NỀN GIÁO DỤC HOA KỲ

Nguyễn Phụng

 

Bài này trích trong Tập San Hoài Bảo Quê Hương số 2 của các CSV/QGHC, đăng dưới tựa đề "Vài Nhận Xét Về Nền Giáo Dục Hoa Kỳ Và Con Em Việt Nam."

Vấn đề nan giải của trường học Hoa Kỳ cách đây chừng 40 năm là kẹo cao su; Kẹo cao su rất tai hại vì dính vào tóc và áo quần. Vấn đề nan giải bây giờ là súng đạn; súng đạn rất tai hại vì biến nhiều lớp thành cảnh chiến trường. Giải pháp cho hai vấn đề tai hại trên là cấm học sinh đem kẹo cao su và súng đạn vào trường; thành quả của giải pháp đó là học sinh rất ngoan ngoản trong việc không ăn kẹo cao su trong lớp, nhưng lại ất không ngoan ngoãn trong việc không đem súng đạn vào trường học. Đó là một trong nhiều tệ trạng của nền giáo dục Hoa KỲ. Trong Bài ngắn này, chúng tôi xin nêu lên vài điểm đáng chú ý của tổ chức giáo dục Hoa Kỳ và trình bày vài lời khuyên tổng quát để giúp phụ huynh Việt Nam trong việc theo dõi và khuyến khích con em học hành.

VÀI SỐ THỐNG KÊ GIÁO DỤC

Tháng 6 năm 1998 vừa qua, sở kiểm tra dân số Hoa Kỳ công bố là đến 42% người Mỹ gốc Á Châu từ 25 tuổi trở lên tốt nghiệp văn bằng cử nhân hay cao hơn, trong khi đó tỉ số này của người Mỹ da trắng, Mỹ da đen và người Mỹ gốc Nam Mỹ theo thứ tự chỉ là 25%, 13% và 10% [1]. Tỉ số tốt nghiệp của người Mỹ gốc Á Châu cao hơn tỉ số tốt nghiệp của người Mỹ da trắng nhiều, và đó là một điều được các nhà nghiên cứu giáo dục Hoa Kỳ đang lưu ý. Ngoài ra, nếu chỉ kể lứa tuổi từ 25 đến 29 thì tỉ số tôt nghiệp của người Mỹ gốc Á Châu lên đến 50%, vượt càng xa hơn tỉ số tốt nghiệp của người Mỹ da trắng (21%), da đen (14%), và người Mỹ gốc Nam Mỹ (11%) [2].

Tỉ số người Mỹ gốc Á` Châu từ 25 tuổi trở lên tốt nghiệp văn bằng cử nhân hay cao hơn rất là cao, nhưng sự thành đạt về học vấn nói chung của người Mỹ gốc Việt Nam rất là khiêm nhường: trong 10 nhómngười Mỹ gốc Trung Hoa, Phi Luật Tân, Nhật Bản, Aán Độ, Đại Hàn, Việt Nam, Thái Lan, Lào Cambuchia, và Hmong, người Mỹ gốc Việt Nam chỉ cao hơn ba nhóm người Lào, Cambuchia và Hmong mà thôi [3].

Sự thành đạt khá khiêm nhường về học vấn của người Việt Nam so với các nhóm người Á Châu khác có thể giải thí`ch bằng mấy lý do sau đây. Theo sắc luật Di Dân năm 1965, chính phủ Hoa Kỳ dành rất nhiều ưu tiên cho các di dân có bằng cấp đại học hay kỹ năng trong các ngành chuyên môn và y khoa. Chính sách này thu hút rất nhiều nhân tài từ các nước Á Châu, gây ra nạn thất thoát tài năng và khủng hoảng đầu tư nhân sự tại các nước này.. Ngoài ra, cũng theo luật đó, nghiệp đoàn công nhân Hoa Kỳ có rất nhiều ảnh hưởng trong việc ấn định số lượng và tiêu chuẩn của sự di nhập công nhân. Hậu quả trực tiếp của ảnh hưởng này là giới lao đ6ng Á Châu ít được vào Hoa Kỳ. Sau cùng, chương trình đoàn tụ gia đình cho phép di dân Á Châu bảo lãnh cha mẹ, anh em họ vào Hoa Kỳ; những người này, vì lý do căn bản gia đình, quyền lực kinh tế hoặc giai cấp xã hội, thường là những người có học lực rất cao như những người bảo lãnh họ vào Hoa Kỳ.

Người Việt Nam đến Hoa Kỳ trong một hoàn cảnh vô cùng đau thương, bất ngờ và chẳng bao giờ vì lý do kinh tế, ước mơ vật chất nhà cao cửa rộng. Họ là những người may mắn vượt qua được biên giới Thái Lan; họ là những người không chịu chìm xuống lòng biển Thái Bình Dương;họ la ønhững người đến đây sau bao nhiêu năm chịu đủ thứ cực hình trong các trại tù cọng sản. Họ đến đây chỉ với mảnh áo che thân. Họ không đến đây với cà va li đầy ngập chứng từ tài sản, chương mục tiết kiệm, bằng cấp đại học, giấy khen thưởng, chứng chỉ tốt nghiệp lớp Anh ngữ, tờ báo cáo điểm TOEFL như những người Aán Độ, Đài Loan, Hồng Kong hay Nhật Bản. Vì thế xin quý vị phụ huynh đừng quá quan tâm đến mấy số thống kê trên đây. Nếu quí vị viếng thăm các trường đại học nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ như Harvard, Yale, Stanford, hay Duke, quý vị sẽ thấy nhiều người trẻ Việt Nam đang tranh đua với bao nhieu người trẻ khác. Nếu quý vị đọc danh sách sinh viên tốt nghiệp của mỗi trường công lập nỗi tiếng nhất của mỗi tiểu bang, quý vị sẽ thấy nhiều tên Nguyễn, Lê, Trần, Phan quen thuộc. Và rồi đây quý vị sẽ thấy nhiều người trẻ Việt Nam hơn và nhiều tên Việt Nam hơn. Đó không phải chỉ là một ước mơ xa xôi, mà là một dự đoán có thể tin được vì chỉ 20% người Mỹ gốc Việt Nam sinh tại Hoa Kỳ (Tỉ số thấp nhất trong nhóm Mỹ gốc Á châu [4] trong khi tỉ số đo ùcủa người Aán Độ, Đài Loan và Nhật Bản rất là cao.

VÀI ĐIỂM ĐÁNG NÓI VỀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC HOA KỲ.

Tổ chức giáo dục Hoa Kỳ phức tạp vì thể chế liên bang, phương thức tài trợ gáo dục, nạn kỳ thị chủng tộc, va sự khác biệt trong các quyết định và thi hành chính sách giáo dục của các chính quyền địa phương và tiểu bang. Sau đậy là mấy điểm phụ huynh nên biết để theo dõi sinh hoạt giáo dục và việc học hỏi của các con em.

  1. Hoc Sinh Hoa Kỳ Học Giỏi Và Học Dỡ. Gần 83% con em Hoa Kỳ tốt nghiệp trung học.[5] Đó là một thành quả đáng kể, tuy vậy khả năng học vấn của học sinh tốt nghiệp khác biệt rất nhiều, khoảng cách giữa nhóm giỏi nhất và kém nhất quá lớn. Nếu xếp hạng học sinh tốt nghiệp theo thứ tự từ giỏi nhất đến dỡ nhất thì 5% những người giỏi nhất là thành phần ưu tú nhất thế giới, chẳng mấy ai bì kịp. Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ là nước của những người phát minh với bằng phát minh trong mọi lãnh vực kỹ thuật; và đó cũng là lý do tại sao gần nửa giải thưởng Hòa Bình Thế Giới Nobel về tay người Hoa Kỳ. Mười lăm phần trăm những người tiếp theo là những người rất giỏi, họ là những người điều hành guồng máy Hoa Kỳ, giữ vững vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ trong thị trường thế giới và trong các cuộc tranh chấp quốc tế. Tuy vậy, kể từ dưới lên trên khoảng chừng 40% học sinh tốt nghiệp lal5I rất kém, nhất là thành phần dỡ nhất. Những người này không đọc và viết thông thạo, không làm nỗi vài con toán số học căn bản, không lãnh hội nỗi những khái yếu của khoa học thực nghiệm; họ dỡ hơn nhiều học sinh tốt nghiệp trung học tại các nước chậm tiến.
  2. Hai sự kiện trên đây—gần 83% con em Hoa Kỳ tốt nghiệp trung học và sự cách biệt lớn lao giữa những người giỏi nhất và kém nhất—có thể giải thích bằng hai động lực tương khắc trong hệ thống giáo dục Hoa Kỳ. Giáo dục trung và tiểu học Hoa Kỳ miễn phí và cưỡng bách, mỡ rộng cho mọi tầng lớp dân chúng, hậu quả là cơ hội học hỏi được phân phối tuyệt đối đồng đều cho mọi gia đình , cho mọi địa phương, và đó là lý do tại sao tỉ số tốt nghiệp trung học rất cao. Mặt khác, giáo dục Hoa Kỳ hướng quá nhiều về tự do cá nhân và tự do của các địa phương trong việc thiết lập chương trình giáo dục, và mở rộng cửa cho các nhóm áp lực, đặt nhu cầu chính trị vào tiêu chuẩn của các kỳ khảo hạch và sự điều hành giáo dục. Vì hai lẽ đó, kiến thức và kỹ năng của học sinh tốt nghiệp thay đổi tùy theo địa phương và từng nhóm sắc tộc.

    Nói theo kiểu của các chuyên viên nghiên cứu giáo dục, cơ hội học hỏi được phân phối tuyệt đối đồng đều giữa các con em, nhưng kiến thức và kỹ năng thu lượm được ở nhà trường lại phân phối rất bất đồng đều giữa các con em, nhất là giữa các con em trong các nhóm sắc tộc. Sự đồng đều về cơ hội học hỏi là điều kiện cần thiết chứ không phải làđiều kiện ắt có để đưa đến sự khá đồng đều về kiến thức kỹ năng thu lượm ở nhà trường;và điều kiện ắt có đó là sự yêu chuộng học hỏi và hoàn cảnh gia đình thuận lợi cho việc học hỏi.

    Rất khó định nghĩa và đo lường sự yêu chuộng học hỏi và hoàn cảnh gia đình thuận lợi cho sự học hỏi vì tính cách trưù tượng và chủ quan của hai ý niệm đó. Tuy vậy, khi một học sinh trốn học rồi bỏ học, học sinh đó không yêu chuộng học hỏi và có thể cha mẹ học sinh đó không đặt nặng vấn đề học hỏi. Khi cha mẹ ly dị, hoàn cảnh gia đình bớt hay hết thuận lợi cho việc học hỏi của các con cái. Hai cách đo lường này tuy không hoàn hảo nhưng phản ành khá chính xác tình trạng học hỏi của các con em Mỹ gốc Phi Châu, gốc Nam Mỹ và gốc người bản xứ (Da Đỏ). Tỉ số bỏ học của con em Việt Nam rất thấp so với các nhóm chủng tộc khác, và tỉ số gia đình ly dị cũng rất thấp. Đó thật là một điều may mắn.

  3. Mục Tiêu Giáo Dục.- Quan niệm giáo dục là một phương tiện để xã hội truyền lại kiến thức và giá trị cho hậu thế được mọi người chấp nhận, nhưng kiến thức và giá trị nào ưu tiên hơn là một bất đồng kinh niên tại Hoa Kỳ. Nhiều gia đình Mỹ da trắng trung lưu cho rằng giáo dục là phương tiện xây dựng dân chủ và tạo lòng yêu nước; giáo dục giúp giới trẻ hiểu biết giá trị của xã hội và tạo những ước muốn chính đáng cho những công dân tương lai đó. Các gia đình thuộc nhóm chủng tộc thiểu số, tuy không chóng đối quan niệm trên, nhưng tin rằng mục đích tối hậu của giáo dục là hàn gắn những rạn nứt, bất công xã hội và hận thù giữa những chủng tộc. Đối với một gia đình di dân đang vất vả kiếm sống, giáo dục là con đường duy nhất để giảm thiểu sự nghèo khó, sự cách biệt về lợi tức và phương tiện sinh sống giữa những người đang sống trên nước Mỹ. Trong vài trường hợp đặc biệt, đối với một số gia đình, giáo dục chỉ là phương cách để giảm tai nạn lưu thông, chiến thắng nạn ma túy, chấm dứt nạn thiếu niên lang thang ngoài phố hay trong các thương xá, và giữ trẻ(bằng cách dạy đọc, viết, và làm toán) miễn phí để cha mẹ đi làm.
  4. Vì giáo dục Hoa Kỳ hướng quá nhiều về chủ nghĩa cá nhân và mở rộng quá nhiều để đón nhận các yêu sách địa phương và áp lực chính trị, nên mục đích của giáo dục chỉ là mối tương quan giữa giáo dục và hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình hay mỗi nhóm người. Phụ huynh Việt Nam có thểkhông đồng ý hoàn toàn với các mục tiêu trên nhưng chắc nhìn thấy mối tương quan này. Trong hoàn cảnh hiện tại của nhiều gia đình Việt Nam quan niệm thiết thực nhất là quan niệm theo đó giáo dục là con đường duy nhất để giảm thiểu sự nghèo khó, sự cách biệt về lợi tức và phương tiện sinh sống giữa những người đang sống trên nước Mỹ. Mấy con số thống kê sau đây về lợi tức đồng niên tính theo đầu người của các nhóm người Mỹ gốc Á châu chắc sẽ giúp phụ huynh thấy rõ điều nhận định trên là một nhận định thiết thực:Nhật Bản ($19,373), Aán Độ ($17,777), Trung Hoa ($14,876), Phi Luật Tân ($13,616), Thái Lan ($11,970), Đại Hàn($11.177), Việt Nam($9,032), Lào($5,597), Cambuchia($5,120)và Hmong($2,692)[6].

    Trong các nước tiền tiến, Hoa Kỳ là nước có chỉ số phân phối lợi tức bất đồng đều nhất, người giàu có nuôi chó, mèo với nhiều tiện nghi(như đồ ăn ngon, bổ, và thuốc men để chữa hoặc phòng bệnh.) hơn là gia đình nghèo khó nuôi con cái họ. Nhưng một điều may là nền giáo dục Hoa Kỳ rất là cấp tiến, mở rộng cho mọi tầng lớp và chủng tộc. Giáo dục trung tiểu học miễn phí và cưỡng bách; hơn 3,000 trường đại học công và tư thu nhận sinh viên đủ mọi trình độ; 750,000 cơ quan cấp học bổng cho sinh viên, 80% học bổng đó không đòi sinh viên phải học thật giỏi; tuy kỳ thị chủng tộc vẫn là một hiện trạng xã hội, nhưng luật lệ về kỳ thị chủng tộc khá bao quát và áp dụng toàn diện cho mọi định chế giáo dục. Đặc tính cấp tiến và dân chủ của nền giáo dục Hoa Kỳ biểu lộ rõ ràng nhất qua sự thiết lập và điều hành các trường đại học công lập. Hơn một nửa trường đại học Mỹ là trường công, và đó là rường cột của nền giáo dục Mỹ. Tôn chỉ của các trường này là chương trình giáo dục phải thật hay để những con em thông minh nhất cũng hãnh diện là sinh viên của các trường này và học phí phải thật hạ để những con em của những gia đình nghèo khó nhất cũng có thể theo học được.

    Sự cách biệt về lợi tức giữa những người giàu và người nghèo là đặc tính chủ yếu của nền kinh tế Hoa Kỳ trong đó cạnh tranh là phương châm sinh hoạt và bình đẳng chính trị (như quyền đi bầu), chứ không phải bình đẳng kinh tế (như phương tiện sinh sống), là điều chủ yếu. Và theo đó, bình đẳng về cơ hội học hỏi, chứ không phải bình đẳng về kiến thức/kỹ năng thu lượm ở trường học, là điều nhất thiết phải có. Nói rõ hơn, bình đẳng về kiến thức/kỹ năng thu lượm ở trường học là điều đáng quý nhưng không cần phải thực hiện với bất cứ giá nào. Bổn phận của chính phủ là thực hiện sự bình đẳng chính trị và bình đẳng về cơ hội học hỏi;tiến tới sự bình đẳng về phương tiện sinh sống và kiến thức/kỹ năng thu lượm ở trường là trách nhiệm của từng gia đình và cá nhân. Người Việt chúng ta hoan nghênh sự bình đẳng về cơ hội học hỏi sẵn sàng chấp nhận mọi tranh đua. Với truyền thống coi trọng giáo dục, với sự chịu đựng và hy sinh tất cả cho con cái, và với một quan niệm thiết thực về giáo dục(giáo dục là con đường để giảm thiểu sự cách biệt về phương tiện sinh sống giữa chúng ta và những người khác.), chúng ta không yếu thế mấy trong cuộc tranh đua này.

    Mục đích của giáo dục không chỉ hạn hẹp trong việc truyền bá kiến thức và kỹ năng mà còn phải dào tạo một thái độ thích hợp cho lớp người trẻ. Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ đang đi vào một khúc quanh ngặt nghèo vì không thực hiện nỗi sứ mệnh trọng yếu thứ ba này. Các nhà giáo dục Hoa Kỳkhông kham nỗi;họ cầu cưu’ cha mẹ, cơ sở tôn giáo, tổ chức ái hưũ và cảnh sát đến hổ trợ. Đó là một thử thách lớn lao cho phụ huynh Việt Nam.

    Bàn về một thái độ thích hợp cho lớp người trẻ, hai câu hỏi cần nêu ra:Thái độ đối với gì?Thế nào là một thái độ thích đáng? Câu trả lời cho câu hỏi thứ hai tùy thuộc vào câu hỏi thứ nhất. Các nhà giáo dục nhắc nhở học sinh phải có một thái độ chí`nh đáng đối với chính mình, gia đình, xã hội và quốc gia. Cái thái độ chính đáng đó không xa lạ gì đối với phụ huynh Việt Nam và quý vị chẳng bao giờ có đủ thì giờ để lo âu, suy nghĩ về những thái độ đó.;ở đây, chúng tôi xin bàn đến một thái độ thích đáng khác. Nếu mục tiêu của giáo dục là để giảm thiểu sự cách biệt về phương tiện sinh sống giữa chúng ta và những người khác thì trong hoàn cảnh hiện tại của con em Việt Nam, thái độ thích đáng là thái độ đối với kiến thức.

    Nếu nhiều người Việt Nam giàu có và làm chủ nhiều phương tiện sản xuất, người Việt chúng ta sẽ có một ít quyền lực kinh tế. Nếu nhiều người trong chúng ta am hiểu tình hình chính trị, tham gia bầu cử đều đặn và dùng lá phiếu một cách hữu hiệu, chúng ta sẽ có một ít quyền lực chính trị.[7] Tương tự, nếu hầu hết con em chúng ta đểu học hành đến nơi đến chốn và hiểu biết (nghĩa là có bằng cấp và nhận biết sự việc chung quanh, hay nói cách khác, chúng là người có trí thức và tri thức) chúng ta sẽ có một ít quyền lực. Kiến thức là quyền lực. Sự tương quan giữa ba quyền lực là một vấn đề phức tạp vì liên quan đến câu hỏi con gà hay cái trứng cái nào có trước. Tuy vậy, trong hoàn cảnh hiện tại với quyền lực kinh tế và chính trị gần bằng số không, quyền lực bắt nguồn từ kiến thức là quyền lực tối hậu. Người Anh Mỹ thường dùng hai động từ deal và appeal để mô tả vị thế của một người hay một tổ chức trong các cuộc tranh châp. Trong một cuộc tranh chấp người có quyền lực sẽ đối phó, đương đầu (deal);người không có quyền lực chỉ còn biết năn nỉ, van xin (appeal). Một thái độ chính đáng đồi với kiến thưc là một thái độ chính đáng của con em Việt Nam trong việc học hành.

    Kiến thức là quyền lực tối hậu. Trong cuộc sống hằng ngày, con em không sớm thì muộn sẽ phải đương đầu với nhiều người với nhiều thành kiến, tư tưởng kỳ thị. Khi con em là một đối tượng của những người ưa kỳ thị này, một trong hai trường hợp sau đây sẽ xãy ra. Nếu con em thực sự có kiến thức—kiến thức chuyên môn và kiến thức tổng quát do sự phát triển cá nhân toàn diện sẽ nói dưới đây—con em là bằng chứng sống động về sự u mê của những người đó;con em là bài học cụ thể về tương quan nhân sự cho những người đó;con em là lời nhắc nhở rằng Hoa Kỳ là nước của những người di dân, sự thành công của Hoa Kỳ là sự thành công của những người di dân với quyết tâm và khả năng, và sau cùng, chính con em là người cải hóa những người đó. Ngược lại, nếu con em chỉ là hạng thờ ơ, không trí thức chẳng tri thức, con em chỉ bón phân và tưới nước cho cây kỳ thị trong những người dó cho càng ngày càng thêm tươi tốt.

  5. Xã Hội Giai Cấp Dựa Trên Bằng Cấp.- Xã hội Hoa Kỳ là một xã hội giai cấp, một xã hội giai cấp dựa trên bằng cấp. Trong một xã hội giai cấp, giai cấp ưu đãi nhất hưởng hết mọi đặc quyền xã hội và giai cấp kém ưu đãi nhất phải gánh gánh nặng xã hội và chịu nhận tất cả thiệt thòi khác. Hoa Kỳ đã vượt qua giai đoạn phát triển nông nghiệp và đại kỹ nghệ từ lâu và đang tiến sâu vào giai đoạn phát triển dịch vụ với chủ hương tăng gia mức tiêu thụ quần chúng. Tuy định chế giai cấp xã hội dựa trên bằng cấp là một hậu quả trực tiếp của việc phát triển kinh tế và kỹ thuật, định chế này đưa đền sự tập trung quyền lực kinh tế và chính trị trong tay một nhóm thiểu số và dành một số nghề nghiệp với lương cao và nhiều trọng vọng cho một số người có bằng cấp. Nhiều người cho rằng tuyển chọn theo bằng cấp họp với tiêu chuẩn hiệu năng và quản trị khoa học;điều này là một sự thật nhưng một sự thực khác làtiêu chuẩn hiệu năng này không đưa đến sự phát triển toàn vẹn tài năng cho mọi tứng lớp và mọi nhóm chủng tộc trong xã hội.

Sở kiểm tra dân số Hoa Kỳ và nhiều cơ sở thống kê kinh tế và nhân dụng thường phổ biến lợi tức đồng niên của những người tốt nghiệp trung học, đại học, cao học…Tháng 6 năm 1998 vừa qua, sở kiểm tra dân số Hoa Kỳ thông báo lợi tức hằng năm và bằng cấp như sau:Không có bằng Trung Học ($15,001), tốt nghiệp Trung Học ($22,154), tốt nghiệp đại học ($38,112), tốt nghiệp cao học ($61,317)[8]. Đó là một khía cạnh của xã hội giai cấp dựa trên bằng cấp.

Sự liên quan giữa bằng cấp và lợi tức thường được đề cập đến trong các tường trình về nhân dụng, tài liệu tu nghiệp và hướng dẫn giáo dục. Trong các tài liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của giáo dục, sự liên quan này thường được tóm lược bằng nhiều phương trình toán học. Đây là một phương trình, phương trình đơn giản nhất, Y=aX+b;trong đó Y là lợi tức đồng niên, a là lợi tức do một năm đi học mang đến, X là số năm đi học,b là lợi tức nhận được dù không đi học năm nào hết. Nếu phương trình lợi tức của một ngành chuyên môn nào đó là Y=5000+1000X, thì một người không đi học năm nào hết, một năm chỉ kiếm ra $5,000;một người có bằng trung học (nghĩa là có 12 năm học) sẽ lãnh $17,000; và một người có bằng cử nhân (nghĩa là có 16 năm học) sẽ đem về nhà $21,000. Phương trình trên tuy chỉ có giá trị giáo khoa(vì quá đơn giản, không phản ánh đúng sự thật) nhưng gói ghém được những chủ yếu cũa xã hội bằng cấp Hoa Kỳ.

Xã hội giai cấp dựa trên bằng cấp Hoa Kỳ tuy gây ra thiệt thòi cho giai cấp kém được ưu đãi, giai cấp không bằng cấp, nhưng không tệ hại như những xã hội dựa trên căn bản gia đình. Tại Nhật, ngày trọng đại nhất trong đời của một học sinh Nhật là ngày học sinh đó trúng tuyển vào đại học;hỏng thi, học sinh đó phải theo các trưòng kỹ thuật; căn bản gia đình đóng một vai tròtrong sự vui buồn của ngày đó. Tại Anh, để có cơ hội được nhận vào các trường đại học lớn như Cambridge hay Oxford, học sinh phải theo học các trường tư có nội trú đặc biệt như Eton, Harrow, Rugby, St.Paul, Winschester. Những trường này rất đắt, chọn lựa gắt gao và hướng chương trình giáo dục toàn diện về giá trị, nhu cầu và thể cách của giới hượng lưu. Tại Pháp, bước đầu của việc chuẩn bị cho đại học và các trường lớn, grandes écoles, là trúng tuyển vào các trường trung học công lập, lycées. Các kỳ thi tuyển vào các trường này rất khó, và ảnh hưởng của gia đình rất quan hệ. Thi tuyển vào các trường lớn như trường Bách Khoa Kỹ Thuật (Ecole Polytechnique), trường Cao Đẳng Sư Phạm (Ecole Normale Supérieure), trường Quốc Gia Hành Chánh(Ecole Nationale d’Administration), và Học Viện Nghiên Cứu Chính Trị(Institut d’Etudes Politiques) càng khó khăn hơn nữa, kết quả là chỉ con em gia đình có thế lực kinh tế, chính trị mới có cơ hội theo học các trường này.

Xã hội Hoa Kỳ, xã hội giai cấp dựa trên bằng cấp gây ra nhiều bất công, một trong những bất công đó là bằng cấp giúp một nhóm thiểu số chuyển hóa sự ưu đãi xã hội thành quyền lợi riêng tư và đồng thời buộc một nhóm đa số khác chấp nhận sự thiếu ưu đãi xã hội thành sự yếu kém vĩnh viễn của cá nhân mình. Tuy vậy, xét cho kỹ, sự bất công đó có thể vượt qua tương đối dễ dàng vì ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình trong vấn đề học vấn không quá mạnh mẽ như ở Nhật, Anh vàPháp. Người Việt chúng ta tuy chưa có sự ưu đãi nào(ngoài sự bình đẳng về cơ hội học hỏi) để biến chúng thành quyền lợi riêng tư;tuy vậy, nếu chúng ta tiếp tục coi trọng giáo dục, sự thiếu ưu đãi xã hội chắc chắn sẽ không trỏ thành sự bất lực hay tàn tật vĩnh viễn của chúng ta.

 

VÀI LỜI KHUYÊN

Sau đây là mấy lời khuyên tổng quát để giúp phụ huynh Việt Nam trong việc theo dõi và khuyến khích con em học hành.

  1. Học Hỏi.-Cha mẹ Việt Nam thường khuyên con cái ráng học hỏi, nghĩa là ráng học để chóng giỏi và ráng hỏi thầy hay bạn để hiểu tường tận vấn đề. Đây là một lời khuyên quí báu vì học không hỏi là học một cách thụ động, học bằng cách đón nhận vô điều kiện. Lời khuyên cổ truyền trên vẫn còn quý báu và có lẽ quý báu hơn bao giờ hết vì đặc tính của nền giáo dục Hoa Kỳ:tương quan năng động giữa thầy dạy và học sinh/sinh viên là một điêu kiện cần để việc học có hiệuä quả. Hỏi đúng lúc, đúng cách và với lòng thành thật cầu tiến là cách tốt nhất để thiết lập tương quan năng động đó. Dưới mắt của thầy dạy, trước một vấn đề cần giải quyết, khi một học sinh nêu lên một câu hỏi đúng lúc và đúng cách, học sinh đó đã giải quyết gần nửa vấn đề. Tuy hỏi đúng lúc và đúng cách là một đức tính, không có câu hỏi nào là câu hỏi dỡ hết. Một câu hỏi mơ hồ, chấp nối vụng về, vẫn là một câu hỏi hay vì nó phản ảnh một sự thực về mối tương quan giữa người dạy và người học về một vấn đề nào đó., nghĩa là câu hỏi vụng về đó nói lên một điều gì.

Cha mẹ Việt Nam thường nhắc con em khi học nhớ hỏi thầy hỏi bạn, giờ đây xin quý vị nhắc thêm con em hỏi chính con em. Giáo dục Hoa Kỳ hướng nhiều về tự do ca ùnhân, tinh thần tự lập, sáng kiến và óc tưỡng tượng, vì thế ít theo một mô thức cứng rắn trong việc giảng dạy. Hậu quả của lối giảng huấn này là học sinh/sinh viên phải biết chọn lựa và sấp xếp kiến thức, và giáo dục được coi như là sự chuyển hóa kiến thức khách quan (kiến thức sách vỡ) thành kiến thức chủ quan(kiến thức đã do người học tiêu hóa). Học sinh/sinh viên phải làm việc chuyển hóa này, và để thành công học sinh/sinh viên phải hỏi rất nhiều, hỏi thầy, bạn, và nhất là phải hỏi chính mình.

Nếu một em học sinh phải học một chương sách, em đó nên tự hỏi mấy câu hỏi sau đây trong và sau khi đọc:

*Tại sao em phải đọc chương sách này?

*Về vấn đề bàn trong chương sách này em đã biết được những gì?

*Điểm chính của vấn đề này là gì?

Trong những điểm nêu lên trong chương sách, điểm quan trọng nhất đối với em?Tại sao? Làm sao để nhớ điểm đó?

Những điều nêu lên trong chương sách hòa hợp hay xung khắc với những điều em đã biết? Trong trường hợp nào em có thể áp dụng những điều em thu lượm được từ chương sách này?

Hãy tưỡng tượng một du khách đang trên đường đến một vùng đất lạ mà anh ta hằng mơ ước. Muốn đến vùng đất lạ đó anh ta phải hỏi rất nhiều, hỏi những người anh ta gặp trên đường và hỏi chính mình. Nếu chẳng may anh chỉ gặp toàn những người hững hờ, câu trả lời của họ chẳng ích lợi mấy, anh ta phải tự hỏi lấy chính mình rất nhiều.. Giáo dục, nhất là giáo dục Hoa Kỳ, là một hành trình đến vùng đất lạ. Trong cuộc hành trình này con em là những người du khách, phải hỏi rất nhiều. Nếu chẳng may con em Việt Nam chúng ta phải theo học những trường tổ chức kém chu đáo hay những trường trong các khu nghèo khó, gặp những thầy dạy chẳng mấy yêu nghề, sách giáo khoa viết lung tung(và đây là một sự thường tình) thì việc hỏi lấy chính mình càng thêm quan trọng.

2.Học Thêm.- Học thêm ở Việt Nam trước 1975 là một áp lực chiến tranh: rớt tú tài một em đi Đồng Đế, rớt tú tài hai anh đi Thủ Đức. Học thêm ngày nay tại Việt Nam là một thảm trạng giáo dục:thầy giáo nào ngoài lớp dạy ở trường cũng mỡ lớp dạy thêm;học sinh chịu bỏ tiền ra học lớp dạy thêm của thầy thì được điểm tốt, đứng hạng cao;học sinh nghèo không theo lớp dạy thêm thì đội sổ. Để vào các trường trung học công lập hay các trường đại học lớn học sinh/sinh viên Pháp phải học thêm rất nhiều. Tại Nhật, chỉ 30% học sinh tốt nghiệp trung học được vào đại học vì các kỳ thi nhập học rất khó. Học thêm chuyên cần dài hạn tại các lò luyện thi, juku, là con đường tốt nhất để vào đại học.

Học thêm tại Hoa Kỳ không quan trọng và không có một qui mô nào cả. Ngay cả các kỳ thi quan trọng như SAT cho học sinh trung học, GRE cho học sinh đại học, và các kỳ thi chuyên môn để vào các trường luật khoa, y khoa, việc học thêm không phải là mối quan tâm lớn của học sinh/sinh viên và cha mẹ. Trong hoàn cảnh của chúng ta, vì năm học ở đây không dài lắm và ngày học cũng không nhiều giờ lắm và vì học sinh/sinh viên Hoa Kỳ bận rộn với nhiều thú vui và sinh hoạt khác, nên học thêm trở thành quan trọng và có thể là yếu tố quyết định.

Học thêm không có nghĩa là học từ chương đêm ngày hay học cách thi; học thêm là phát triển cá nhân với sự hổ trợ của gia đình để bù vào nhiều khiếm khuyết trong chương trình giáo dục Hoa Kỳ. Học thêm giúp con em tăng cường kiến thức tổng quát, trau dồi nghệ thuật viết văn và nói chuyện, luyện tập kỹ thuật phân tích và tổng hợp, biết cách nghỉ ngơi và luyện tập thân thể. Các nhà lãnh đạo giáo dục thường nói đến mấy điều này, nhưng đến nay chẳng mấy gia đình thực hiện được.

Sự liên quan giữa học thêm và học ở trường tương tự như sự liên quan giữa tiết kiệm và tình trạng tài chánh của một gia đình. Một gia đình dù nghèo nhưng cố gắng dành dụm để bỏ vào quỹ tiết kiệm thì chẳng bao lâu tình trạng tài chánh gia đình đó sẽ vững mạnh. Càng tiết kiệm thì càng vững mạnh, vững mạnh nhiều thì càng tiết kiệm nhiều. Ngoài ra, một gia đình có nhiều tiết kiệm có thể nắm lấy cơ hội thuận tiện khi cơ hội này đến với họ. Vì nhờ học thêm nên con em làm bài vỡ ở trường mau hơn, vì vậy có nhiều thì giờ để học thêm; và càng học thêm con em càng thấy thích thú đến trường. Phụ huynh Việt Nam vốn quan tâm nhiều đến học vấn của con cái, học thêm có thể là nguồn vui và niềm hy vọng của gia đình, và chắc chắn là một đầu tư có suất số thu hoạch rất cao.

Kỳ thị chủng tộc và thành kiến làm chúng ta nhiều khi nghẹt thở và sẽ xãy ra với con cháu chúng ta. Nhưng may thay, nền kinh tế thị trường Hoa Kỳ vẫn luôn luôn cần những người có khả năng tối-đa-hóa doanh lợi cho giới tư bản, nghĩa là cơ hội cho những người có thực tài và phát triển toàn diện không hiếm lắm. Không một nhà tư bản nào chỉ vì kỳ thị hay thành kiến mà bỏ qua một cơ hội để làm giàu; đó` là nguyên tắc kinh tế (vi phân) về kỳ thị chủng tộc. Con em chịu khó học thêm sẽ nắm được nhiều cơ hội thăng tiến; học thêm là tích luỹ cơ hội để thành công vì cơ hội để thành công chỉ đến với người đã sẵn sang2 (và may mắn cũng chỉ đến với những người đã sẵn sàng như ông bà ta vẫn thường nói). Giới thừa hành trong xí nghiệp hay cơ sở thương mại có thể không suy nghĩ như giới tư bản, nhưng với sự phát triển toàn diện, con em sẽ có nhiều phương cách để khắc phục sự hiểu biết nông cạn hoặc cái nhìn cận thị của những người đó.

3.-Học Toán.- Học sinh/sinh viên các nước chậm tiến rất kém về khoa hoc thực nghiệm nhưng giỏi toán vì dạy khoa học đòi hỏi sách giáo khoa và phòng thí nghiệm hiện đại, ngược lại, dạy toán chỉ cần giấy và bút chì. Hoc sinh/sinh viên Hoa Kỳ không giỏi tooán, đó là một điều lạ, vì nước giàu có nhất thế giới này chưa bao giờ thiếu giấy và bút chì. Hiện tượng này là một hậu quả trực tiếp của cách dạy toán không mấy tấn bộ của Hoa Kỳ:toán được trình bày rất trừu tượng tách rời khoiû kinh nghiệm sống hằng ngày của học sinh/sinh viên; khảo hạch toán chú trọng nhiều tới khả năng tính toán hơn là khả năng giải quyết vấn đề; sách giáo khoa toán chỉ thích hợp cho những học sinh giải toán chứ không phải cho học sinh trung bình hay cho học sinh sợ toán.

Trình độ toán học của học sinh/sinh viên Hoa Kỳ là mối quan tâm của nhiều lãnh đạo giáo dục và chính trị Hoa Kỳ. Toán là căn bản của mọi tiến bộ khoa học và kỹ thuật. Hoa Kỳ sẽ không giữ nỗi địa vị hiện tại nếu lớp người trẻ không có khả năng suy nghĩ và quyết định bằng con số và hình thể. Một hậu quả khác tuy tìm tàng nhưng không kém phần tác hại:tương tự như chủng tộc, khả năng toán học là đường phân chia xã hội, phân chia dân chúng thành nhiều nhóm khác nhau tùy theo khả năng hiểu và sử dụng con số. Nhóm giàu có là nhóm người biết suy nghĩ và quyết định với con số; nhóm bần cùng bao gồm những người sợ, ghét, tránh né con số.

Cũng như các trường phân chia khác(chính trị, tôn giáo, lợi tức chẳng hạn) đường phân chia chủng tộc và khả năng toán học liên kết với nhau và tạo ra nhiều hiện tượng xã hội đáng lưu ý. Môt trong những hiện tượng đó là nhóm người nghèo khó nhất trong xã hội là các nhóm chủng tộc thiểu số và đồng thời cũng là các nhóm người không có khả năng nào về toán học. Ngoài ra, thành phần chung của hai nhóm chủng tộc và nhóm không khả năng toán học là nạn nhân thường xuyên của nhiều vụ lứa gạt bằng con số, nói láo bằng con số. Phụ huynh nên lưu ý đến hiện tượng xã hội trên, đừng để con em bị bao vây không lối thoát bởi hai đường phân chia chủng tộc và khả năng toán học.

Có nhiều cách để phát triển khả năng phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề, tuy vậy tựu trung chẳng có cách nào hưũ hiệu bằng toán học, nhất là hình học. Với hình học, nhất là hình học không gian, con em không thể áp dụng công thức để tính một cách máy móc, trái lại phải tưỡng tượng để thấy từng phần và toàn thể vấn đề phải chọn lựa, lý luận, và giải quyết. Chương trình toán Hoa Kỳ ít chú trọng hình học nhất là hình học không gian và đó là một nhược điểm; nếu thuận tiện, phụ huynh nên khuyến khích con em học nhiều toán hình học như học sinh Nhật Bản để giúp con em phát triển nhanh chóng khả năng phân tích, tổng hợp, và giải quyết vấn đề. Sau đây là một bài toán trong kỳ thi nhập học(năm thứ nhứt) của trường đại học Tokyo, ban nhân văn; phụ huynh có thể cho con em giải thử để con em biết học sinh Nhật Bản học toán như thế nào:

Một khối tháp, với chiều cao h và đáy là một hình vuông có cạnh là a, nằm trên một hình cầu. Mặt đáy của khối tháp đi ngang qua trung tâm của hình cầu, và tất cả tám cạnh của khối tháp đều tiếp xúc với hình cầu. Hãy tính (1)chiều cao h của khối tháp, (2)phần thể tích chung của khối tháp và hình cầu.

[A regular pyramid with a height of h and a square base of width a rests on a sphere. The base of the pyramid passes through the center of the sphere, and all eight edges of the pyramid touch the surface of the sphere. Calculate (1) the height of h, (2)the volume that the pyramid and sphere share in common.]

KẾT LUẬN

Trong một buổi họp mặt của một cộng đồng Việt Nam, một phụ huynh trình bày rằng bỏ quê hương đất tổ ra đi, ông không còn gì hết, niềm vui của ông bây giờ là việc học hành của con cái; niềm vui đó làm cuộc sống của ông có đôi chút ý nghĩa. Trong một câu chuyện vui mừng Xuân, một phụ huynh khác kể rằng hồi ở Saigon, ao ước duy nhất của gia đình ông là cho con du học Gia Nã Dại hay Hoa Kỳ nhưng ao ước đó khó thành tựu. Nhưng may thay, khi chiếc tàu vượt biển cỏn con sắp chìm xuống lòng biển , gia đình ông được một tàu Hoa Kỳ vớt và vì thế các con ông được "du học" Hoa Kỳ. Oâng ta không đi tị nạn, ông ta nhấn mạnh, ông ta chỉ đi theo các con ông đang "du học" Hoa Kỳ để nấu cơm cho chúng ăn và nhắc nhở chúng chăm chỉ học hành.

Chúng tôi may mắn được quen biết với hai phụ huynh đó;con cái họ là niềm hãnh diện cho cộng đồng Việt Nam. Theo ý chúng tôi, hai câu chuyện trên rất là ý vị, vì thế chúng tôi xin chia sẽ cùng quý vị phụ huynh.

 

Ghi Chú

[1]U.S.Census Bureau, Press Release, June 19, 1998.

On line:http://census.gov/Press-Release/cb98-108.html

[2]U.S.Census Bureau, Press Release, June 19,1998

On line:http://HYPERLINK http://census.gov/Press-Release/cb98-108.html

[3]Vietnamese-American Demographics,1997.

On line: http://HYPERLINK

http://www.asiacentral.com/vietnam/vdemo.htm

[4]Vietnamese-American Demographics, 1997.

On line:http://HYPERLINK

http://www.asiacentral.com/vietnam/vdemo.htm

[5]U.S. Department of Commerce, Current Population Reports, March 1998.

[6]Vietnamese-American Demographics, 1997.

On line:HYPERLINK

http://www.asiacentral.com/vietnam/vdemo.htm

[7]Về quyền lực chính trị, xin xem Đỗ Quang Tỏa, "Một Vài Đóng Góp Về Vấn Đề Vận Động Cử Tri Mỹ gốc Việt", Hoài Bảo Quê Hương Số 1 (Xuân Kỷ Mão, 1999)pp.161-167.

[8]U.S.Census Bureau, Press-Release, June 29, 1998.

On line:http://HYPERLINKhttp://census.gov/Press-Release/cb98-108.html