LANG BA...LĂM
htth
Dượng Hai
về sống với gia đ́nh trong Xóm Veo này thật có
nhiều điều gay go. Tuy
đă được Bộ Nội Vụ cho biết là dượng
khỏi nạn quản chế, nhưng trước
hết, được chở về từ Khám Chí Ḥa,
dượng phải tŕnh diện giới chức thẩm
quyền địa phương, là khám lớn nhất
của Tiền Giang, ngoài có tường cao trên 2 mét, có
cửa sắt dầy cợm luôn luôn đóng kín sau khi xe
đưa tù ra vào. Nơi
đây, dượng đă được thuyết tŕnh
đầy đủ là phải về sống như
một người lao động lương thiện,
phải tránh xa những vùng ven biển và đi đâu
cũng phải báo cáo cho công an sở tại, từ công an
xă đến công an quận huyện. Chỉ mấy điều này thôi, dượng
cũng thấy té ra không quản chế mà cũng như
c̣n. Có điều
dượng khỏi phải đi tŕnh diện dài dài
như các anh về trước vào đầu thập niên 80. Một tháng sau khi dượng Hai
về sống với cô Hai và người chị vợ
trang lứa với dượng đang tá túc tại đây,
công an xă đêm đêm đến hỏi thăm sức
khỏe dượng, nhưng chỉ nói đại khái là
khám hộ khẩu. Đang
ngủ say, vào khoảng 11 giờ khuya, có tiếng
đập cửa dữ dội.
Ra mở cửa ngay và đốt đèn dầu lên,
dượng thấy chỉ có hai người, không biết
là ai. Nhưng sau khi họ
đ̣i xem hộ khẩu th́ cô Hai mang hộ khẩu ra cho
xem, và họ hai người đi một ṿng khắp nhà,
nh́n kỹ dưới gầm giường, xong bỏ đi,
v́ đúng như trong hộ khẩu chỉ có ba
người già, c̣n không thấy ai khác. Khi họ đến th́ chó sủa vang cả xóm,
v́ một du kích mang súng giữ cửa sau, hai du kích chận
bên hong, và hai người đứng trước cửa
chờ. Khi vào ngủ lại,
dượng hỏi cô Hai:
“Những chuyện như thế
này có thường xuyên không?”
th́ cô Hai nói:
“Chắc đây là v́ có ông ở
nhà!”.
Lối xóm cũng có tai
mắt nh́n vào dượng luôn luôn.
Anh Hai Đỗ tới ngay và nh́n vào nhà xem ai, khi chú em
trai của Dượng là một HSQ KQ cũ từ Cần
Thơ về thăm dượng lần đầu. Hai Đỗ bảo suông là
đến xin anh chị một tép hẹ, xong cuối
xuống rẫy cắt ngay một bụi hẹ rồi
bỏ ra về. T́nh thật
là Hai Đỗ xem kỹ có phải người lạ
đến nhà hay không? và có
người lạ đến nhà th́ đáng lư ra phải báo
cáo. Rồi ngày qua ngày, cũng
thấy yên yên. Có hôm, một
anh có tuổi đến gạ chuyện với
dượng khi dượng cuốc cỏ ngoài rẫy. Anh bảo anh đi lính Tây, binh
chủng Dù mũ đỏ, bây giờ không có ai nói
chuyện. Anh có bồ
đập lúa ở gần đây, nếu dượng Hai
cần đập lúa th́ bảo cho anh biết. Dượng Hai vâng dạ, v́ anh
lớn tuổi hơn dượng nhiều. Nhưng bảo nói chuyện
chơi th́ dượng thà không có ǵ để nói c̣n hơn. Thật là khó cho dượng khi
phải tiếp xúc với những người lạ
mặt, dù họ trước kia cũng đi lính quốc
gia như dượng.
Lối xóm cũng có một anh thuộc dạng chiêu
hồi, và sau này cũng đi HO sang Mỹ. Anh cũng có đến gợi
chuyện với dượng, nhưng dượng cũng
không hé môi. Chừng một
tháng rưỡi sau khi dượng sống ở đây th́
cơ quan phản gián của tỉnh cho hai người
đến thăm dượng.
Cứ đến khi lúa gặt là họ lên thăm và
trước khi về, họ thường hẹn một
tháng rưỡi nữa họ sẽ trở lại,
nghĩa là khi vụ tới trổ đồng đồng. Và cứ thế kéo dài măi cho
đến khi dượng rời xóm này sang Mỹ
định cư. Thắc
mắc của họ là tại sao dượng có nhà ở
Saigon mà không để vợ con sống ở Saigon lại
về tỉnh. Dượng
bảo là vợ con không biết làm ăn ǵ ở thành
phố nên về đây làm ruộng từ khi dượng đi
tù cải tạo. Họ
hỏi tại sao về tỉnh mà không ở ngoài thị
xă, v́ ngoài đó có nhà của cha mẹ dượng. Dượng bảo trước
kia gia đ́nh th́ ở ngoài đó, nhưng v́ nhà nước
lấy nhà làm bệnh viện nên nhà cấp cho cha mẹ
dượng quá nhỏ không đủ chứa thêm gia
đ́nh 5 người của dượng. Nhưng tại sao dượng
lại chui vào đây mà sống th́ dượng bảo
để làm ruộng làm rẫy kíêm ăn. Bao nhiêu câu hỏi cứ dồn
dập, hỏi măi không ngừng.
Có ngày dượng bực ḿnh nên phân trần:
”Xin các chú đừng quá lo ngại về thân phận của tôi. Tôi không trách các chú cảnh giác mà quan tâm đến tôi. Nhưng các chú yên tâm, v́ tôi lớn rồi, đâu có bốc đồng như những người c̣n trẻ, nóng tánh. Tôi không làm ǵ sai quấy đâu. Chỉ v́ tôi hiểu được, như Hồ Chí Minh của các chú là một lănh tụ tài ba, nhưng ông cũng đă mất hết ba chục năm mới hoàn thành sự nghiệp cách mạng của ông. Chúng tôi trước kia có cả một triệu quân mà c̣n không làm được ǵ, huống hồ bây giờ không có một cái ǵ cả, dại ǵ phí th́ giờ. Mà có giỏi như Hồ Chí Minh cũng phải mất ba chục năm nữa hy vọng mới làm được cái ǵ. Chừng đó, dân Việt Nam ta sẽ đau khổ thêm ba chục năm. Mà đă chắc ǵ một chế độ mới có hay hơn chế độ cũ hay không nữa? V́ thế, nay tôi đă già, không dại ǵ phí cuộc đời c̣n lại một cách vô ích. Các chú có thể an tâm.”
Sau lần đó, cơ quan phản gián không hỏi tại sao tôi vào ruộng ở. Họ c̣n mang theo đồ nhấm khi lên thăm tôi và gợi chuyện. Họ gạ gẫm đi chui:
” Đi chui cũng có mối, đi bán chính thức cũng có.”
Tôi không hiểu hỏi lại:
“Bán chính thức là như thế nào, tại sao đi chui, c̣n bán chính thức?”
Họ bảo:
“Đi bán chính thức cũng là đi chui, nhưng bảo đảm đi ra khỏi hải phận mà không bị bắt lại”.
Té ra là như vậy. Như lúc họ giải quyết vấn đề “nạn kiều” để đưa những người Việt gốc Hoa ra khỏi nước. Nhưng nhà dượng không có tiền lấy ǵ mà đi, vă lại nhà quá bề bộn, ai đi ai ở lại đây. Rốt cuộc là dượng không có tiền. Và sau đó, họ chỉ lên thăm dượng mà không đề cập ǵ về gợi ư đi chui nữa. Dượng cũng an phận làm nông, cuốc ruộng rồi cuốc rẫy, lấy mồ hôi đổi lấy chén cơm. Làm những việc cực nhọc tối ngày, mơi ṃn gân cốt, có khi từ 3 giờ sáng đến tối mới lặt xong mấy bó hẹ thu hoạch để mang ra bán cho những con buôn mua đem lên Saigon. Thật là c̣m cả lưng, cả vợ lẫn chồng mài miệt.
Khác với trong trại một điều là đêm đêm dượng Hai nằm được ngoài vơng nh́n trời, thấy trời như có thấp hơn, sao như mọc ngay trong tầm với, dượng rất thích nh́n sao, thỉnh thoảng rít vài hơi thuốc rê, thật là thú vị. Chỉ có một cái sướng nho nhỏ đó cũng làm cho dượng khoái tỉ, v́ trong trại th́ làm ǵ thấy được sao trên trời.
Cũng đêm
đêm nh́n sao trên trời, dượng Hai bèn nghĩ ra
một cách. Cái xóm này đang
coi thường dượng, đang xúm lại ăn
hiếp dượng, chê nhà dượng không biết lao
động, và dường như cái ǵ cũng theo hỏi
người này người nọ. Dượng nghĩ ra phải làm sao trong xóm
cần đến dượng, chứ không phải
dượng cần đến họ. Nhớ lại trong lúc c̣n trong các trại cải
tạo, dượng đă học lóm về Đông Y, xem
mạch và dùng ngăi cứu.
Dượng bắt đầu đi t́m ngăi cứu
về trồng quanh ao cá tra của dượng. Xem lại các bài cứu bổ mà
dượng đă rút kinh nghiệm trong trại đem ra
dùng thử.
Dượng
nhớ lúc c̣n trong trại, các anh có thể ngủ đêm
với vợ khi vợ thăm nuôi thường nhờ
dượng bổ thận trước đó mấy
tuần. Và khi thăm nuôi xong, họ cũng yêu
cầu bổ thận thêm. Bài
bổ thận của dượng ăn khách lắm. C̣n các anh bị th́nh ĺnh đau
dưới bàn chân, cũng liên quan đến thận,
dượng cũng xử lư nhanh chóng. Có người ngồi xem TV chiếu về các
trận túc cầu thế giới, đương nhiên
bị nức cục, dượng chỉ cần cứu
một vài huyệt, năm phút sau là dứt.
Dượng t́m
một con mồi trong xóm, để từ đó quảng
cáo cho dượng. Không ai khác
hơn là anh Tám nhà đối diện. Bổ cho anh Tám mấy ngày, chị Tám mang
bưởi qua tặng, biết là cứu anh mà chị
đă khen rồi. Anh Tám có bị
cảm th́ dượng qua xem mạch, lấy thuốc
ngoại cho anh Tám uống là dứt ngay. Từ nhà anh Tám phổ biến nhanh chóng là
dượng Hai “mát tay”, vừa biết xem mạch, vừa
cho thuốc ngoại rất công hiệu. Từ đó, cô dượng
nghĩ cách kinh doanh.
Nhớ khi c̣n
trong trại tù, dượng Hai thường chú trọng
đến bạn bè đau ốm không thuốc
chữa. May có một hôm,
dượng đi làm công quả dưới pḥng thuốc
Nam của trại trong những ngày Chúa Nhật buồn
tẻ, dượng thấy học được xem
mạch là một điều thích thú. Anh Sáu gốc Phật Giáo Ḥa Hảo là thầy
thuốc chánh sở nơi đó.
Anh chịu dạy cho dượng xem mạch theo
kiểu gia truyền của các ông sư sải khi xưa,
chỉ truyền miệng, không có sách vỡ ǵ. Một ngày được thăm
nuôi, dượng xin con mua sách gửi lên cho dượng
học. Sách từ các
trường đại học nên viết cũng dễ
hiểu. Dượng chăm
chỉ học hành, chỉ tiếc rằng bắt
đầu quá trễ.
Phải chi từ lúc đầu mà trại cho phép
như sau này, th́ trong hơn mười năm chắc
dượng cũng tốt nghiệp tiến sĩ. Vốn có kiến thức khoa
học, dượng học và làm để rút tỉa kinh
nghiệm. Chọn cái dễ
làm trước. Đến
lúc tŕnh độ khá, anh Sáu cho dượng xem mạch và
tŕnh bày cho anh Sáu biết là bệnh ǵ, rồi anh Sáu xem con
bệnh sau để cho biết kết quả học hành
ra sao. Lúc đầu,
dượng chỉ biết nói qua mạch v́ thiếu kinh
nghiệm. Dần dần, anh
Sáu chỉ thêm coi các triệu chứng bên ngoài. Có lần đang lao động,
nh́n thấy em bé khoảng 6 tuổi, mặt mày đỏ
rần, ngồi một xó.
Dượng bắt mạch thấy sốt cao,
mặt mày nổi hột
đỏ. Nhằm lúc anh Sáu
cũng tạt qua, anh bảo chỉ nh́n th́ biết bị
ban đỏ rồi, cần ǵ phải xem mạch. Nói mẹ nó rang ba thứ
đậu, đậu xanh, đậu đen và đậu
đỏ, rồi nấu lấy nước cho uống là
hết ngay. Dượng
rất phục anh Sáu v́ dượng chưa học
thuốc. Nhưng khi hỏi
đến thuốc th́, than ôi, có đến 240 vị
mới đủ thuốc để dùng. Nhưng thường mấy
hiệu thuốc mà anh Sáu có được trước khi
vào tù chỉ có tối đa 80 vị mà thôi. Đó là điều nan giải. V́ thế dượng t́m cách khác
và làm quen với các anh chuyên về châm cứu. Các anh này thường châm theo
toa. Nhiều khi dùng
đến 24 kim châm rồi mà làm măi không hiệu quả. Lại cho các con t́m sách châm
cứu lên học. Có
người c̣n cho mượn những tài liệu chép tay mà
các ông lang trong rừng dùng cho bộ đội thời c̣n
chiến tranh. Thứ nào
dượng cũng xem qua, nhất là xem lư luận về
ngành y của họ. Sau
đó, dượng thấy châm có cái hay của nó, nhưng
rất ngại dùng kim, sợ có lây bệnh th́ càng nguy
hiễm cho con bệnh. V́
thế, dượng chỉ chuyên về cứu. Cứu th́ có giới hạn
của nó, v́ “bổ” th́ tốt mà “tả” th́ phải
đốt đến phỏng nên rất ít khi có
người chịu dùng. Do
đó, dượng chỉ hài ḷng với phép “bổ” mà
thôi. Và từ phép “bổ”,
dượng nghĩ làm sao để chuyển biến
được con bệnh dù phải dùng phép “tả” mới
xong. Cái khó nó bó cái khôn. Nhưng nó cũng giúp
dượng suy nghĩ nhiều hơn những
người chỉ học, thầy dạy sao làm vậy.
Thực hành trong
tù, có tiện là v́ tù nào cũng cần đến thầy,
dù thầy chỉ là “lang bâm”.
Có rất nhiều con mồng để dượng
thực tập, nhất là khi dượng chớp
được một vài toa thuốc hay. Riêng phần xem mạch th́
dượng Hai vượt qua thẳng sư phụ v́
dượng học đúng theo sách. Nhớ có lần dượng tranh luận
với sư phụ về mạch của anh Trịnh
Hảo Tâm nhà ta. Anh có một
khối u nơi xương sống phía sau lưng, và
mạch anh cứ hai nhịp lại ngưng một
nhịp. Mang anh xuống anh
Sáu th́ anh Sáu “chạy” không dám chữa, v́ anh bảo mạch
đó là mạch “tuyệt” của tim, chỉ trong ṿng hai
tháng th́ chết. Nếu
chữa th́ không chắc mạnh mà chết th́ trại
sẽ ghép tội ḿnh, dại ǵ mà chữa. Thế nên dượng Hai rất
lo cho anh Tâm, và từ đó, trại ghép anh Tâm vào
người bệnh thứ hai cần cấp cứu
gấp. Thật ra, mạch
của anh Tâm là mạch “đợi” thay v́ mạch
“tuyệt”, nghĩa là thỉnh thoảng mới nhảy
mạch một lần, chứ không phải lúc nào cũng
nhảy trong ṿng năm chục nhịp, nghĩa là một
chu kỳ trọn vẹn của máu đi ṿng trong cơ
thể rồi trở về gan là nơi tạo máu theo
Đông Y. Thế là dượng khuyên anh Trịnh Hảo
Tâm, đây chỉ là huyết nhiệt, máu dơ mà thôi. Anh Tâm nghe theo mua Giải Phong Sát
Độc Hoàn hiệu Ông Tiên, uống một liều 20
hợp. Sau đó, khối u
sau lưng xẹp mất, và tim anh đập lại b́nh
thường. Nhưng từ
đó, sư phụ rất nể dượng Hai, và khi
gặp mạch khó là mời dượng Hai xem lại
để cùng chẩn bệnh.
Về Xóm Veo mà hành nghề
“lang bâm” th́ khác hẳn. Trong
xóm lại có một cô y tá học ba năm trong ngành và là y tá
trưởng của xă. Cô
Phương cũng bán thuốc, nhưng không phải
thuốc ngoại như dượng Hai, nhưng cô có
thẩm quyền trị bệnh và cho thuốc. C̣n dượng Hai th́ không có
bằng hành nghề. Không có ǵ
th́ không sao, nhưng đến khi có người bị
dượng chữa mà chết th́ chắc chắn
dượng sẽ vào tù trở lại.
Bàn chuyện làm
ăn với cô Hai, dượng bảo cô Hai xuống
thị xă mua hàng, toàn thuốc nội, có thứ chỉ
mất 2 đồng một viên.
Khi viết thơ tham khảo với ông anh chú bác,
trước kia làm hành chánh quân y và chị lại thủ kho thuốc cho
QLVNCH nên rất rành về thuốc và bây giờ cũng bán
thuốc.
Anh bảo:
”Em cứ bán
với giá đắt, như vậy họ tưởng là
thuốc ngoại, miễn sao ḿnh bán thuốc đúng
bệnh là họ mau hết và tin tưởng.”
V́ vậy, khi mua thuốc chỉ tốn
2 đồng, đáng lẽ ra chỉ bán 5 đồng là
đủ rồi, phải bán đến 20 đồng
mới mang lại niềm tin nơi khách hàng. Và từ đó, dượng Hai,
ông “lang bâm” của ấp, xem mạch theo Ta, cho thuốc theo
Tây. Dượng Hai mua lại
mấy quyển sách chỉ cách sử dụng thuốc Tây,
nhiều sách tự điển về thuốc Nam dùng trong
dân gian, mà dượng mách cho con bệnh không lấy
tiền. Nhờ vậy, cách
dùng thuốc Tây của dượng Hai c̣n qui cũ hơn cô
Phương hàng xóm, nhất là khi cần đến trụ
sinh. Nhờ biết xem
mạch, dượng Hai bỏ xa cô y tá có bằng.
Có lần, một em bé gái
chuyên chăn vịt đến mua thuốc ho, v́ em cứ ho
khẹt khẹt, không có đàm, mà mạch của em rất
b́nh thường. Té ra là
cuống họng và phổi của em không hề ǵ, nói theo
Đông Y, nghĩa là không nhiệt không hàn. Nhưng em ho là v́ những vật
nhỏ khác mà bác sĩ mới ra nghề đều không
thấy được khi chiếu Xray hay thử máu. V́ hằng ngày cô lội ruộng
đuổi vịt, cô dẫm chân trên phân vịt, và từ
đó, giun móc theo chân vào kẻ chân mà xâm nhập cơ
thể. Khi giun móc sanh sản
th́ lên phổi mà đẻ trứng. Khi trứng nở ra con lại chui xuống
ruột mà ăn thức ăn trong ruột. V́ thế, khi em ho là lúc giun
đang đẻ. Chỉ có
cách tẩy giun mới giải quyết vấn đề
chứ không phải thuốc ho hay thuốc cảm. Nhưng sau khi tẩy rồi, em vẫn
xuống ruộng và thả vịt th́ giun lại vào xuyên da
mà sống trong cơ thể của em. Bệnh sẽ tái diễn.
Có lần một anh
tuổi trung niên đến mua thuốc bao tử,
dượng Hai xem mạch và bảo không phải bao tử
có bệnh. V́ anh khai cứ đói
là đau, nhưng không có vết bao tử bị loét hay
xuất huyết ǵ cả. Anh
ăn được nhiều mà không hề bị ợ
chua. Té ra là anh bị sán sơ
mít. Dượng xem sách bày anh
uống nước trái lựu và vơ lựu, nhưng anh không
chịu làm. Một liều
thuốc Combantrin lúc đó cũng mất đến năm
sáu ngàn đồng th́ anh không có khả năng mua. Và như thế, anh giữ con sán
mà nuôi măi cho đến ngày dượng Hai bỏ xóm sang
Mỹ định cư.
Có nhiều bệnh như
chơi chơi mà khó chữa, hay ít người biết
chữa. Như bí đái,
nhức mỏi... Có lần
một chị chừng ba mươi cái xuân xanh, tay bồng
một bé gái hớt hăi chạy vào nhà dượng Hai như
bị tà. Trong khi bắt
mạch, chị ta khai “bí đái”.
Ở nhà chỉ có dượng Hai nên dượng
rất khó xử, v́ chỉ cứu có một huyệt thôi,
nhưng huyệt này nằm ngay trên xương mu của
chị. May cho dượng là
cô Hai đi chợ vừa về.
Dượng bảo chị nằm chờ ngoài bộ sạp
tre, để dượng chỉ cho cô Hai “cứu”. Thường th́ cô Hai cũng
biết sử dụng “ngăi cứu”, nhưng “cứu” ở
đâu th́ dượng phải chỉ cho. Sau khi chỉ cho cô rồi,
dượng vẫn ở trong nhà chờ kết quả, và
nhắc cô Hai đừng làm cháy rụi long người
ta. Cô Hai cười bảo tại
sao dượng không làm lấy phải chắc ăn
không? Th́ dượng thà
chết chứ chẳng chữa, v́ nó đồn khắp
xóm là nguy to. Khi chị ta xă
bầu tâm sự ngoài vách nhà nghe như b́nh bễ,
dượng Hai yên chí đă thành công. Dượng c̣n nhắc chị:
“Có yêu lắm th́ cũng phải xă
trước cho xẹp bụng rồi hăy lên giường”.
Nhà nghèo trong xóm nhờ
dượng Hai nên đỡ tiền đi bác sĩ ở
thị xă, hay vào nhà thương một cách vô lối. Bệnh nào chữa được,
dượng bảo đảm lành bệnh. Thường th́ chỉ có các
bệnh cảm cúm, trúng nắng, trúng gió, trúng hàn trúng
nhiệt là chủ yếu. C̣n
bệnh bao tử loét hay khó tiêu th́ dượng Hai chuyên
trị bằng thuốc ngoại rất công hiệu.
Nhưng đôi khi cũng có
những bệnh mà chính cô y tá Phương cũng đă làm
chết người, đó là dịch bị virus sốt
xuất huyết. Xóm Veo
nằm trong đường nước từ Đồng
Tháp Mười chảy ra, xuyên qua các ao tù nước
động lâu năm. Rồi
có một ngày, xă đă vét kinh rạch cho thông, nên
nước độc từ đó chảy ra trong vùng
đông dân cư, và các em nhỏ bị nhiễm bệnh. Cô Phương đă dùng cho
một đứa trẻ lên 8 tuổi đến hai
loại trụ sinh. Chỉ
trong ṿng một tuần, đứa trẻ kiệt sức
mà chết. Trụ sinh đâu
giết được virus.
Đúng ra chỉ cần dinh dưởng cho tốt,
ăn thức ăn giàu protein, chờ cho cơ thể có
đủ kháng tố trong người th́ sẽ tự nhiên
phục hồi. Điều
cần là trong khi chính khí suy yếu, đừng để
cho tà khí xâm nhập, đánh gục con bệnh tức
khắc. Những bệnh
ngặc nghèo như vậy, tuy dượng biết cách
chữa, nhưng có phần nguy hiểm. Dượng không muốn đánh cuộc với
may rủi, mà làm việc này phải 100% chắc chắn
thành công. Trường hợp
gặp khó, dượng Hai khuyên người nhà con bệnh
đem gấp xuống nhà thương, và nơi đó
họ thường cho nước biển vào cơ
thể, có thêm Vit C là đủ.
Chỉ cần coi sóc con bệnh đừng để
trúng gió trúng lạnh là an toàn.
Dượng Hai bỏ xa cô y tá
Phương là dượng biết bắt mạch
định bệnh chứ không dựa theo lời khai
của con bệnh, v́ trong vườn họ có biết ǵ
nhiều mà khai. Hơn thế
nữa, dượng biết dùng ngải cứu để
trị các bệnh hàn, suy nhược, cần phải
bổ. Có lần một lăo
già khoảng 65, đi từ ngoài đường cái vào
tới nhà dượng trong ruộng chừng 200 mét mà
phải ngồi lại nghỉ tới ba lần. Ông khai lưng đau. Có được bệnh
viện tỉnh gửi lên Bệnh Viện Chợ Rẫy
th́ người ta bảo có ba đốt xướng
sống bị cancer nên cho là hết thuốc chữa. V́ vậy, ông đến với
dượng có tính cách cầu may, “phước chủ, may
thầy”. Sau khi xem mạch,
dượng thấy thận của ông già này quá suy
nhược. Điều tra
thêm về thận, về sinh hoạt chăn gối
của ông trong tuổi xế chiều, có cái ông nói, có cái
không. Chính những cái ngập
ngừng không nói mới là điều nên khai báo thành
thật. Khi hỏi lăo chứ
có khi nào thử “coup double” không?
Lăo bảo muốn lắm mà không được. Đáng tiếc! Như thế là ông có chỗ tiêu
thụ đạn nên mới tiếc việc “muốn mà
chẳng được”.
Dượng bảo ông nằm dài trên phản gổ,
dượng cứu ở lưng và trên bụng. Dặn ông hai ngày sau đến
cho biết kết quả, nếu tốt th́ làm thêm,
bằng không có ǵ khá hơn là chữa sai rồi, không
chữa nữa, nên ông khỏi trở lại. Hai ngày sau, ông lăo chạy xe
đạp từ ngoài vào, thắng xe trước cửa,
miệng cười tươi rói. Ông bảo làm thêm đi, đă bớt nhiều
rồi. Hai ngày kế
tiếp, ông lại xin thêm một cử cứu nữa, và
sau đó không thấy ông trở lại. Có hôm, một người láng giềng của ông
lăo đến mua thuốc, nên dượng Hai hỏi xem ông
ấy bệnh t́nh thế nào rồi. Được biết là nay ông lăo trèo cây sua
đủa hái lá về nuôi dê.
Nhưng người khách ấy khuyên dượng Hai
đừng mất công, v́ ông ta có nhiều vợ bé dấu đầu
xóm trên hay cuối xóm
dưới. Đêm đêm hay
vắng nhà tới khuya mới về. Cứu không mất tiền, nhưng bổ cho lăo
làm lăo hăng quá độ, có ngày bị thượng mă
phong.
Trị bệnh th́ lắm
thứ, nên “lang bâm” bắt đầu nổi tiếng “mát
tay”. Dượng Hai thu hút bao
nhiêu khách và bán được thuốc với giá một
lời mười mà ai cũng thích mua, v́ thuốc của
dượng Hai uống vào th́ hết bịnh. Có ngày, cô Hai to nhỏ với
dượng Hai:
”Thấy anh
bảo mua dưới phố không đầy mười
thứ thuốc mà trị bá bệnh, thế là thế nào?”
Dượng bảo:
”Là nhờ cách
sử dụng hài ḥa và nhuần nhuyễn, giống như
Bác và Đảng thường dạy con chiên của họ
vậy.”
Nhưng cái vui kéo vào cái lo lắng
của cô Hai. Cô vẫn
chắc mũm là dượng Hai một ḷng yêu thương
cô, nhưng cũng ngại tiếng đồn không tốt
về dượng Hai.
Người ta bảo là “dượng Hai có máu be
de”. Trong xóm th́ có rất
nhiều nhà nuôi dê bán sửa.
Mà dượng Hai th́ không nuôi dê nhưng có mùi dê. Mấy cô ham mê tửu sắc
thường đến với dượng mà than rằng:
“Sao anh ấy làm tôi quá mệt,
huyết trắng ra hoài, làm sao đây dượng?”
Dượng
bảo:
”Cái này phải
hỏi cô Hai, dượng không trả lời
được!”
Thế là cô Hai
có dịp bán thuốc cho phụ nữ, cũng là thuốc
gia truyền của người ta bán dưới phố,
chứ chẳng phải cô Hai tự bào chế lấy. Nhưng mỗi lần như vậy,
dượng Hai xem mạch rất tỉ mỉ, rất lâu,
và hỏi hang con bệnh rất nhiều, về t́nh duyên,
về vệ sinh chăn gối, và về những thứ
mà các cô cứ cười mĩm chứ không trả
lời. Rồi họ
đồn rằng:
“Dượng Hai be de, hỏi ǵ mà
hỏi thiếu điều tuột quần người ta
luôn”.
Sau đó, khi ban
đêm tối trời mà có ai đến mua thuốc,
thường th́ dượng Hai đứng trong cửa
sổ bảo người bệnh đưa tay mà bắt
mạch, nhưng v́ tiếng đồn quá ư bất
tiện nên dượng không bán thuốc ban đêm, và
đợi họ tự ư đưa tay cho bắt mạch
mới bán thuốc.
Một hôm, có
một chị góa chồng, chồng VC chắc bị
dượng thả bom bắn chết không chừng,
nhưng nay cần đến dượng th́ đến
nhờ dượng bán thuốc chữa bệnh lâu năm. Ngồi ngoài thềm nhà
trước bên cạnh chị để hỏi hang,
dượng chỉ mặc cái quần xà lỏong không có
quần lót. Chị ta nói không
nghe rơ nên dượng xích lại gần để nghe cho
rơ. Xích vào th́ chị ta xích ra,
nghe không rơ làm sao cho thuốc.
Khi cô Hai về, chị mới yên tâm khai bệnh cho cô
để dượng cho thuốc.
Nội cái cầm lấy tay các cô
các chị qua song cửa sổ đă làm dượng Hai
nổi tiếng “Dê Xồm” rồi. Nhưng có một ngày, một ông bạn hàng xóm
đến phân trần với dượng Hai, cháu đă 4
đứa rồi mà chẳng được cháu nội trai,
toàn là bánh bèo cả, không người nối giỏi là
điều buồn mà không thỏ thẻ cùng ai. Thế là dượng Hai phán ngay:
”Anh về
bảo cháu trai lại đây tôi chỉ cách”.
Mấy hôm sau,
thằng Đực mang thân vậm vỡ tới, sẵn
sàng nghe dạy bảo một cách ngoan ngoản. Dượng hỏi:
“Từ
trước làm t́nh như thế nào mà chẳng sanh một
đứa cháu nội trai cho cha cháu vậy”
Cứ nghe theo
dượng là chắc mẫm v́ dượng chỉ có con
trai. Ôi thôi! kỳ này th́
dượng Hai sẽ phải đánh cuộc với
tiếng tăm của ḿnh.
May cho dượng là thằng trai nông thôn kia là thứ
“fast worker”, vừa đánh vừa chạy, nên không lần
nào làm cho bà xă “hài ḷng” cả.
Dượng bảo:
”Nghề chơi
cũng lắm công phu, chứ chú mày chỉ sướng êm
một ḿnh th́ tội cho nàng quá đi!”
Theo khoa học
chứng minh th́ chưa ai có thể làm sao chọn giống
cho con ḿnh được.
Nhưng có một điều là chắc mũm, tinh
trùng tạo con gái th́ sống lâu, c̣n tinh trùng tạo con trai
th́ chết yểu. V́ thế,
dượng dạy cho hắn ta:
“-Canh ngày lành tháng tốt, đúng
vào lúc trứng rụn rồi hăy hành quân.
-Kế đó là phải nựng
nịu cho “em nổi hứng” lên đă, chừng nào “em
chịu không nổi” nữa mới ra tay. -Khi ra tay th́ phải nằm
thế nào mà “rót” thẳng vào tử cung một triệu con
lăn quăn một lượt , và ---“giữ ấn sâu”
vào chứ “đừng thụt như thợ rèn” là không
được.
V́ vậy
phải kê gối dưới đít cho nàng ưởng lên
cao, và chú mày b́nh tỉnh ấn vào sát luôn cho đến
khi cô em bảo
thôi th́ mới rút binh. Ngày hôm
sau, nếu thấy em miệng cười tủm tỉm,
má đỏ hồng hồng, cả ngày không ngớt khen chú
mày là tốt rồi. Cứ
bồi tiếp ba đêm, mỗi đêm một lần thôi,
đúng vào thời điểm đă định là sẽ có
kết quả tốt.”
Năm đó, cô
nàng sanh trai, và dượng Hai được một
đầu heo quay. Và cũng
từ đó, tiếng tốt đồn xa, tiếng
xấu cũng đồn xa.
“Lang bâm” cũng là dượng, “lang ba...lăm” cũng
là dượng.
htth