![]() |
Trang nhất | Hi-tech | Điều tra | Forum | Gbook | Tin tức | Lưu trữ | ![]() |
SME Việt Nam Update | 07/12/2003 |
Chương trình trợ giúp và phát triển![]() ![]() ![]() ![]() Hệ thống phát triển DNN&V ![]() ![]() ![]() Cơ chế chính sách ![]() ![]() ![]() ![]() Tổ chức kinh doanh ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() Thuế, Kế toán và Ưu đãi |
DN tư nhân còn gặp nhiều thách thức Với việc thực hiện Luật doanh nghiệp, riêng trong gần 4 năm cho đến tháng 8/2003 đã có 71.500 doanh nghiệp mới ra đời. 71.500 doanh nghiệp đó với số cũ tạo nên một lực lượng doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay (khu vực chính thức) khoảng 120.000 doanh nghiệp. Cũng trong thời gian thực hiện Luật doanh nghiệp gần 4 năm thì có thêm 15.000 chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp tư nhân được mở ra ở các nơi. Ðóng góp GDP và tạo việc làm Khu vực tư nhân đang đóng góp khoảng 8% GDP theo thống kê. Nhưng theo bà Phạm Chi Lan, Ban tư vấn và nghiên cứu của chính phủ, thì con số trên thực tế lớn hơn nhiều vì các con số thống kê thường loại trừ ra một số hoạt động của khu vực tư nhân mà do nhiều nguyên nhân họ phải thực hiện thông qua các kênh khác. Ví dụ thông qua doanh nghiệp nhà nước, hoặc thông qua một số hoạt động mà họ không được đứng tên; đồng thời có những giao dịch họ không trực tiếp làm vì do quy mô còn nhỏ hoặc điều kiện chưa thật thuận lợi cho nên ủy thác lại cho người khác làm ở khâu cuối cùng mặc dù toàn bộ chu trình thực hiện là do các doanh nghiệp tư nhân làm. Ví dụ như về xuất khẩu gạo, vai trò của khu vực tư nhân trong việc sản xuất đến chọn lọc, đóng gói, bao bì, mang đến tận cảng để xuất khẩu là khu vực tư nhân đóng góp rất nhiều, nhưng người cuối cùng ký hợp đồng để bán cho bên ngoài lại là các tổng công ty lương thực Việt Nam. Cho nên đằng sau các thành quả của Tổng công ty lương thực thì bàn tay của khu vực tư nhân là những người chính đã làm nên việc xuất khẩu gạo ở VN cho đến hiện nay khoảng 4 triệu tấn/năm. Họ là cầu nối giữa người nông dân với thị trường bên ngoài và họ thực sự tổ chức thị trường, tổ chức việc xuất khẩu đó. Vì vậy rất nhiều đóng góp của khu vực tư nhân được ẩn dấu đi không được thể hiện bằng những con số thống kê. Trong đóng góp của khu vực tư nhân, các đại biểu tham gia hội thảo đều nhất trí cho rằng đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất là tạo công ăn việc làm. Bởi vì trên thực tế khu vực doanh nghiệp nhà nước hiện đang trong quá trình cải cách không tạo thêm việc làm, các cơ quan của chính quyền nhà nước đều trong quá trình giảm biên chế trong khi tuyển dụng thêm không nhiều. Do đó cơ hội tạo thêm việc làm mới cho xã hội hầu hết là do khu vực tư nhân. Ðặc biệt những người được thu hút vào khu vực tư nhân là những người thiệt thòi họ không có mối quan hệ cũng như năng lực để vào khu vực của nhà nước nên cơ hội việc làm của họ hầu hết là đi vào khu vực tư nhân. Về trước mắt cũng như lâu dài đây là đóng góp quan trọng nhất của khu vực tư nhân VN, cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của VN. Tăng vốn đầu tư phát triển và xuất khẩu Ngoài ra các đóng góp khác của khu vực tư nhân cũng rất rõ rệt như tăng vốn đầu tư phát triển. Cho đến nay đầu tư của doanh nghiệp tư nhân đã chiếm 27% tổng đầu tư xã hội của VN. Ðầu tư của doanh nghiệp tư nhân và dân cư theo khoản đầu tư xã hội đã lớn hơn tỉ trọng của doanh nghiệp nhà nước (26% năm nay). Ðóng góp vào xuất khẩu của khu vực tư nhân cũng rất lớn. Theo thống kê của Bộ Thương mại thì đến 2002, khu vực tư nhân trong nước đóng góp khoảng 48, 5% của tổng kim ngạch xuất khẩu của VN. Các doanh nghiệp tư nhân cũng là nguồn động lực chính mở rộng các mặt hàng, khai thác các mặt hàng mới, mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ bạn hàng sang nhiều nước khác nhau trên thế giới. Ðóng góp của khu vực này vào thu ngân sách của khu vực tư nhân cũng lớn, mặc dù theo con số thống kê chính thức chỉ là 7% của thu ngân sách TW. Nhưng theo bà Phạm Chi Lan, con số này chưa phản ánh đúng thực tế vì còn một loạt các đóng góp khác chưa được tính đến như thuế môn bài, VAT trong nhập khẩu hay các loại phí chưa được tính. Trong vấn đề này ngành thuế mới chỉ tính những đóng góp trực tiếp thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp mà thôi. Nhưng trên thực tế, nhiều địa phương cho biết đóng góp của doanh nghiệp tư nhân vào ngân sách địa phương có tỉ trọng rất cao, thậm chí có nhiều nơi còn cao hơn cả đóng góp của doanh nghiệp quốc doanh. Quá trình phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở VN trong những năm gần đây có sự đóng góp rất đáng kể của khu vực kinh tế tư nhân. Tăng trưởng công nghiệp khu vực tư nhân trong 4 năm vừa qua là cao nhất (20%/năm), trong một số ngành và ở một số tỉnh thành sự đóng góp của tư nhân cũng rất cao. Về nông nghiệp khu vực tư nhân cũng đóng góp rất lớn không chỉ trong sản xuất, chăn nuôi mà còn cả trong quá trình phát triển ngành chế biến và xuất khẩu. Cơ cấu trong nông nghiệp được chuyển dịch nhiều sản phẩm có giá trị hàng hoá cao cho thị trường đựoc tạo ra từ khu vực kinh tế tư nhân. Ngoài ra, khu vực tư nhân cũng đóng góp nhiều vào việc thúc đẩy phát triển thị trường và đổi mới kinh tế tài chính ở VN bằng việc tạo nên những cạnh tranh mới trên các thị trường và các lĩnh vực hoạt động khác nhau ở thị trường VN, đưa ra yêu cầu thúc đẩy hình thành thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ, thị trường đất đai, bất động sản, thúc đẩy cải cách kinh tế ở VN. Cuối cùng đóng góp của khu vực tư nhân cũng rất lớn trong việc phát triển xã hội ở VN, xoá đói giảm nghèo, phát triển các vùng miền khác nhau tạo nên liên kết mới trong xã hội, nâng cao vai trò và vị trí cho phụ nữ phát triển. Những thách thức không nhỏ của khu vực tư nhân Mặc dù có những đóng góp lớn lao nhưng trong quá trình phát triển các doanh nghiệp tư nhân gặp không ít những thách thức và khó khăn đáng kể. Bà Phạm Chi Lan cho rằng một trong những thách thức lớn nhất bắt nguồn từ chính tự bản thân các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tư nhân đều có thời gian thành lập và hoạt động chưa lâu. Trên 90% là những doanh nghiệp tư nhân thuộc quy mô nhỏ và vừa, kinh nghiệm ít, năng lực cạnh tranh yếu nên rất dễ bị tổn thương. 61% doanh nghiệp mới thành lập thiếu nguồn lực cơ bản như vốn, năng lực quản lý, thị trường, đất đai, khó tiếp cận với nguồn cung ứng hỗ trợ. Do đó các doanh nghiệp tư nhân mặc dù có tăng nhan về số lượng nhưng hàm lượng và chất lượng cạnh tranh với các loại hình doanh nghiệp khác yếu. Các doanh nghiệp tư nhân cũng chưa tạo được liên kết vững chắc với các hiệp hội, thiếu những trụ cột, đầu đàn. Theo bà Phạm Chi Lan, môi trường kinh doanh trong nước còn khó khăn cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp tư nhân. Thật vậy, khi gia nhập thị trường, một doanh nghiệp tư nhân phải chi phí nhiều thời gian (60 ngày), tốn kém tiền của, ít nhất doanh nghiệp phải chi phí mất 3 triệu đồng, nếu tính htêm thuế môn bài doanh nghiệp phải tốn 4 triệu đồng. Như vậy chiếm 60% thu nhập. Rào cản về pháp lý cũng là lý do khiến môi trường kinh doanh khó khăn. Luật chính sách chưa đầy đủ, chưa minh bạch, khó tiên liệu, quan liêu, thanh tra kiểm tra chồng chéo chưa có tác dụng hỗ trợ... Các doanh nghiệp tư nhân luôn ở vị trí bất lợi khi tiếp cận các nguồn lực cần thiết như vốn, đất đai, công nghệ, cơ hội thị trường, xúc tiến thương mại. Chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân cũng rất cao như chi phí cho hạ tầng (đất đai, điện, vốn). Các doanh nghiệp thường phàn nàn lãi suất vay vốn cao, khó tiếp cận, thời hạn vay ngắn, chi phí hành chính, dịch vụ lớn, bên cạnh đó nhiều hệ thống chi phí thuế không được tính. Ngoài ra phải kể đến việc thiếu vắng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ở VN cũng tạo cho môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Các mạng lưới dịch vụ hiện nay còn ít, hoạt động yếu kém. Các dịch vụ của nhà nước vẫn còn mới, hiệu quả hỗ trợ chưa cao. Môi trường kinh doanh quốc tế trong tiến trình hội nhập quốc tế cũng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp tư nhân hiện nay. Tình trạng bất bình đẳng, quyền lực nằm trong tay các nước lớn đã tạo ra một môi trường kinh doanh quốc tế không thuận lợi cho các nước đang phát triển. Các rào cản thuế, phi thuế, kỹ thuật lớn tạo sức ép lớn cho doanh nghiệp nhỏ yếu như VN. Cũng từ chính bản thân doanh nghiệp do thiếu hiểu biết, thiếu thông tin với đối tác nên thường bị chịu thiệt thòi trong các phi vụ làm ăn. Các doanh nghiệp cũng còn phải chịu sức ép về thời gian. VN đang cần hội nhập sớm trong khi tốc độ phát triển còn chậm nên khả năng ứng phó còn thiếu và yếu. TheoSMENet |
Điều tra xã hội "Doanh nghiệp nhỏ trong mắt người dân Việt Nam 2003-2004" dành cho Người tiêu dùng Các chuyên gia |
© Copy right 2003 Web-master: Hoàng Dương Lân Editor: Nguyễn Ngọc Mai Web-design: Trần Quốc Đạt |