Cuộc thí nghiệm Xã hội chủ nghĩa của Ðảng và Nhà Nước suốt 25 năm qua đã hoàn toàn thất bại. Thường tình, thất bại làm bài học cho thành công, thất bại là mẹ thành công như quần chúng lý luận. Nhưng điều nguy kịch hiện nay là Ðảng đang biến thất bại thành chủ nghĩa- chủ nghĩa thất bại- để thống trị dân lành. Ðây không còn là sự sai lầm nữa, mà là tội ác trước lịch sử và trước sinh mệnh của tuyệt đại quần chúng." Cái nguyên tác " sai thì sửa’ của Cộng Sản đã không còn hiệu lực vì bản chất của chế độ đã sai từ bản chất. Nhà đối lập Hà sĩ Phu đã nói thẳng đến bản chất sai trái của Cộng sản Việt Nam: " Không phải như Cộng Sản thường nói rằng chủ nghĩa luôn luôn đúng, chỉ có con người thi hành sai. Ý thức hệ Cộng sản sai lầm ngay từ căn bản. Phải từ bỏ ý thức hệ đó thì mới xây dựng được đất nước."
Sau khi đất nước lụn bại nhiều năm vì phương thức xây dựng xã hội chủ nghĩa, lãnh tụ cao cấp Ðảng là Trường Chinh đưa ra khẩu hiệu , " Ðổi mới hay là chết ". Trong lúc tiến hành đổi mới như vậy, Ðảng phần nào tháo gỡ sự kềm kẹp đối với văn nghệ sĩ, trí thức và những văn nghệ sĩ , trí thức này nương theo đà đổi mới và tung ra những bài viết, những cuốn sách " động trời " làm lung lay chế độ. Cuốn sách " Ly Thân" của Trần mạnh Hảo, một cuốn sách chửi Cộng Sản tới nơi tới chốn, vừa ra đời là bị tịch thu ngay. Trần huy Quang chửi xéo Hồ chí Minh qua truyện ngắn" Linh Nghiệm"; Nguyễn huy Thiệp xỏ xiên Hồ chí Minh qua đoạn văn cuối cùng của truyện ngắn " Vàng lửa": Triều Nguyễn là một triều tệ hại, đó là một triều để lại nhiều lăng" ( Ai cũng ngầm hiểu " Nguyễn " đây không ai khác hơn là " Nguyễn tất Thành" ); rồi đến Dương thu Hương với " Những thiên đường mù " và những lời phát biểu nẩy lửa làm bạo quyền Cộng sản choáng váng. Nhà trí thức lý luận thiên tài Hà sĩ Phu tung ra mấy bài viết lý luận làm bạo quyền phải tung cả một lực lượng cán bộ ra chống đỡ những bài viết của Hà sĩ Phu. Tiếc rằng họ quá hèn hạ, không bao giờ dám đăng bài Hà sĩ Phu để từ đó phê phán mà chỉ trả lời với cung cách thô bạo kèm theo với luận điệu " cả vú lấp miệng em" quen thuộc cố hữu. Phải nhớ là Hà sĩ Phu chỉ mới lưu truyền những bài viết của mình trong giới anh em cầm bút thôi mà đã gây được sự chấn động mạnh mẽ như thế. Cái giá phải trả là nhà văn Dương thu Hương và nhà lý luận Hà sĩ Phu bị bắt vào tù với tội danh " chống phá tổ quốc xã hội chủ nghĩa và nhân dân". Ðối với bạo quyền, chúng chỉ có một chuyện làm duy nhất để dập tắt những tiếng nói của lương tri, của lẽ phải là dùng bạo lực, tù đày để trấn áp. Dĩ nhiên ở Việt Nam cũng có những nhà văn, những nhà lý luận có những tư tưởng như Dương thu Hương, như Hà sĩ Phu nhưng họ không dám nói ra vì sợ. Phê phán chính quyền trong chế độ Cộng Sản coi như chuyện vào tù là chuyện phải đến. Nói như thế để chúng ta phải vinh danh những người dám nói lên tiếng nói của lương tri và lẽ phải như Dương thu Hương và Hà sĩ Phu. Riêng trường hợp Trần mạnh Hảo thì đáng buồn và chê trách vì sau khi cho ra đời cuốn " Ly Thân" làm đồng bào khắp nơi mến chuộng vì thấy Trần mạnh Hảo dám nói thẳng, nói thật và nói hết những oan trái, bất công trong chế độ Cộng Sản, Trần mạnh Hảo giờ đây lại trở thành tên lính xung kích hung hãn trên mặt trận văn hóa của bạo quyền. Anh ta tuyên bố những câu như " Thơ văn cách mạnh mà không có máu là không hay, không giá trị" làm nản lòng những người đã có một thời ái mộ anh. Dĩ nhiên anh ta bị Cộng Sản mua chuộc và chỉ có những người thiếu liêm sĩ và mất tư cách như Trần mạnh Hảo mới trở lại làm cái loa tuyên truyền cho một chế độ dối trá, gian ác như chế độ Cộng Sản. Ðúng là dò sông dò biển dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng nhà văn " phản phé" như Trần mạnh Hảo. Rồi đây, với thời gian , Trần mạnh Hảo cũng sẽ bị đào thải bởi vì trong cuộc đời mà nhà văn không theo đuổi cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ để từ đó thăng hoa con người mà đi làm tay sai cho chế độ cầm quyền thì sớm muộn gì nhà văn ấy cũng bị quần chúng khinh chê và thời gian đào thải. Anh không còn là một nhà văn đúng nghĩa khi anh là một thợ viết làm việc theo chỉ thị của cấp trên. Cấp trên đây là một chế độ dối trá, xấu xa thì làm sao chỉ thị cho nhà văn có những tác phẩm mang tính nhân bản, đẹp đẽ cho được. Số phận của thợ viết chỉ có một việc duy nhất phải làm là " ăn cơm chúa phải múa tối ngày" mà thôi ! Ðộc giả quý mến Trần mạnh Hảo qua " Ly thân " bao nhiêu thì lại khinh rẻ với vai trò tên lính xung kích hèn hạ của anh bây giờ bấy nhiêu. Phong trào " đổi mới" do Tổng bí thư Nguyễn văn Linh đề ra chưa được bao lâu thì Ðảng Cộng Sản đã bị "cảm lạnh" bởi luồng gió đổi mới và Ðảng ra tay kềm kẹp lại giới văn nghệ sĩ, trí thức. Tất cả coi như bị lùa vào chuồng, vào trại sáng tác để có thể đẻ những những điệu văn, vần thơ có mùi " mác xít". Không xuất bản được đứa con tinh thần của mình trong nước, nhiều nhà văn đối lập phản kháng đã cho xuất bản sách mình ở hải ngoại. Ðiển hình là Dương thu Hương với " Tiểu thuyết vô đề ", Tiêu Dao Bảo Cự với " Nửa đời nhìn lại", những bài viết và phát biểu của Hà sĩ Phu sau ngày Hà sĩ Phu ra tù được phổ biến ở môi trường sách báo và Internet hải ngoại. Dĩ nhiên những bài lý luận của Hà sĩ Phu thuộc loại cấm kỵ, " phản động". Ðối với một người phàm phu tục tử, đói ăn là chuyện thiết yếu tối thượng cần phải thỏa mãn, còn đối với những người học thức như nhà văn, trí thức, nhà lý luận, đói thông tin, tri thức cũng làm họ khổ sở không kém và họ tìm đủ mọi cách để thâu thái kiến thức để rồi qua quá trình suy luận, trăn trở , họ phải cho ra đời đứa con tinh thần dù sự ra đời ấy mà bản thân họ bị trù dập, tù đày, thậm chí có thể dẫn đến chuyện mất mạng. Trí thức bao giờ cũng là vốn quý của dân tộc, kiến thức của họ dùng để vạch cả một con đường cho dân tộc đi lên đễ tránh tình trạng lạc hậu, trì trệ cho đất nước. Trong một chế độ chuyên trù dập trí thức như ở Việt Nam, trí thức là cái gai mà chế độ cần trù dập, loại trừ vì bản chất của những tên lãnh đạo là những tên vô học và vô học khó mà đứng chung một chiến tuyến với người có học vì người có học luôn phê phán những hành động sai lầm, ngu xuẩn của dân vô học. Lãnh đạo vô học còn sợ thành phần có học tranh giành địa vị lãnh đạo mà chúng đang giữ.
Bởi vậy ta không lạ gì khi nghe tên lãnh tụ vô học Mao trạch Ðông tuyên bố, " Trí thức không có giá trị bằng cục phân". Hai lãnh tụ vô học của Bắc Hàn là Kim nhật Thành và Kim chính Nhật cũng không bao giờ tạo điều kiện cho những người có học lên cầm quyền mà chỉ trao quyền theo kiểu " cha truyền con nối". Mao trạch Ðông cũng như hai cha con Kim nhật Thành và Kim chính Nhật đã đưa hai đất nước Trung Hoa và Bắc Hàn đến mức độ thảm thương như thế nào thì ai cũng đã nhìn thấy. Cho dù Ðặng tiểu Bình có cởi mở chính trị cho đời sống kinh tế của dân khá hơn một tí thì đừng ai quên rằng Ðặng tiểu Bình chính là tên đồ tể tàn sát mấy ngàn sinh viên ở Thiên an Môn và vì không sống nổi dưới chế độ Ðặng tiểu Bình mà nhà văn Cao hành Kiện phải đi sống lưu vong ở Pháp và vừa đoạt giải Nobel văn chương năm 2000. Cao hành Kiện cũng đã nặng lời phê phán tận tình cái chế độ sắt máu của Trung Cộng đối với nhân dân Trung Hoa. Nói ra điểm này để thấy chúng ta không nên quá ca tụng Cộng Sản lúc chúng cải cách kinh tế. Cải cách kinh tế không có nghĩa là cải cách chính trị và nhà máy cầm quyền Cộng Sản sẵn sàng dùng súng đạn để đàn áp ngay khi thấy chế độ của chúng bị đe dọa.
Sự đòi hỏi dân chủ và sự thúc đẩy cải cách chính trị tại Á châu chủ yếu đến từ những lực lượng xã hội tạo ra áp lực trồi lên trên từ những thành phần phía dưới của xã hội. Tuy nhiên ở Việt Nam thì khác, sự thúc đẩy cải cách chính trị không đến từ những giới lao động , sinh viên, hay quân đội nhưng đến từ những thành phần trí thức, tôn giáo cũng như những người bất mãn trong giới cao cấp của Ðảng Cộng Sản. Nhữõng người Cộng Sản thuộc tầng lớp lãnh đạo bất mãn như cựu tướng Trần Ðộ, cựu Ðại Tá Phạm quế Dương, ủy viên bộ chính trị Trần xuân Bách; họ bất mãn vì mức độ phát triển trì trệ cũng như viễn cảnh đen tối của tương lai đất nước. Họ phải lên tiếng vì lương tri không cho phép họ im lặng. Và khi lên tiếng như vậy họ hiểu là họ phải trả giá bằng sự trù dập, đày đọa của chính quyền Cộng Sản đương thời. Trần xuân Bách bị đuổi ra khỏi Bộ chính trị, Trần Ðộ bị đuổi ra khỏi Ðảng, điều đó đã nói lên cái hệ quả tất yếu của những người muốn nói lên sự thật ở Việt Nam. Khi lên tiếng phê phán chế độ, họ đã vô hình chung đứng vào thành phần đối lập phản kháng lại chính quyền chứ chính quyền Cộng Sản không coi họ là những người dân yêu nước muốn góp ý cải tổ cho nước nhà được no ấm và dân chủ hơn.
Từ sau năm 1975 còn có một số thành phần những nhà tu hành đứng lên phản kháng chính quyền bên cạnh những trí thức và những văn nghệ sĩ. Linh mục Nguyễn văn Vàng ( Lâm Ðồng) đứng trong Mặt trận liên tôn bị bỏ tù đến chết. Hòa Thượng Huyền Quang bị lưu đày về Quảng Ngãi, Hòa Thượng Quảng Ðộ bị tống ra Thái Bình vì không đồng ý chuyện sát nhập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào với giáo hội do nhà nước chỉ huy. Trong cuốn sách " Nhận định về tội ác của Cộng Sản đối với Phật Giáo và dân tộc" , Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ có kể lại một buổi họp ở Viện Hóa Ðạo, trong đó thầy đã phát biểu như sau:
" .. Kính thưa toàn thể quý vị. Chắc quý vị cũng như tôi đều thấy rõ hiện nay con thuyền GHPGVNTN đang lênh đênh giữa biển khơi và gặp sóng to gió lớn, chưa biết sẽ chìm lúc nào. Vậy, nếu những ai trong quý vị có mặt ở đây hôm nay cảm thấy nguy nan sợ hãi và muốn bước sang thuyền khác (ý nói giáo hội Quốc Doanh, lời người viết chú thích) để thoát thân. thì xin quý vị ấy cứ tự do, không ai ngăn cản cả. Nhưng tôi chỉ xin quý vị ấy một điều là: trước khi bước sang thuyền khác, quý vị cứ để mặc con thuyền Giáo Hội ( Thống Nhất, lời chú) lênh đênh trôi giạt trong sóng gió với những người còn ở lại trên đó, họ sẽ cố sức lèo lái, nếu may mắn vượt qua cơn nguy nan mà đến được bờ bình an thì họ sống, còn nếu chẳng may con thuyền chìm thì họ cũng sẵn sàng chết theo nó, chứ quý vị đừng đang tâm nhận chìm con thuyền của mình mà có lần đã từng đưa quý vị đến bờ danh vọng, lợi lộc, trước khi bước sang thuyền khác. Tôi chỉ xin quý vị có thế thôi. Tôi dứt lời và xin cảm ơn quý vị." Khi tôi nói xong thì cả trong hội trường và ngoài sân, ngoài các hành lang nổi lên những tràng pháo tay vang dội...."Ngay từ sau năm 1975, thầy Quảng Ðộ đã chứng tỏ sự cứng cỏi của mình trong cương vị lãnh đạo giáo hội. Ngay sau năm 1975, có 12 tăng ni ở Cần Thơ đồng loạt tự thiêu để phản đối sự đàn áp tôn giáo của Cộng Sản. Cộng Sản đưa thầy Quảng Ðộ xuống Cần Thơ và yêu cầu thầy ký vào biên bản nói rằng những sư sãi, tăng ni tự thiêu là do hủ hóa với người ngoài để rồi sau đó vì xấu hổ mà tự hủy mình. Sau khi điều tra mọi chuyện, thầy dứt khoát không ký. Có nhìn thấy điều này mới thấy cái dũng của một bậc lãnh đạo Phật giáo có nhiều uy tín là thầy Quảng Ðộ. Càng ngày tăng ni và dân chúng tụ tập quanh thầy đông hơn vì họ biết rằng họ đã tìm được người lãnh đạo uy tín xứng đáng để dẫn dắt đất nước và nhân dân qua cảnh lầm than.
Hai Ðại Ðức hồi đó là Tuệ Sĩ và Trí Siêu cũng vùng lên tranh đấu. CảÛ hai bị bắt và bị đưa ra tòa cuối tháng 10 năm 1988 và bị kết án tử hình. Cộng sản cho phép hai thầy làm đơn xin khoan hồng. Cả hai đều khẳng khái bác bỏ chuyện xin khoan hồng. Trước tòa, Ðại Ðức Trí Siêu khẳng khái lên tiếng:
" Trước sự đau khổ của đồng bào, chúng tôi không tiếc mạng sống để dấn thân tranh đấu . Chúng tôi không cần nhận bất cứ sự khoan hồng nào của nhà nước"
Cứ xem những lời phát biểu trên mới thấy cái đại hùng, đại lực, đại bi của một nhà tu. Cái can đảm của nhà tu cũng có thểà so sánh cái can đảm của một chiến sĩ anh hùng. Nếu người chiến sĩ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng thì nhà tu cũng coi cái chết như là một sự trở về, không có gì phải sợ hãi mà an nhiên tự tại chờ đón đó. Nếu hai người trong giới nhà binh là tướng Nguyễn khoa Nam và anh hùng Lý Tống đã chứng minh thế nào là sự can đảm của một người lính thì hai đại đức Trí Siêu và Tuệ Sỹ cũng chứng tỏ được cái tinh thần vô úy của nhà tu chân chính. Người tu sĩ chân chính vốn coi thường nhà tù, coi nhà tù như nhà tu.Thầy Tuệ Sỹ được thả ra năm 1999, trước khi thả, quản giáo yêu cầu thầy ký vào đơn xin chủ tịch nhà nước Trần đức Lương khoan hồng. Thầy dứt khoát không ký và tuyệt thực luôn 10 ngày để phản đối. Cuối cùng Cộng Sản chịu thua và thả thầy ra. Sau khi ra tù thầy tâm sự với báo Quê Mẹ ( số 147 tháng 9-0 năm 1988) về chuyện tuyệt thực như sau:
" ..Anh biết cho tâm trạng tôi trong nhà tù bưng bít. Tôi tuyệt thực một mình tui, không ai ủng hộ, không có báo chí viết, chết không ai hay. Tâm trạng của một người chiến đấu một mình trong cô đơn. Tuyệt vọng nữa! Nhưng không có con đường náo khác hết. Tự khẳng định mình! Anh phải hiểu như thế. Mình không thể làm cách nào hơn. Cái xác nhận là mình phải khẳng định mình.Tôi mong muốn rằng chúng tôi ở trong này không bị bỏ rơi! "
Có những vị chân tu như các thầy Huyền Quang, Quảng Ðộ, Tuệ Sỹ, Trí Siêu sẵn sàng dấn thân tranh đấu thì người ta mới thấy dân tộc và đạo pháp là một. Dân tộc đang lầm than, đau khổ thì đạo pháp cũng không thể thờ ơ đứng ngoài cuộc. Ðúng như thiền sư Khương tăng Hội phiên dịch trong Lục Ðộ Tập Kinh cũng đã khẳng định mối dây liên lạc giữa đạo pháp và thế gian" Bố tát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ xông vào nơi chính trị hà khắc để cứu dân khỏi nạn lầm than." Phật pháp bất ly thế gian là vậy. Cộng Sản thường phê phán là " nhà tu không nên làm chính trị" nhưng cái chính trị mà các tu sĩ tôn giáo theo đuổi để cứu nước cứu dân khác xa cái chính trị xôi thịt,bá đạo mà những con người tham sân si trên thế giới này vẫn thường theo đuổi. Sự đứng lên của Linh mục Nguyễn văn Lý nhằm tranh đấu cho quyền tự do là một chuyện làm can đảm đáng khâm phục. Chỉ tiếc rằng cha Lý còn lấn cấn với bề trên của cha vì bề trên của cha chưa dám đương đầu với Cộng Sản Việt Nam, chỉ muốn thỏa hiệp để tồn tại, thỏa hiệp để bảo vệ nước Chúa. Lịch sử Việt Nam sẽ khắc ghi sự can đảm đấu tranh của cha Lý cũng như sẽ phê phán cái thái độ nhu nhược hèn yếu của Giáo hội Thiên chúa giáo đối với Cộng Sản Việt Nam. Cho tới giờ này , hội đồng giám mục Việt Nam tại quê nhà cũng như ở hải ngoại đều không dám lên tiếng ủng hộ cha Lý, Phong trào giáo dân hải ngoại cũng thế, tìm cách tránh né làm người đại diện chính thức cho chuyện đấu tranh của cha Lý. Cho nên một số con buôn chính trị ở hải ngoại đã nhảy vào liên lạc với cha Lý để lèo lái cha đi theo con đường chính trị xôi thịt của họ. Ðã có chuyện email giả, thật xảy ra liên quan đến chuyện Linh mục Lý phê phán Tổng giám mục Phạm minh Mẫn làm mất uy tín cha Lý khá nhiều và làm cho chuyện đấu tranh của cha Lý mất đi hiệu lực không ít . Cha Lý phải từ Việt Nam gọi điện thoại ra nước ngoài để giải tỏa mọi nghi ngờ. Nếu cha Lý có một người trong giáo hội đại diện chính thức cho cha thì làm sao có những chuyện trật đường rầy như thế xảy ra được. Hy vọng bề trênâ của cha Lý ( Tòa thánh Vatican, hội đồng giám mục) sẽ thấy được chân lý của thời đại, sẽ cảm được cái đau của người dân Việt Nam để thẳng thắn, công khai, lên tiếng ủng hộ cha Lý để cuộc đấu tranh của cha sẽ tiến xa hơn. Còn nếu tòa thánh vẫn giữ một thái độ lạnh nhạt và dửng dưng với cuộc đấu tranh của Linh mục Lý thì sau này khi đất nước hết họa Cộng sản, người dân Việt Nam sẽ nhìn đạo Thiên Chúa với một con mắt ác cảm như vua chúa triều Nguyễn đã từng bày tỏ. Ðây là một chuyện nên tránh và hành động thiết thực cần phải làm bây giờ là tòa thánh phải mạnh dạn ủng hộ cuộc đấu tranh đòi tự do tôn giáo của một người con hiếu thảo và tận tụy của giáo hội là Linh mục Nguyễn văn Lý.
Cho đến ngày nay thì nhà nước đang ở thế thủ, bị động trước sự tấn công của những thành phần đối lập. Một Dương thu Hương gọi những tên Lê đức Anh, Ðỗ Mười, Võ văn Kiệt là những tên Mafia, gọi chế độ Cộng Sản là chế độ " man rợ", một Nguyễn đan Quế gọi những tên trong bộ chính trị là những tên " phản dân hại nước".Một Nguyễn văn Lý yêu cầu Ðảng Cộng Sản giải thể; một Thích quảng Ðộ lên án chính quyền Cộng Sản là "một chính quyền lệ thuộc nước ngoài, từ ý thức hệ đến cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, làm đảo lộn xã hội và nhân văn Việt, mà hậu quả là đẩy dân vào tròng ách nô lệ tinh thần và vật chất, làm suy thoái đạo đức và suy liệt quốc gia."; toàn là những lời tố cáo dữ dội và mạnh mẽ nhà nước và Ðảng Cộng Sản như thế mà Cộng Sản chẳng dám làm gì những tiếng nói đối lập trên thì biết chúng đang yếu thế như thế nào. Cho dù đầu tháng 3 năm 2001, Cộng Sản ra lệnh quản thúc Hà sĩ Phu và Linh mục Nguyễn văn Lý thì đó cũng chỉ làphản ứng yếu ớt. Nếu chuyện này xảy ra cách đây chừng 20 năm thì cha Lý và Hà sĩ Phu đi vào tù cải tạo mất rồi.
Nếu Cộng Sản còn chút khôn ngoan mà chịu bị đào thải trong một cuộc bầu cử công khai thì may ra chúng sẽ bảo toàn sinh mạng, còn nếu cứ ngoan cố và làm cho tình thế ngày càng căng thẳng đến lúc " tức nước vỡ bờ" thì ngày ấy chắc chúng sẽ không toàn thây với sự nổi dậy tràn lan và đầy phẫn nộ của quần chúng. Cộng sản chỉ còn hai lựa chọn nói trên mà không còn con đường nào khác. Bánh xe lịch sử đang chờ nghiến nát bộ máy hủ lậu, phản tiến hóa của Cộng Sản Việt Nam mà cho tới giờ phút này thì không có phương thức nào có thể cứu vãn nổi . Chính Cộng Sản cũng thú nhận tham nhũng đã trở thành quốc nạn và với bộ máy nhà nước vô sản cồng kềnh thiếu hiệu năng nên bất lực trong chuyện giải quyết vấn đề an sinh, sai trái của xã hội thì ngày cơ cấu sụp đổ cũng chỉ là vấn đề thời gian.
Trong cuộc điều trần về tự do tôn giáo trước Quốc Hội Hoa Kỳ, ngoài ba người Việt Nam là ông Võ văn Ái ( Phật Giáo), Linh mục Trần công Nghị ( Thiên chúa giáo) và bà Nguyễn huỳnh Mai ( Phật giáo Hòa Hảo), còn có sự góp mặt của Tiến sĩ Zachary Abuza của trường đại học Simmons. Ông đã nghiên cứu nhiều về hiện tình chính trị cũng như nhân quyền của Việt Nam mấy năm nay và mới đây có viết một bài nhan đề " Sự lớn mạnh của đối lập Việt Nam" ( The Rise of Vietnamese Dissidents) , trong đó ông phân tích rất rõ về nguyên nhân hình thành của đối lập. Tựu trung ông đưa ra những điểm chính yếu sau:
" Ðể đối phó với một nền kinh tế trì trệ và một đám đông quần chúng rã rời mệt mỏi vì cuộc chiến tranh vừa qua, Ðảng Cộng Sản Việt Nam đề ra một chính sách ngoại giao và kinh tế vào Ðại hội 6 vào tháng 12 năm 1986. Loại cải cách theo lối Trung Cộng này đã đề ra những cải cách cho thị trường và giảm bớt vai trò của đường lối chính sách của Trung ương. Thị trường được mở rộng ra và những cá nhân được cho phép tham gia làm ăn theo kiểu cá thể cũng như hoạt động trong thị trường lao động. Chính quyền khuyến khích xuất cảng và đầu tư từ nước ngoài mà tổng số tiền lên tới 16 tỉ tính đến năm 1998. Hà Nội vui vẻ nhìn mức độ tăng trưởng chừng 7% đến 8% trong thập niên đầu của chính sách đổi mới, và đặt quyết tâm trở thành một nền kinh tế hùng mạnh. Thêm vào đó, cũng có cởi mở thêm về chính trị và kết quả là có sự trao đổi sống động về mặt tri thức và chính trị và chuyện này kéo dài cho đến khi sụp đổ của Cộng Sản Ðông Âu và Liên Xô cũ. Cho đến lúc ấy thay vì chịu những áp lực đòi dân chủ từ phía sinh viên, tôn giáo hay những nhân công, thử thách đối diện với Ðảng Cộng Sản Việt Nam đến từ những cán bộ cao cấp và những trí thức trong hàng ngũ của họ.
Cho dù Ðảng khuyến khích chuyện " dân chủ mở rộng" từ lúc khởi đầu là vào năm 1986, đó không phải là thứ dân chủ đa nguyên ( pluralism) mà Ðảng muốn cổ súy. Khi Tổng bí thư Nguyễn văn Linh nói đến " dân chủ hóa ", ông ta chỉ muốn nói đến chuyện cổ võ những cuộc thảo luận, bàn bạc về những chính sách trong phạm vi của Ðảng. Chuyện dân chủ đa nguyên không được thực hành, và tất cả những quyết định được làm bởi một số nhỏ những người lãnh đạo có tầm hiểu biết rất ít ỏi về những chi tiết hay những hoàn cảnh địa phương. Ðiều này dẫn đến chuyện kinh tế trì trệ. Cuộc đàm luận chính trị mà ông Linh đang theo đuổi chịu ảnh hưởng bởi những cuộc thảo luận ở Ðông Âu và Liên Xô. Những người lãnh đạo Việt Nam nghĩ rằng một hệ thống chính quyền đa đảng, dù Ðảng Cộng Sản giữ vai trò lực lượng chủ yếu, đã xuất hiện ở Hungary khi những đảng đối lập phát triển từ những " vòng tròn" cải cách không chính thức, thành lập bởi những viên chức địa phương kết hợp với nhau. Họ cũng quen thuộc với sự nhân nhượng của Gorbachev về những quan điểm chính trị khác nhau bao lâu " còn phục vụ sự nghiệp xây dựng xã hội." Sự sụp đổ của Cộng Sản ở Ðông Âu là một biến cố sửng sốt, choáng váng cho Hà Nội, giờ đây thì họ cho rằng nền chính trị đa nguyên đe dọa đến sự tồn tại của chế độ. Trung ương Ðảng đề ra chính sách " Ba không": không được quyền đặt vấn đề lãnh đạo của Ðảng Cộng Sản, không đặt vấn đề về sự đúng đắn của một đảng duy nhất điều hành nhà nước, và không được hoạt động tiến đến nền dân chủ đa nguyên. Trong lúc đó, quân sự công khai coi chuyện dùng " bạo lực cách mạng’" để chống giữ cho chế độ là một chuyện làm chính đáng.
Trong phiên họp trung ương vào tháng 3 năm 1990, một trong những cuộc họp dài và nhiều sóng gió nhất trong lịch sử Việt Nam, đã đưa đến kết quả là sự khước từ chuyện đa đảng hay sự cải cách dân chủ và loại trừ một ủy viên Bộ chính trị là ông Trần xuân Bách vì sự ủng hộ tích cực đòi cải cách chính trị của ông. Ông Bách đã cảnh cáo rằng, " Ðừng ai nghĩ rằng sự hỗn loạn chỉ xảy ra ở Âu Châu thôi chứ ở Á châu thì mọi chuyện đều êm ả...Tất cả những quốc gia theo xã hội chủ nghĩa hiện nay đều ở trong tiến trình tiến hóa để đi đến phía trước, có những khác biệt cần phải giải quyết, và cần phá vỡ sự trói buộc lâu đời đè nặng bấy lâu nay." Lời nhấn mạnh của ông Bách là " giữ gìn vững vàng sự yên ổn trong lãnh vực chính trị và kinh tế, đặc biệt là sự yên ổn về chính trị." Nhưng muốn làm được như vậy thì phải cải cách chính trị, dù không phải là hệ thống đa đảng. Trong bài diễn văn được phổ biến rộng vào tháng 12 năm 1989, ông khuyến khích Ðảng nên nhân nhượng về những sự khác biệt của tư tưởng chính trị. " Vẫn có cái gì đó không ổn trong lòng mọi người. Họ muốn có nhiều dân chủ và công bằng xã hội hơn." Không giống như những đồng nghiệp trong chính trị bộ, ông chế giễu cái ý tưởng cho rằng người ta có thể cải cách kinh tế mà không có thay đổi chính trị. Ðối với ông, sự giải phóng kinh tế chỉ có thể thành công nếu đi liền với sự giải phóng về chính trị : " Anh không thể đi một chân dài và một chân ngắn, và anh không thể đi bằng một chân." Ông nói như thế trong một cuộc phỏng vấn vào tháng giêng năm 1990.
Nhưng đối với sự đề phòng cao độ của Ðảng, những đường lối mà ông Bách cổ súy quá cấp tiến và do đó mà bị bài bác thẳng tay. Trung ương Ðảng quy trách sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Ðông Âu là do "những âm mưu của đế quốc và bọn phản động " gây ra hơn là do những yếu tố bên trong, và từ đó đề cao sự độc đảng của Ðảng vì lý do yên ổn chính trị cho đất nước: " Chỉ với sự yên ổn chính trị chúng ta mới có sự yên ổn mà phát triển kinh tế và những điều kiện xã hội, từng bước giảm bớt những khó khăn và nâng cao đời sống nhân dân."Kể từ năm 1989, hầu như không còn có cải tổ chính trị vì Ðảng cảm thấy bất cứ sự giải phóng tự do nào ( liberalization) cũng đưa tới sự mất mát thế đứng độc tôn về quyền lực và giảm bớt uy quyền hợp pháp của Ðảng. Sự không khoan nhượng của Ðảng ( intransigence) đã dẫn đến sự suy thoái trong sự ủng hộ và sự chính thống, thúc đẩy nhiều thành phần đảng viên bất mãn và những người bất đồng chính kiến ( dissidents) lên tiếng phê phán.
Việt Nam là một nước được điều hành bởi một đảng trong đó mọi hoạt động chính trị đều do Ðảng Cộng Sản độc quyền thao túng và ai mà thách thức Ðảng thì sẽ bị trù dập thê thảm. Thế thì tại sao những người đối lập ngày càng trở nên bạo dạn lên tiếng như vừa mới xảy ra gần đây? Tôi cho là có bốn lý do: Thứ nhất, Sự bài ngoại ( xenophobia)của chính quyền đã làm ngăn cản bất cứ cải cách chính trị nào. Giới lãnh đạo nhận ra hai mối nguy cơ chính. Ðầu tiên là sự đe dọa của Trung Cộng đối với tính toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.( territorial intergrity). Nói tóm tắt là giới lãnh đạo Việt Nam tin là người Tàu tập trung xây dựng nền kinh tế của họ để từ đó phô bày mối đe dọa lớn lao. Chuyện này làm cho giới lãnh đạo Việt tập trung những sự chú ý của họ và sự sợ hãi thứ hai, đó là bị lật đổ trong " diễn biến hòa bình " Ðó là sự sợ hãi cấu thành bởi sự phát triển của tiến trình dân chủ, nhân quyền và những giá trị phương Tây khác và điều này sẽ làm tiêu tan đi ý thức hệ Mác-xít- Lênin-nít-Hồ chí Minh và sự độc quyền của Ðảng. Bạch thư của Quân Ðội Nhân Dân năm 1998 tiết lộ rằng mối ưu tư nhất của quân đội về vấn đề an ninh không bắt nguồn từ biên giới phía Bắc: " Những âm mưu can thiệp vào nội bộ Việt Nam được che dấu, ngụy trang trong bộ mặt nhân quyền và dân chủ, sự xâm nhập vào quốc gia này bằng những phương tiện văn hóa và ý thức hệ, hoạt động lật đổ và phá rối trị an được làm với mục đích thay thế bộ máy chính trị và xã hội đương thời, tất cả đã là những mối đe dọa lớn lao cho nền an ninh và quốc phòng toàn quốc của Việt Nam." Nói tóm lại, Ðảng Cộng Sản quyết định không đầu hàng bất cứ thế lực chính trị nào. Sau khi chứng kiến với sự bàng hoàng lo sợ trong năm 1989 những gì xảy ra với những nước Cộng Sản Ðông Âu anh em, Ðảng dồn mọi nỗ lực để duy trì sự cai trị.
Thứ đến, có một sự phiền toái đã ảnh hưởng đến toàn bộ công cuộc đổi mới làm cho nó tàn lụi đi, dầu nó có những kết quả đẹp đẽ ban đầu. Trong lúc Hà Nội phấn khởi nhìn mức độ phát triển từ 7 đến 8% trong mấy năm liền, giờ đây theo sự đánh giá của ngân hàng thế giới, mức độ phát triển chỉ còn ì ạch ở mức 2%, và có lẽ còn thấp hơn nữa nếu chế độ không dám mạnh dạn đề ra những bước cải tiến và tái cấu trúc nền kinh tế. Sự ngần ngại cải thiện của Việt Nam rõ ràng đã một phần gây ra 60% suy giảm đầu tư ngoại quốc trong năm 1998. Tương lai phát triển kinh tế Việt Nam tùy thuộc vào sự cải cáchå liên tục và cụ thể. Những cải cách này, như chuyện tư –nhân-hóa những tài sản nhà nước, sẽ gây thử thách đối với quyền lực của nhà nước cũng như những trụ cột ý thức hệ của nó. Cuộc khủng hoảng kinh tế Á châu cũng có một hậu quả tai hại đối với nền kinh tế Việt Nam, vì phần lớn những đầu tư ngoại quốc và những bạn hàng buôn bán chính của Việt Nam là những nước Á châu, và sự tranh đua tan rã đi khi đồng tiền mất giá. Việt Nam không ứng phó tốt đẹp nổi với biến cố này. Những người bảo thủ trong cấp lãnh đạo Việt Nam đổ lỗi cho chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân gây ra biến cố kinh tế Á châu, trong lúc những người cải cách trách móc "chủ nghĩa tư bản thân thiện" tức những thị trường không toàn hảo và sự can thiệp quá đáng của nhà nước gây ra chuyện này. Trong hai năm rưỡi, Bộ chính trị không có quyết định chính yếu nào cả, chuyện này vốn bế tắc kể từ Ðại hội Ðảng lần thứ 8 năm 1996. Có sự chống đối mãnh liệt của giới lãnh đạo bảo thủ chiếm đa số trong Ðảng về những cải cách, do đó càng làm cho thành phần chống đối ngày thêm đứng về phía phe cấp tiến.
Một nguyên nhân nữa của sự phiền toái là những sự chống đối của nông dân khắp các vùng quê, đáng kể nhất là ở Thái Bình, nơi mà các viên chức địa phương chiếm đất cho bản thân, gia đình và bạn bè, cũng như áp đặt quá nhiều thứ " thuế" trên mọi chuyện, từ những trường học đến chuyện sử dụng đất đai. Ðiều này đã xảy ra từ năm 1997. Vùng đất căn cứ địa của Ðảng đã đứng lên chống đối đã gây ra sự sửng sốt nghiêm trọng trong giới trí thức. Nhiều người cho rằng Ðảng phải cải tổ đường lối cai trị hay tiếp tục mất đi sự ủng hộ thường tình và tính chính thống. Cho đến nay thì Ðảng vẫn đổ cho nỗi thống khổ của dân quê là do cán bộ xấu hơn là do chính sách dở.
Sự suy sụp kinh tế, bao gồm cả sự bỏ cuộc của những đầu tư ngoại quốc, cũng như sự nổi dậy chống đối của nông dân, đều quy vào một vấn đề: tham nhũng. Việt Nam có một cơ cấu hành chánh yếu kém và có quá ít những phương thức dùng để điều hành thị trường buôn bán. Kết quả là, viễn cảnh tham nhũng ngày một lan rộng. Theo sự tham dò của những cơ quan quốc tế, Việt Nam là một trong những nước tham nhũng nhất thế giới, tạo thêm từ 5 đến 15% vào giá công trình cho những nhà đầu tư ngoại quốc. Thủ tướng Võ văn Kiệt cũng đã từng than phiền, " Tình trạng tham nhũng cọng với sự thiếu khả năng, cửa quyền và thái độ hống hách, độc đoán, kèm theo với sự thiếu ý thức trách nhiệm ở rất nhiều cán bộ trong những bộ máy khác nhau của nhà nước ở tất cả mọi mức độ và mọi ngành...đã phá hoại..tiến trình đổi mới và mang lại sự bất tín nhiệm cho sự lãnh đạo của Ðảng." Ông David Chirot kết luận rằng yếu tố mạnh mẽ duy nhất dùng để hiểu sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản Ðông Âu là tham nhũng. Ðó là điều mà ông gọi là " sự biến chất, suy mòn toàn diện về đạo đức" của mô hình xã hội Cộng Sản Ðông Âu có lẽ đã trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với Ðảng Cộng Sản Việt Nam.
Cuối cùng, Việt Nam càng dễ bị tổn thương nhiều hơn nữa đối với những lực từ bên ngoài. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở cả hai nơi là Ðông Âu và Liên xô cũ, và sự phát triển kinh tế hùng hậu ở những nước láng giềng đã có những ảnh hưởng quan trọng đến Việt Nam. Khi đứng ra tổ chức Hội Nghị những nước nói tiếng Pháp ở Hà Nội vào tháng 11 năm 1997, Hà Nội cảm thấy áp lực nặng nề của Pháp đòi thả 40 nhà đối lập và chấm dứt sự kiểm duyệt báo chí, và chuyện này đưa đến kết quả là một đoàn truyền hình Pháp đã đến một trại giam nơi đang giam giữ một tù nhân chính trị nổi tiếng là ông Ðoàn viết Hoạt để quay phim. Vấn đề nhân quyền bao trùm mỗi buổi họp giữa Việt Nam và Mỹ. Giống như bà Ngoại trưởng Madeline Albright nói với những người khách Việt Nam trong một cuộc viếng thăm mới đây như sau: " Nhân quyền là một vấn đề vĩnh viễn cho chúng ta. Nó sẽ không biến đi đâu cả." Và dĩ nhiên mạng lưới toàn cầu Internet đã thay đổi cái cách người Việt Nam liên lạc với nhau và với hải ngoại, cùng với những người bất đồng chính kiến bên ngoài nước. Trong khi những lực bên ngoài sẽ không thay đổi bản chất hệ thống chính trị Việt Nam, chúng sẽ khuyến khích những sự phê phán.
Ai là những nhà đối lập?
Những lời kêu gọi cải cách chính trị trong nước Việt Nam gây được sự hứng thú cũng vì một số lý do. Trước nhất, chúng đến không phải từ ngoài Ðảng, mà đến từ bên trong và thường là từ những cấp cao nhất. Những nhà đối lập hàng đầu không phải là những kẻ bất mãn bị tước quyền hành mà thường là những đảng viên Cộng Sản lão thành có thành tích cách mạng không tì vết. Và không giống như những người bên ngoài chẳng có gì để mất khi thách thức nhà nước, những người đối lập Việt Nam có nhiều điều để mất lắm: chức vụ và địa vị của họ, cũng như quyền lợi của các con. Sự ngoại lệ lớn cho chuyện này là một vài người đối lập miền Nam, nhiều người trong họ thâu lượm được sự giác ngộ chính trị trong khi chống đối lại chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, rồi được cùng tham gia bởi cả nhà tu Thiên chúa giáo và các tăng lữ thuộc Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất vốn bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, những người này chống đối chính phủ kềm kẹp tôn giáo. Không giống như Ðông Âu, nơi là những lực của sự thay đổi là do những nhóm tự trị ( autonomous groups) trong xã hội, những nhóm này ở Việt Nam còn yếu kém lắm. Không có những phong trào lao động công khai hay ngầm ở Việt Nam. Hơn nữa, số lượng người vô sản ở thành thị còn quá ít. Ngay cả phong trào chính trị cấp tiến của sinh viên có thể tìm thấy ở Nam Hàn hay Nam Dương, thì ở Việt Nam lại thiếu vắng, một quốc gia trong đó chỉ có 2% dân số tốt nghiệp giáo dục cấp ba. Như một sinh viên tốt nghiệp nói với một nhà báo Tây phương như sau:
Những người ngoại quốc hỏi tại sao sinh viên Việt Nam không xuống đường như sinh viên ở Trung Cộng hay Nam Dương. Ðiều này đơn giản lắm. Nếu bạn ở trong đại học, bạn hoặc là con em của một cán bộ và bạn nghĩ rằng chế độ cũng tốt thôi. Hay gia đình bạn giàu có và đang hưởng lợi lộc từ hệ thống nhà nước. Hoặc bạn là con duy nhất của một gia đình nghèo được lần đầu vào đại học. Bạn sẽ không tiêu hủy cái cơ may của gia đình để có một cuộc đời tốt đẹp hơn bằng cách biểu tình đòi dân chủ.
Tôi đã nghiên cứu nhiều bài viết và quan điểm của 25 nhà đối lập nổi tiếng kể từ khi công cuộc Ðổi mới do Ðảng phát động từ năm 1986. Không còn nghi ngờ gì nữa là còn nhiều người bất đồng chính kiến nhiều hơn nữa. Ước lượng chừng " ít nhất là 54 người " ( theo thống kê của Hội Ân Xá Quốc tế ), cho đến 200( theo bộ Ngoại Giao ) hay trên 1000( theo những nhóm lưu vong). Trong cuộc ân xá của chủ tịch nước vào tháng 9 năm 1998 không thấy có những khuôn mặt đối lập nổi tiếng còn ở trong tù. Tuy thế, một số lớn người không đếm xuể vẫn còn trong vòng theo dõi canh chừng hay bị sách nhiễu bởi công an.
Trong số 25 nhà đối lập, có 16 người là đảng viên, 9 người bị tống ra khỏi đảng, và có hai trong số đó tự nguyện từ chức. Chỉ có bảy trong số những nhà đối lập bị tù đày khá lâu và trong số đó, đa số là người miền Nam không có quan hệ với Ðảng. Tuổi trung bình của những đối lập Việt Nam là khoảng chừng 60 hay quá hơn chút đỉnh. Tất cả là nam giới chỉ trừ hai người là đàn bà ( Hai người đàn bà này là nhà văn Dương thu Hương và Bác sĩ Dương quỳnh Hoa)ø. Tính theo phương diện địa lý, đa số họ là người miền Nam, dù có một số sống lưu vong ở Pháp và ở Mỹ. Họ đại diện cho một số lớn những nghề nghiệp rộng rãi khác nhau: bảy trong số họ là nhà văn, nhà báo hay chủ bút, và có hai là bác sĩ. Họ cũng có một nhà địa chất học, một sử gia, một nhà toán học, và một kinh tế gia. Cũng có một vài viên chức cựu an ninh, bao gồm một bộ trưởng nội vụ và một viên chức trong văn phòng an ninh trung ương. Có một vài người nằm trong trung ương đảng. Quá phân nữa những người đối lập phục vụ trong quân đội trong cuộc " chiến tranh giải phóng " , cho dù là cán bộ, chiến sĩ hay những viên chức tuyên truyền. Bốn người đối lập tham gia trong cuộc chiến tranh chống thực dân. Một vài người đối lập là thành viên của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, trong đó bao gồm một trong những sáng lập viên là Bác sĩ Dương quỳnh Hoa, và một vài bộ trưởng nữa.
Trong số những người đối lập đáng chú ý có Bùi Tín, một Ðại tá phục vụ trong miền Nam trong cuộc chiến tranh chống lại Hoa Kỳ và rồi ở Cam-Bốt, sau này ông trở thành chủ bút của báo Ðảng xuất bản hàng ngày là tờ Nhân Dân. Tướng Trần Ðộ là lý thuyết gia hàng đầu trong Ðảng, ông nắm ban tư tưởng và văn hóa đảng trong một thời gian dài, và là cấp lãnh đạo số 2 của lực lượng Hà Nội ở miền Nam. Vì những quan điểm chống đối của ông năm 1998, trung ương Ðảng khai trừ ông và đuổi ông ra khỏi Ðảng vào tháng giêng năm 1999. Bác sĩ Dương quỳnh Hoa, vốn là một trong những sáng lập viên của Mặt Trận Giải phóng Miền Nam ở Sài Gòn và là Bộ trưởng y tế trong Chính Phủ Lâm Thời, từ bỏ Ðảng vào năm 1995. Dương thu Hương là một nhà viết tiểu thuyết vang danh quốc tế, người bị Tổng bí thư Nguyễn văn Linh mắng là " con đĩ đối lập" sau khi bà cho xuất bản tác phẩm thứ hai là cuốn " Những Thiên Ðường Mù", bởi vì chuyện đó mà bà bị đuổi ra khỏi Ðảng và sau đó bị bắt. Nguyễn thanh Giang ,ø một nhà trí thức vật lý , tạo được sự nổi danh khi cố gắng chạy đua vào một chức vụ đại biểu quốc hội như là một ứng viên độc lập. Ông bị bắt vào tháng 3 năm 1999. Hai nhà trí thức trẻ hơn là Hà sĩ Phu, nhà sinh vật học, và Phan đình Diệu, nhà toán học, đã viết những bài quan điểm trí thức độc hiểm như nọc ong chích, tấn công thẳng vào ý thức hệ cầm quyền cho đến ngày nay. Một trong những nhà đối lập quan trọng nhất ở miền Nam là Nguyễn Hộ, người đã sáng lập Câu Lạc Bộ Kháng Chiến dành cho những cựu chiến binh cũ vào năm 1986 sau khi đóng vai trò cán bộ lãnh đạo Ðảng ở Sài Gòn. Nhóm này bao gồm hàng trăm anh hùng quân đội trong chiến tranh và những cựu chiến binh Việt Cộng, lên án gay gắt sự đối xử thô bạo của Hà Nội đối với miền Nam sau chiến tranh, Hà Nội đã xem thường vai trò của Việt Cộng, cùng sự quản lý kinh tế yếu kém kể từ khi thống nhất đất nước vào năm 1976. Những người khác bao gồm những người miền Nam như Nguyễn đan Quế, người đã đặt nền móng cho nhân quyền Việt Nam trong Hội Ân Xá Quốc Tế, và người trí thức cũ Ðoàn viết Hoạt, người đã sáng lập và trông coi một tờ báo độc lập có tên là " Diễn Ðàn Tự Do", trước khi nó bị dẹp bỏ và ông bị bắt vào tù.
Ða số những nhà đối lập này là những thành viên của thành phần tinh hoa trong giới cai trị. Họ không có gì để thâu lượm và mất đi tất cả khi dấn thân hoạt động tranh đấu. Ðó là những người có niềm quyết tâm sâu xa đến cuộc cách mạng và đến quốc gia Việt Nam. Ða số bỏ phần lớn cuộc đời đấu tranh cho độc lập và chủ quyền của Việt Nam. Họ là những người ái quốc đứng trên tất cả mọi thứ . Như nhà sử học của Ðại Học Harvard Hồ Thịø Huệ Tâm ( con gái của học giả Hồ hữu Tường) đã viết như sau về Dương thu Hương, " bà ta tiếp tục tin rằng thời gian 10 năm bà trải qua tránh bom và đạn ở vùng cao nguyên là những năm đẹp đẽ nhất trong đời bà. Ðó là sự cảm hứng của nhiều đề tài của bà và đó là một nguồn giá trị đạo đức bà mang vào trong vai trò mới của một người đối lập chính trị."
Bởi vì tất cả những lý do nêu trên, 24 người này có lẽ rất nguy hiểm đến chế độ. Họ được kính mến nhiều. Họ hành động trong những tư thế lãnh đạo.Họ có những đàn em và những người ủng hộ trong chế độ. Nói chung họ là nhóm già nua và muốn được thấy thế hệ kế tiếp sẽ xuất hiện. Nhưng một nhóm già hơn, cho dù là nhóm nhỏ không còn nắm giữ quyền lực, có thể làm một chất xúc tác. Giớiï lãnh đạo chỉ cần nhìn sự dạt dào tình cảm dành cho Imre Nagy ở Hungary hay Alexandre Dubcek ở Tiệp Khắc là tìm ra ngay những giai đoạn của sự cải cách chính trị và sự sụp đổ của những Ðảng Cộng Sản nắm giữ độc quyền cai trị.
Bởi vì đa số những nhà đối lập này, cho đến gần đây, là những đảng viên, nhìn dưới nhiều bình diện họ có vẻ là thành phần chống mới xuất hiện nhưng vẫn trung thành với Ðảng hơn là một nhóm phản cách mạng tính chuyện lật đổ chế độ. Những nhà đối lập này không nhất thiết muốn trở thành đối lập. Vì đã dâng hiến suốt cuộc đời cho cách mạng, cho những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và cho Ðảng, họ có tình yêu nước nồng nàn và nhiều người vẫn trung thành với Ðảng, dù họ không vừa ý với những chính sách đã ban bố sau khi đất nước thống nhất. Và ngay cả khi họ họ phê phán Ðảng một cách cay đắng, một số ít phản bác vai trò quan trọng mà Ðảng đã làm trong chuyện dành độc lập cho đất nước. Ngay cả người không phải là đảng viên Hà sĩ Phu đã dùng hình ảnh tương tự của cái thuyền ( Ðảng) vượt qua sông( sự độc lập) để nói lên sự tranh đấu của Ðảng Cộng Sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Nhưng về lâu về dài, Ðảngù chỉ gây trở ngại cho đất nước và làm cho Việt Nam không theo kịp bè bạn khắp năm châu.
Một số đông xem họ như những nhà chống đối nhưng vẫn trung thành trong Ðảng, họ muốn nêu lên những vấn đề và những chính sách sẽ làm Việt Nam mạnh lên và hồi sinh cho Ðảng. Trong truyền thống Mác xít-theo hướng Khổng giáo- Hán học, những người trí thức sĩ phu gắn chặt với đất nước và sự thăng tiến nghề nghiệp được nối kết với sự trung thành với chế độ. Vì thế, nói chung những đòi hỏi của những nhà trí thức này được coi là hợp lý và tương đối ôn hòa. Ðối với họ, phục vụ như là một nhóm trung thành chống đối và đòi những yêu sách với Ðảng và chính quyền không chỉ là một quyền, mà còn là một nhiệm vụ. Giống như học giả Merle Goldman nói về nhiệm vụ của những sĩ phu trong xã hội Khổng giáo: " Khổng giáo không chính thức thừa nhận sự chống đối của những người trung thành, nhưng nó cho chuyện đó là một chuyện hợp tình hợp lý về mặt tư tưởng. Phê bình những sự sai trái của chính quyền không phải là quyền của giới sĩ phu, trí thức như ở phương Tây, nhưng đó là trách nhiệm của họ."
Nhưng loại hệ thống này có những trì trệ cho tiến trình dân chủ hóa: chỉ có một số ít những trí thức sẽ ngỏng cổ ra để thách thức nhà nước bởi vì chính nhà nước kiểm soát những nghề nghiệp của họ. Ðây là một vấn đề thực sự nhằm thâu lượm một số lớn sự ủng hộ của thành phần tinh hoa nhằm thúc ép nhà nước thay đổi chính sách đương thời. Như một người đối lập là nhà văn Bảo Cự đã than phiền, " Trong cuộc đấu tranh ngày nay cho tự do, những người trí thức phải được coi là lá cờ đầu. Nhưng có thật như vậy không, hay điều ngược lại mới đúng? Liệu có thể, trong tâm tự sâu lắng, bản thân những người trí thức sợ dân chủ; vì với dân chủ họ sẽ mất một số quyền hạn, sự bất khả động chạm và ïnhững quyền lợi dành riêng cho họ qua tuổi tác." Ông ấy đã nhấn mạnh được một điểm. Ðiều đó giải thích được gì về sự bất lực của những người đối lập khi tìm cách lôi kéo số đông người theo? Có một lời giải thích cho sự bất lực trong chuyện lôi kéo đông người theo có thể là cái khuyết điểm ẩn dấụ của phong trào: đó là họ gặp vấn đề khi cùng làm việc với nhau. Ðiều này không khó tìm hiểu lắm khi người ta hiểu được vô số những yếu tố của sự bất đồng. Những người đối lập bao gồm những người Cộng Sản lão thành, những người ủng hộ chế độ cũ Sài Gòn, những nhà sư Phật giáo và những nhà trí thức chỉ đơn giản đòi tự do phát biểu thường nghi kỵ lẫn nhau. Khi bị chia rẽ như thế, Hà Nội cô lập và kiểm soát họ.