NGƯỜI
TRANH ÐẤU CHỈ THỰC SỰ
CÓ
SỨC MẠNH KHI ÐỨNG TRÊN QUÊ
HƯƠNG
(Cập nhật hóa
11/03/2002)
Năm 1989 luật sư Nguyễn
Mạnh Tường, một khuôn mặt đấu
tranh khá nổi tiếng trong phong trào Nhân
văn giai phẩm, đến Pháp trong một
cuộc viếng thăm vài tuần. Khi được
hỏi là cụ có ý định
ở lại tỵ nạn chính trị tại
Pháp không, cụ cho biết là cụ
sẽ trở về Việt Nam và nói
thêm," Trong thần thoại Hy Lạp có chuyện
một vị thần chỉ mạnh mẽ khi đứng
trên mặt đất, hễ ai nhấc lên
khỏi mặt đất thì thành ra yếu
ngay. Tôi nghĩ một người trí
thức hay một văn nghệ sĩ cũng
vậy. Phải ở trong nước, giữa
những thử thách mới tìm
ra được sức mạnh."
Cụ Tường mất
cách đây mấy năm nhưng nhìn
trường hợp Bác Sĩ Nguyễn
đan Quế mới thấy lời
cụ là chính xác và cao kiến.
Bác sĩ Quế được
thả ra vào tháng 9 năm 1998 chung với
giáo sư Ðoàn Viết Hoạt và
được đề nghị đi định
cư tại Mỹ. Bác sĩ Quế từ
chối chuyện đi Mỹ để ở
lại Việt Nam. Trong một tuyên cáo mới
gửi ra quốc ngoại nhân ngày nhân
quyền cho Việt Nam, ông viết:" Vì hoàn
cảnh hiện tại, tôi không thể có
mặt để trình bày cùng quý
vị các ước vọng của dân
chúng cho một nước Việt Nam độc
lập, tự do, dân chủ và phú
cường. Tôi xin cảm ơn toàn
thể quý vị trong cộng đồng người
Việt hải ngoại, các cơ quan truyền
thông báo chí cũng như các vị
lãnh đạo hành pháp và lập
pháp của các quốc gia đang tích
cực yểm trợ công cuộc đấu
tranh bất bạo động cho tự do, dân
chủ và nhân quyền của chúng
ta; hoặc trực tiếp làm áp lực
đòi hỏi nhà cầm quyền Cọng
sản Việt Nam phải triệt để tôn
trọng Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế
nhân quyền của Liên hiệp Quốc.
Riêng tôi, tôi xin nguyện
sẽ tiếp tục tranh đấu cùng
quý vị để Việt nam sớm
có một thể chế chính trị đáp
ứng được nguyện vọng của
toàn dân." Những lời tuyên
bố này của Bác sĩ Quế đã
là một cú đánh thật mạnh
vào chính sách vi phạm nhân quyền
cố hữu của chính quyền Cọng
sản Việt Nam. Ðứng ở tư
thế của một người tranh đấu
trong nước, thông điệp của
Bác sĩ Quế có một sức
nặng đáng kể và sức nặng
này chắc chắn sẽ yếu đi
nếu ông lên tiếng ở ngoài
nước Việt Nam. Nhìn sự kiện
này ta lại càng thấy lời nhận
xét của cụ Tường là người
tranh đấu cần phải ở trong nước
mới có sức mạnh là đúng.
Cứ nhìn hình ảnh
lơ láo của hai nhà tranh đấu
của Trung Quốc là Ngụy kinh Sinh và
Vương Ðan khi hai ông này rời
Trung Quốc đi định cư tại Mỹ
thì chúng ta lại càng thấy rõ
ràng tiếng nói của nhà tranh đấu
sẽ mất hiệu quả rất nhiều
khi nhà tranh đấu đó rời
quê hương của mình ra nước
ngoài. Tiếng nói chống đối
nhà cầm quyền bây giờ của
Vương Ðan và Ngụy kinh Sinh bây
giờ xem có vẻ lạc lõng, rời
rạc chứ không còn mạnh mẽ,
kiến hiệu như ngày xưa, khi hai ông
còn ở trong nước.
Một gương tranh đấu
của một người nhất định
không chịu rời quê hương
là của bà San Suu Kyi ở Miến
Ðiện. Cách đây mấy tháng,
chồng của bà Suki là một người
Anh bị đau ung thư đến giai đoạn
cuối. Ông chồng bà xin phép chính
phủ quân phiệt vào Miến Ðiện
thăm bà trước khi mãn phần,
Chính phủ Miến Ðiện từ
chối không chấp nhận, họ khuyến
cáo bà Aung San Suu Kyi nên đi ra ngoài
nước Miến Ðiện để
thăm chồng. Mục đích của chính
quyền quân phiệt Miến là mong bà
Kyi ra ngoài là không cho bà trở
lại đất nước Miến Ðiện.
Bà biết rõ âm mưu đó
nên nhất định không ra đi. Cuối
cùng chờ đợi lâu quá
thì ông chồng của bà Kyi ngã
gục. Chỉ vì quê hương đất
nước Miến Ðiện mà bà
Kyi đành phải hy sinh và không thể
thăm chồng bà lần cuối trước
khi ông giã biệt cuộc đời.
Nói thế để thấy thêm là
trong cuộc đấu tranh nào thì người
tranh đấu chân chính cũng phải
chấp nhận mất mát hy sinh tình cảm
gia đình khi đã chấp nhận dấn
thân cho đất nước. Sự
quyết định ở lại quê hương
Miến Ðiện của bà Kyi là một
quyết định sáng suốt, khôn
ngoan và can đảm mà một người
Việt Nam tranh đấu có thể so sánh
với bà là Bác Sĩ Nguyễn
đan Quế.
Mới đậy trong cuộc
phỏng vấn với đài Á
Châu tự do vào đầu năm
2000, Bác sĩ Quế đã đưa
ra lời tuyên bố về thời
điểm của ngày tàn của chế
độ cọng sản Việt Nam như sau:
"..Một đường
lối mới sẽ ra đời sẽ
đáp ứng đúng nguyện vọng
và quyền lợi của nhân dân
hai miền Nam- Bắc là hoàn toàn
phù hợp với tính hình mới
trong tinh thần " hợp tác Bắc Nam"
đang diễn ra trên thế giới
thì tất cả những con người
tiến bộ Việt Nam trong nước, ngoài
nước, kể cả những thành
phần bất đồng chính kiến,
tập trung chung quanh đường lối
mới đó, thì bộ chính trị
không làm gì được và
trở thành thất bại. Ðến
khi tình hình cho phép, nghĩa là,
một phía thì sức mạnh quần
chúng ngày càng dâng cao và một
phía là độc tài đảng
trị ngày càng đi xuống. Khi hai cái,
một đi lên và một đi xuống
gặp nhau, thì nó là ngày N, lúc
bấy giờ đường lối
này sáng tỏ, và các lực
lượng chung quanh đường lối
này sẽ xuất hiện và làm việc
cho Việt Nam"
Những nhận định
trên đây quả là những
nhận định sáng suốt của một
người đang đứng trên
đất quê hương mình mà một
người tranh đấu ở nước
ngoài khó có thể có được
nhận thức như thế.
Cho dù là tranh đấu
với bạo quyền cọng sản hay quân
phiệt, thế đứng của người
tranh đấu là phải đứng
ngay trên đất nước mình
dù phải trải qua những thử
thách gian nguy. Tiếng nói của lương
tâm của những người tranh
đấu phát ra từ vùng đất
tù ngục mờ ám là một
tiếng nói có giá trị về
mặt chính trị và đáng được
sự ngưỡng mộ của tất
cả toàn dân có mặt ở trong
hay ngoài nước. Cuộc đấu
tranh nào cũng phải trả giá, những
người tranh đấu kiên cường
bám trụ trên quê hương và
từ chối ra nước ngoài đã
phải trả một giá rất đắc
cho bản thân họ nhưng quyết định
ở lại trên quê hương là
một hành động can đảm và
sáng suốt và nhờ có sự
sáng suốt và can đảm này
mà bạo quyền cai trị sẽ bị
đẩy lùi vào bóng tối một
ngày không xa.
Ngoài Bác sĩ Nguyễn
đan Quế , những người đấu
tranh bất khuất như Hòa Thượng
Quảng Ðộ, các Thượng Tọa
Trí Siêu, Tuệ Sỹ, các Linh mục
Nguyễn văn Lý, Phan văn Lợi,
cụ Lê quang Liêm vẫn kiên cường
bám trụ trên quê hương để
giành lại quyền sống và quyền
làm người cho dân tộc Việt
Nam. Họ là những cái gai mà
nhà cầm quyền không nhổ nổi
và chính những cái gai này
sẽ chọc thủng bức tường
kiên cố bong bít mà bạo quyền
Cộng sản Việt Nam đã côácông
xây dựng trong bao nhiêu năm.
Những cái gai này
sẽ chọc thủng tường không
sớm thì muộn và khi tường
lung rồi thì ánh sáng văn minh và
nhân quyền mới có thể chiếu
rọi đến đất nước
Việt Nam đau thương và sưởi
ấm những con người Việt Nam
mỏi mòn, bất hạnh để từ
đó có thể đứng lên
mà xây dựng lại cuộc đời.
Lawndale, một chiều lành
lạnh có gió heo may giữa tháng
3/2002
Trần Viết
Ðại Hưng
|