Tấn Pháp Vovinam-Việt Võ Đạo |
VS Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ |
Trong cuộc sống, muốn giảm thiểu sự thua thiệt, con người phải vững vàng cả về thể chất lẫn tinh thần trong mọi vấn đề và mọi truờng hợp. Võ thuật, một khía cạnh của cuộc sống cung vậy. Phương pháp tạo nên sự vững vàng trong ngành võ chính là Tấn pháp. Có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng trong thực hành lại na ná nhau về Tấn pháp. - Theo võ cổ truyền Việt Nam: Tấn là giữ lại (không nên lầm với Tấn là
tiến lên...) là sự ghìm giữ lại, chịu lại một sức nặng nào đó trên một
phần của co thể... Tuy chỉ là ba trong rất nhiều kiểu định nghĩa và hiểu về Tấn, nhung chúng ta đều thấy bất ổn: Vậy Tấn đích thực là gì? Tấn là phương pháp giữ vững TRỌNG TÂM và CÂN BẰNG cho co thể con người ở mọi vị thế, mọi trường hợp, hầu có thể thực hiện những động tác, những ý muốn của toàn thân, khi bất động hoặc di động đuợc linh hoạt, dễ dàng, chắc chắn và hữu hiệu. Bởi lẽ hầu hết các kiểu Tấn thông thường đều dùng CHÂN làm trụ chính, các bộ phận thân thể khác giữ vai trò phối hợp và hỗ trợ nên nguời ta hay gọi Tấn là cách đứng (bộ Pháp), bộ ngựa (Mã bộ)... Trên thực tế hầu như tất cả các bộ phận phía ngoài cơ thể con người đều là trụ chính trong các thế tấn đặc biệt hữu dụng cho riêng từng bộ môn, ngành nghề, môn phái... Ngọa tấn (tấn nằm), Nhập địa thủ tấn (trồng chuối), Đọa tấn, Lạc tấn (té, lộn, ngửa sát đất), Lăng Không tấn (nhảy đạp, kẹp cổ), Tọa tấn (ngồi bẹp). Ngoài ra chúng ta còn phải kể đến bộ Tấn siêu tuyệt của tri giác nhằm quân bình tinh thần, tạo nên sự bình tinh, sáng suốt, thánh thiện và an nhiên, tự tại cho con nguời: Tâm tấn. Nguồn Gốc Chữ Tấn và Tên Các Thế Tấn Sau khi định nghĩa và hiểu Tấn là gì, chúng ta đều đi đến kết luận: Tấn là danh từ Hán Việt nhung đã đuợc Việt hóa và cho đến nay mọi người đã quen dùng, vì vậy Tấn là một danh từ Việt Nam thuần túy để dùng và hiểu nó. Bởi lẽ, nếu xuất xứ từ chữ Hán, thì các cụ võ sư tiền nhân đã dùng một cách dễ dãi, chưa chính xác chữ Tấn.
Theo đó, có lẽ các cụ nước ta học võ ngày xưa đã ảnh huởng vào lối nói không rõ ràng của các thầy võ người Hoa nên đã phiên âm theo kiểu riêng mà không cần tìm xuất xứ nơi chữ viết. Trải qua nhiều thời gian - do nơi việc: Trọng văn, khinh võ, coi võ biền là dốt chữ - các bậc tiền nhân thâm nho đã nhắm mắt làm ngơ, nên đã luu truyền đến bây giờ cái nhầm lẫn kể trên. Dù sao, chúng ta vẫn lấy chữ Tấn quen dùng để gọi chữ Trấn này. Mặt khác, chúng ta phải khẳng định rằng không phải chỉ riêng võ thuật là có Tấn. Hầu nhu tất cả mỗi loài động vật đều có một hay nhiều thế tấn, đơn giản hoặc phức tạp, sáng tạo hay bẩm sinh, đuợc sử dụng trong các sinh hoạt thuờng ngày. Tuy vậy chúng ta phải công nhận chỉ riêng ngành võ là có hệ thống Tấn pháp đa dạng, phong phú và hữu hiệu cho từng bộ môn, ngành nghề, thoả mãn mọi nhu cầu sinh hoạt của con nguời. Theo đó, chúng ta không nên quá chú trọng về tên gọi các thế Tấn cũng như các kiểu Tấn.
Vậy nếu chịu mất thì giờ nghiên cứu, chúng ta có thể liệt kê cả trăm cả ngàn kiểu tấn với các tên gọi thật kêu, thật lạ. Ví dụ: Tấn xay lúa, tấn giã gạo, Nê hành tấn (tấn lội sình), Đăng sơn tấn (tấn leo núi), Tấn bán vé xe buýt, Kỵ Nguu tấn (tấn cuỡi trâu), tấn cua v.v... Trong nhu cầu ngành võ, chúng ta chỉ cần biết những danh xung thường gọi về Tấn pháp của một số môn phái để khỏi bỡ ngỡ trong khi tìm hiểu hoặc dự khán các buổi trình diễn võ thuật. Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo có 5 bộ tấn chính và 5 bộ tấn đặc biệt. Các phái võ trên thế giới cùng đều có hệ thống Tấn pháp tuong tự nhung cách đặt tên thì hoàn toàn khác nhau. Vovinam gọi theo tên thông dụng nhất: Tấn. 1. Võ Cổ Truyền Việt Nam, theo võ sư Lê Kim Hòa: bộ tấn đuợc hệ
thống theo chiều đứng từ thấp đến cao và lấy tên các loài thú vật 2. Võ Cổ Truyền Sa Long Cương: Trung bình tấn, Đinh tấn, Hổ lập Bình dương, Xà tự hạc tấn, Xà tự Đinh tấn, Mài thiền sư, Tả mã bộ, Hữu mã bộ, Bạch hạc tầm giang, Trảo mã chuyển, Xà tấn, Độc hành Thiên lý tấn. 3. Thiếu Lâm theo võ sư Đoàn Tâm Ảnh: 4. Nam Phái Thiếu Lâm: Nội quyền 5. Một số phái võ khác: Tấn Pháp Vovinam-Việt Võ Đạo Tấn pháp Vovinam-Việt Võ Đạo gồm 5 bộ căn bản. Mỗi bộ chia ra 3 phương vị: Thượng- Trung- Hạ và các thế tấn phụ có xuất xứ từ 5 bộ chính. Ngoài ra, còn có 5 thế tấn đặc biệt, trong đó có thế Lăng Không Tấn đã cùng với 21 đòn tấn công trên không bằng chân là hai đặc thù khá quen thuộc của môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo. Nguyên tắc: "Ngũ trực" (Năm cái thẳng) đuợc triệt để áp dụng khi luyện tấn pháp, buộc toàn thể môn sinh thực hiện
Năm bộ Tấn chính 1. Bình Tấn: có nghĩa là cân bằng không nặng không nhẹ. Sức nặng có thể chia đều lên hai chân. 2. Đinh Tấn: có hai nghĩa: 3. Trảo Mã Tấn: có nghĩa là tấn móng ngựa. 4. Độc cước Tấn: có nghĩa là Tấn một chân. 5. Hồi tấn còn gọi là Qui Tấn: có nghĩa là Tấn để trở về, đổi hướng. Năm bộ đặc biệt 1. Lăng Không Tấn: tấn luớt nguời lên không (dùng trong 21 đòn chân) 2. Ngọa tấn: tấn nằm (xấp, ngửa, nghiêng), dùng trong các thế vật. 3. Tọa tấn: Tấn ngồi (xổm, bẹp) dùng trong các thế khóa nằm. 4. Đọa tấn: tấn té (xấp, ngửa, nghiêng). Thủ tấn: Tấn tay (trồng chuối, lộn bằng tay khi té) 5. Tâm tấn: tấn tri giác (nội công, khí công để định lực tinh thần). Xác Định Vị Trí và Hướng Tấn 1. Vị trí tấn: luôn luôn lấy chân trụ để định vị trí tấn. 2. Huớng tấn: các loại tấn khác định huớng Phải - Trái, Thuận - Nghịch Năm Bộ Tấn và Các Tấn Phụ I. Bộ Bình Tấn: 1. Nghiêm Lễ tấn II. Bộ Đinh Tấn: 1. Đinh Tấn Dọc (trước và sau): Chân trụ phía truớc nằm ngang chịu 80%
sức nặng, chân kia thẳng, bàn chân hoi chéo về phía truớc. III. Bộ Trão Mã Tấn 1. Trảo Mã Tấn: một chân trụ phía sau chịu 90% sức nặng toàn thân, chân
kia đặt hờ trên mặt đất. Hai đầu gối gần nhau, mui bàn chân hoi cong hoặc
thẳng. IV. Độc cước Tấn: một chân trụ chịu 100% sức nặng co thể, chân kia co lên khỏi mặt đất. 1. Nhất Trụ Kình Thiên: (chân co ép sát chân trụ, đùi thẳng góc với
thân nguời, mui chân huớng xuống đất hoặc co xếp chéo phía truớc gót chân
sát nguời phía duới hạ bộ, mui chân huớng chéo xuống đất. V. Hồi Tấn (Qui Tấn) 1. Hồi Tấn: Hai chân chéo nhau, trở về hướng nào thì bước ngang bàn
chân về hướng đó, trước chân trụ, cạnh chân phía ngón cái quay về hướng
tấn công hoặc huớng tiến. Riêng trường hợp quay về phía sau phải bước chân
về sau chân trụ, mũi chân gần gót chân trụ hoặc thẳng góc với bàn chân trụ. Ứng Dụng và Luyện Tập Nhu trên đã nói, Tấn pháp đuợc dùng trong sinh hoạt của mọi loài động vật, truớc khi đi vào chi tiết luyện tập, chúng ta cần hình dung so qua các ứng dụng Tấn pháp của một số ngành nghề môn phái. A. Thể Dục Nghệ Thuật: một môn thể dục biểu diễn với dụng cụ hoặc tay
không, các động tác múa độc đáo nặng về dân tộc tính. Trong ngành này, Tấn
pháp gồm 5 tu thế chính để từ đó thực hiện các động tác khác: quay, bật
nhảy, ngồi sâu, đá chân... B. Nghệ Thuật Múa: với tính chất đa dạng và phong phú của Múa chèo và múa Tuồng, nhằm diễn tả hầu hết các sinh hoạt điển hình của con nguời. Hai môn này đã đúc kết Tấn pháp thành hệ thống qui định theo danh từ đặc biệt. 1. Múa chèo 2. Múa Tuồng: C. Thể dục Thẩm Mỹ: ngoài lối đứng bình tấn, ngành này còn áp dụng lối đứng chéo chân (Hồi Tấn) và kiểu hai mũi chân xoay vào trong người (giống nhu thế Tấn kiềm dương mã của phái Vịnh Xuân). Thể dục thẩm mỹ phần lớn thực hiện các kiểu tấn, ngồi, nằm xấp, nằm ngửa và trồng chuối bằng vai trong các bài tập. Ngoài ba ngành kể trên, chúng ta cung đã nghe và diện kiến các tư thế đặt biệt của ngành điền kinh (chạy, bơi) xiếc (trồng chuối, đi dây). Tất cả những tu thế đó đều là Tấn pháp của mỗi ngành nghề. Việc ứng dụng các kiểu tấn vào từng bài múa, thế đánh... hoàn toàn tùy thuộc vào những nhà sáng tạo từ ngàn xưa hoặc những cái cách của vị đứng đầu mỗi bộ môn, môn phái ngày nay. Tuy nhiên bỏ qua những cái cách lập dị, cầu kỳ, phần lớn các thế Tấn đều đuợc ứng dụng vào thực tế một cách chính xác hữu dụng. Ta có thể nói một cách tương đối là mỗi thế tấn đều có một hữu ích (sở trường đặc biệt) cho riêng thế thủ hoặc thế công, cho quyền hoặc cước... Nếu chúng ta khai thác đúng sở trường đó, thì ta sẽ đạt đuợc kết quả cao nhất. Theo đó: - Để luyện tập dễ dàng và hữu hiệu, chúng ta nên vẽ hoặc lót gạch đá...
các mốc chính, mỗi khoảng cách thích hợp với hai chân của mình. VS Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ |