NỮ TƯỚNG VỀ VƯỜN

 

htth

 

 

Ghi Chú: Trong bài này, địa danh và tên các nhân vật đều không thật, nhưng những điều kể ra đều có thật.  V́ vậy, nếu có sự trùng hợp nào là  ngoài ư muốn của người viết, xin bạn đọc miễn chấp.

 

Cô Hai Nhà Mới vào xóm này làm nơi sinh sống bất đắc dĩ khi chồng đi học tập cải tạo.  Cô vừa qua sinh nhật 40 tuổi, mua một thửa ruộng non nửa mẫu tây, hy vọng với thửa ruộng này, cô nuôi sống bốn đứa con trai, đứa lớn nhất 17 tuổi, đứa nhỏ nhất mới lên 5.  Khi c̣n nhỏ, cô được nuông chiều và cho ăn học xong bậc trung học tại trường Gia Long, Saigon.  Lấy chồng Không Quân, cô theo chồng rày đây mai đó,  cần kiệm sống qua ngày với đồng lương chết đói trong chiến tranh, nên khi chồng vào tù không để lại cho cô một tài sản nào ngoài bốn đứa con trai.  Mẹ chồng ra tay đùm bộc, cho một thửa ruộng mua lại của một người quen, và giới thiệu với làng xă cho phép gia đ́nh cô mở hộ khẩu nơi đây: xă Xoài Ḥn, ấp Xóm Veo thuộc tỉnh Tiền Giang ở đồng bằng sông Cửu Long.  Đây là một vùng nước lợ, mưa nắng hai mùa. 

Làm nông không phải là những ǵ cô biết làm, nhưng cô vẫn cứ thử, may ra có đủ ăn để cho con tiếp tục học hành.  Khi c̣n ở trong trại Tân Sơn Nhứt, mỗi sáng cô đều giúp đỡ chồng nuôi 500 con gà để thêm một ít lợi tức bù vào chỗ thiếu mà đồng lương quân nhân không kham nổi, nên cô có chút kinh nghiệm nuôi gà.  Nhưng về sống ở đây th́ trăm thứ dù để nuôi gà công nghiệp cũng không có, như ḷng kẻm, thức ăn gia súc chế biến sẵn, các thứ thuốc trừ bệnh dịch và chữa bệnh.  V́ thế, cô Hai sai các con học thêm ở lối xóm cách trồng lúa, trồng rẫy.  Thế là các con, dù sao cũng phải bỏ học v́ lên đến Trung Học Cấp 3 (từ lớp 9 trở lên lớp 12), trong tỉnh Tiền Giang không cho các con gia đ́nh có lư lịch xấu hay đang bị cải tạo theo học, các con giúp cô làm ruộng, làm thuê để có thêm thu nhập.  Sự đổi đời của cô Hai và các con trai là một sự rèn luyện trong đau khổ, v́ thuộc gia đ́nh đau khổ.  Phải chấp nhận mọi thứ thiệt tḥi, mọi sự sĩ nhục, nhưng cô kiên tŕ tự lực cánh sinh, hy vọng có ngày vươn lên.  Những thứ cô biết theo văn minh thành phố ngày xưa nay trở thành cái dốt ở nông thôn.  Con trai Út của cô theo học trường xă từ lớp 1 cho đến lớp 9 đều được xép hạng số một nên nhiều trẻ bạn học ganh ghét.  Thằng con trai lớn th́ ưa thích thể thao, ngày ngày lập hội bóng tṛn, mua sấm áo đồng phục cho đội, mua bóng cho đội, và kết nhiều bạn từ đầu làng cuối xóm. Thằng Hai nổi tiếng hơn ai, không chỉ đá bóng giỏi và vui tính, mà c̣n thêm cái bệnh phong xù (epilepsy) v́ một tai nạn hồi c̣n bé, nên ai ai cũng biết nó.  Trái lại, hai thằng giữa th́ nhu ḿ, chỉ biết lo làm lụng hay học hành, ít khi tiếp xúc với ai.  Có ngày mẹ nó sai ra đường bán khoai chín, đứa nào cũng từ chối xin tha, v́ mắc cỡ với bạn bè trong xóm.  Nhà mới của cô Hai không phải là một cái nhà tươm tất trong ấp, mà là một cái cḥi lá cất lên bằng vật liệu lấy từ một chuồng heo.  Nhưng trong nhà lá dột nát ở giữa đồng khô nắng cháy, cô Hai nổi tiếng là cô có duyên tuy đă có tuổi, và mấy đứa con trai ngoan ngoản làm gái làng ưa thích.  Họ ưa thích vật lạ hiếm quí.  Nghèo nhưng có lễ độ.  Rách nhưng luôn luôn vuông vắng sạch sẽ.  Ăn nói lại không thô tục như các trẻ khác.  Học hành lại hơn người mà không kiêu căng.  Và không có đứa nào, dù tuổi cũng đă lớn, biết đến việc mèo mỡ gái trai ǵ.  Những điểm nổi bật đó đă đưa chúng lên hàng thần tượng của gái trong ấp.  Mỗi khi phải bóp bụng đi làm công kiếm tiền, các bà chủ cũng thương, đều cho ăn cho uống ngoài tiêu chuẩn.  Các cô th́ rà áp theo để chỉ bảo cách cấy, cách gặt, cách bắt cá ṃ tôm, cách trồng hành trồng hẹ.  Những thứ mà các cô không chỉ th́ chúng mua báo Phổ Thông để điền khuyết, may là tờ báo này không dính dáng đến chính trị nên vẫn được duy tŕ khá lâu. 

Thế là từ chỗ không biết, cái ǵ cũng hỏi, các cậu trở thành những nhà tiên phuông chỉ cho dân làng phải thay đổi cách suy nghĩ về cách xạ lúa (thay v́ cấy lúa), bón phân cho đủ ba vàng ba xanh(thay v́ bón cho xanh từ đầu mùa đến cuối vụ).  Nếu nói về văn minh th́ thật là oái oăm.  Văn minh thành phố trở thành dốt đặc ở nông thôn.  Thật ra, trên phương diện kỹ thuật, văn minh nông thôn chỉ là làm theo gia truyền.  Nhiều gia đ́nh làm ruộng bao nhiêu đời, họ chỉ biết làm theo những ǵ cha mẹ dạy và truyền lại từ thế hệ này đến thế hệ khác.  Họ chưa được theo học một khóa học nào trong nghề làm nông, họ cũng chưa được ai mở mắt cho qua những cuộc khuyến nông của chuyên viên nông nghiệp.  V́ thế nên những hiểu biết và c̣n coi như là một đức tin của họ đều là do gia truyền.  Thoạt đầu, cô Hai theo sự cố vấn của các con đă thử xạ lúa trên ruộng của ḿnh, cả xóm đều cười rộ khi thấy lúa bị bệnh v́ quá dầy và phân urê quá nhiều.  Nhưng sau khi điều chỉnh được độ thưa dầy và nghiên cứu thêm về loại và số lượng phân bón cho từng giai đoạn để thực hiện được ba xanh ba vàng th́ lúa trúng hơn các ruộng truyền thống của ấp, mà giá thành lại ít hơn rất nhiều.

Xạ lúa, nên khỏi công gieo mạ và công cấy.  Bón lúa bằng hợp chất cho mỗi vụ nên đất có đủ dinh dưỡng mà lúa không bốc quá mạnh để dễ bị nhiễm bệnh.  Bón lót lúc đầu để cho mạ được tốt vừa phải và phải ngả màu hơi vàng sau ba tuần để cho phát triển rễ thay v́ có quá nhiều phân urê th́ mạ sẽ phát triển nhiều lá.

  Sau đó tiếp vào phân để lúa lớn nở bụi(mỗi hạt cho một nhánh chính và hai nhánh phụ mà thôi), tức nhiên xanh trở lại, nhưng số phân chỉ đủ cho lúa phát triển đến ba tượt mà sau này sẽ có bông.  Nếu già phân th́ lúa sẽ tăng lên 5 tượt nhưng hai tượt sau cùng chưa đủ phát triển là ba tượt kia đă có bông nên không đủ sức nuôi bông cho tượt thứ tư và thứ năm nữa.  V́ thế, khi bón lúa xanh đều sẽ thừa hai tượt thứ tư và thứ năm, chỉ nh́n lúa tốt, nhưng khi thu hoạch sẽ có nhiều rơm thay v́ nhiều hạt, v́ toàn là lá và lúa lép.  Cái khó là làm sau giảm phân khi bón thừa phân.  Sách dạy hai cách để giảm phân khi bị thừa phân như sau: có thể đưa nước thêm vào ruộng để làm loăn phân trong các vụ hè thu(mùa mưa thừa nước), và xuống nước để ruộng khô trong những vụ đông xuân(mùa khô thiếu nước).  Vậy khi thấy đă có ba tượt lớn rồi và bắt đầu nhảy thêm tượt thứ tư và thứ năm mà lúa vẫn xanh tốt(triệu chứng dư phân) th́ bắt đầu công việc giảm phân.  Đó là kỹ thuật bón phân cho kỳ nh́: giai đoạn tăng trưởng của lúa.

Trong giai đoạn ba là nuôi đồng đồng, nghĩa là nuôi hạt cho lúa trổ tốt.  Thời kỳ này, nắng và ít gió là hai điều kiện lúa trúng, nghĩa là vụ đông xuân, nếu có đủ nước nuôi ruộng th́ thường trúng hơn vụ hè thu hay vụ thu đông.  Nhưng nếu bón thừa phân th́ lúa sẽ bị bệnh.  Phải bón urê thay v́ hợp chất v́ hợp chất chậm tan trong nước không kịp nuôi lúa đúng lúc.  Nhưng bón nhiều urê sẽ làm cho lúa bệnh, mà dân nông thôn thường gọi bị “ung thư”.  Thật ra  th́ lúa bị nấm, lá trổ đớm và hạt sẽ lép.  V́ vậy, sau khi lúa trổ đồng đồng, ta có thể quan sát thấy mỗi cây lúa chỉ có ba tép trổ bông là tốt(thay v́ 5 tép, v́ hai tép nhỏ chỉ có hạt lép).  Sau vài tuần là lúa phải ngả vàng và chờ lúa chín.  Đó là giai đoạn xanh vàng cuối cùng của vụ lúa.  Khi thấy bệnh xảy ra th́ lập tức xuống phân ngay để cứu lúa, và nhổ bỏ lúa bệnh để tránh lây lan.

 

Trong các cuộc thí nghiệm như vậy, người người qua lại tự hỏi lớn tiếng, lúa lúc vàng , lúc xanh, chẳng biết bón phân sao mà kỳ vậy.  Người kinh nghiệm trồng lúa chỉ thắc mắc, có vẻ chê bai.  Đúng là người thành phố vê quê, chẳng làm nên tích sự.  Đến khi lúa chín, cô Hai nhờ người đến gặt và sát lúa.  Nhóm gặt được cô Hai cho ăn uống hơn nơi khác và trả tiền công cũng hậu.  Nhất là các cô chưa chồng đến gặt cho nhà này c̣n hy vọng gần gũi các anh trai dễ thương, c̣n chỉ cho các anh làm cái này cái nọ, chỗng mong đưa đít cho các anh nh́n, hạ người đưa ngực cho các anh xem.  Chẳng mấy chốc, anh nào cũng xong trung học, v́ sau 1980, tỉnh đă mở cửa cho gia đ́nh đau khổ trở lại học cấp ba trung học.  Các anh cũng đă có ư kiến về cô này cô nọ, và nhiều nhà có ư mai mối khi các anh bước vào tuổi hai mươi.  Nhưng cô Hai cứ bàn ra v́ cha chúng chưa về, và thật ra chúng chưa biết ǵ.  Lúa gặt tốt v́ nhiều hạt, nên cô Hai nhờ thợ gặt kỹ lưỡng để lúa xuống nhẹ nhàn để tránh rơi rớt hột.  Đám sát lúa th́ chần chờ, bảo rằng ruộng cô Hai chỉ bằng cái lơm, một buổi chiều là xong ngay, không cần phải gắp.  Nhưng tội cho đám suốt lúa, đă quá khinh thường nào là ruộng bé tí teo, cô Hai làm ǵ có lúa trúng mà lo.  Ai ngờ, lúa cô Hai tuy ít rơm rạ lại quá nặng hạt.  Đám suốt lúa nghỉ đến ba chập mà vẫn chưa xong, măi đến chạng vạng tối rồi mới ra về.

 

Lúa cô Hai càng ngày càng trúng, bỏ xa cả những tay nhà nghề trong xóm. Nhưng người ta không hiểu tại sao họ thua một người đàn bà thành phố trong môi trường của họ.  Để đỡ mất mặt, họ bày cách phá cô Hai.  Khi thấy hẹ của cô Hai bị bệnh, đi ngoài đường ranh, họ hất hàm bảo:”cô Hai lấy bột ngọt mà tưới th́ hẹ sẽ tốt lại”.  Cô Hai tưởng thật làm y, nhưng mà hẹ chẳng tốt chút nào, càng lúc càng hư thêm.  Cái ǵ cô Hai cũng học và làm.  Buồn cười nhất là khi thấy cô Hai và con trai lớn tát nước vào ruộng bằng gào dai.  Mỗi lần cô Hai kéo gào lên, miệng cô cũng méo theo.  Người cô phải ưởng lên khom xuống, làm cho trai tráng trong xóm buột miệng cô c̣n dẻo dai.  Có ngày, một người bạn cũ của chồng cô đến thăm cô, người bạn từ lớp ba trường làng năm có chiến tranh với Nhật.  Nay th́ ông ta cũng vợ con đùm đề.  Nông dân thô lỗ, ông giả say đến nhà gợi chuyện và nằm ́ ngủ trước ván cả đêm, làm cho lối xóm x́ xào là cô Hai hồi xuân.  Nhưng cô Hai vẫn c̣n đang xuân kia mà.  Nhưng cô Hai coi thường ông bạn ngây ngô đó, cũng coi thường miệng lưỡi thế gian.  Cô Hai vẫn biết chồng cô đang bị tù đày, không biết ngày nào mới được tha.  Các đảng viên cộng sản đă từng bảo là chồng cô chắc mọt gong, mút mùa, đừng hy vọng nhiều.  Nhưng may cho cô Hai, lối xóm có một gia đ́nh biết điều, thứ nhất là họ rất cần đến cô Hai về kiến thức chỉ dạy cho con họ học hành, thứ hai là gia đ́nh họ có đến bốn cô con gái nên ư muốn thông gia v́ thấy trai nhà cô Hai ngoan ngoản hơn người lại học giỏi.  Mỗi lần cô Hai thăm nuôi dượng Hai, anh chị Tám luôn gữi mấy chục quít, bưởi và gửi lời hỏi thăm.  Mỗi lần cô Hai nhận quà từ Mỹ gửi về, đều mang sang bán chịu cho chị Tám những khúc hàng vải ngoại vừa tốt với giá rẻ, v́ cô Hai không biết mánh mung buôn bán.  Ngược lại th́ những tập tục trong làng trong xă, cô Hai đều nhờ tới anh chị Tám.  Cô Năm, con gái lớn của anh chị Tám cũng nhiều lần giúp đỡ cho cô Hai khi phải liên lạc với các cơ quan công quyền về đường đi nước bước.  Cô Năm tuy đă đến lúc lập gia đ́nh mà chưa có nơi ưng thuận, lại giỏi dắn về nuôi heo nuôi gà, hay may vá thêu thùa.  Nhờ vậy hai gia đ́nh coi nhau như gần gũi, giúp đỡ lẫn nhau, có qua có lại.  Cô Hai rất yêu thương cô Năm, và mỗi lần cô Năm có chuyện t́nh duyên trắc trở là cô Hai thật t́nh an ủi.  Cô Bảy, em cô Năm th́ khác.  Cô Bảy miệng lưỡi hơn người, nói câu nào cũng muốn nói gác người ta, nhưng với gia đ́nh cô Hai th́ cô Bảy rất ngoan và nhiều lần ra tay giúp đỡ, nhưng chỉ v́ thích anh thứ hai của cô Hai, cái anh nhu ḿ, làm như voi, ăn th́ ít, mà lại văn hoa chữ nghĩa đầy ḿnh.  C̣n hai cô út là cô Mười và cô Một (11).  Hai cô này c̣n bé, chỉ đi học và ngồi nhà nh́n sang chứ ít khi qua nhà cô Hai gợi chuyện.  Mội lần bên nhà cô Hai tác mương bắt cá là cả nhà anh chị Tám ghé mắt qua xem.  Các cô chỉ cho các anh phải làm ǵ, bắt cá ṃ tôm như thế nào.  Quan trọng nhứt là đường nước mà cô Hai sử dụng để sinh hoạt hằng ngày và tưới tiêu trên ruộng rẩy là phải qua mương của anh Tám.  Anh Tám có vườn trồng cam, bưởi, quít.  Ngày ngày đều phải lấy gào tưới cho ẩm mặt đất, nên khi nước kém hay nước lợ, anh Tám chận nước không cho thông.  Cần lắm, cô Hai mới qua xin cho mở lại, bằng không, cô vẫn cắn răng chịu đựng.  Mỗi khi cô Hai trồng được thứ ǵ mới thu hoạch, cô đều sai các con mang qua tặng nhà anh chị Tám.  Mỗi lần có lúa giống mới thu hoạch, anh Tám luôn giới thiệu cho cô Hai để mùa sau cô Hai có lúa tốt để xạ.  Nhưng lần nào lúa của cô Hai vẫn trúng hơn lúa của anh Tám v́ anh Tám bón phân theo truyền thống, lúa lúc nào cũng xanh tươi tốt.  Giải thích mấy anh Tám cũng không nghe.  Đám tiệc nào anh chị Tám cũng mời cô Hai và các con sang dự, phô trương thanh thế và sự khéo léo của các cô gái về nữ công gia chánh trong thôn.  Những món ngon vật lạ th́ cô Hai đă thừa biết rồi, nhưng những món trong thôn ấp thường thích th́ cô Hai mù tịt.  Nào là cá tra chiên xù(deep fry), ngầu pín hầm mềm... đều là những thức nhậu mà người dân ưa thích, không phải là ếch chiên bơ hay thỏ nấu rượu chát...Một năm, nhà anh chị Tám có đến gần chục lần giổ quải, đám nào cũng quá to lớn, mời rất nhiều người quyền cao chức trọng trong ngoài ấp.  Trái lại, nhà cô Hai th́ chẳng khi nào cúng kiến ǵ ŕnh rang, chỉ một mâm cơm dọn lên với canh rau, v́ mỗi năm chỉ mua được một cân thịt heo vào ngày Tết.  Nhưng thường ngày th́ cô Hai có ao cá, có nuôi gà vịt, có thỏ có dê để lấy sửa lấy thịt.  Mỗi lần cô Hai có khách từ Saigon xuống thăm, thường là các hạ sĩ quan làm việc với chồng cô trước kia, bên nhà anh Tám thường cho các cô giă bộ làm cỏ bên rào để nh́n trợm, nghe ngóng.  Xem coi có giết gà giết heo ǵ đăi khách không?  Nhưng mỗi lần đều không thấy động dao động thớt ǵ cả, v́ khách biết chuyện, mang xuống thức ăn làm sẵn ở Saigon.  V́ thế, ai cũng ngỡ là nhà cô Hai nghèo thật, hằng năm không cúng giỗ, có khách cũng ăn chay.  Mỗi lần có quà ngoại, cô Hai đều bán hết và gửi tiền nơi cha mẹ chồng, chỉ dành tiền cho con ăn học.  V́ thế, các con đều lên học Saigon khi tuyển sinh cho phép xă giàn, học với tiền lệ phí chứ không cho học bổng dù điểm đậu có cao chăng nữa.  Rồi một ngày tươi đẹp, cô Hai sấm sửa cất một căn nhà khang trang trong xóm, với dàn cột dầu đỏ tươi.  Cô nhờ người đến lợp lá.  Theo thói thường th́ ta chỉ nhờ người nào vừa có khả năng vừa có ḷng qua lại.  V́ thế nên anh Tám là người đỡ đầu tiên phuông qua giúp đỡ.  Nhưng có chú Năm Lùn ở nhà sau th́ không được mời, nên anh vác dao đi ngoài hè chửi đổng.  Cất xong nhà chừng vài tháng th́ dượng Hai được tha về.  Đây là một sự kiên lớn trong ấp.

 

Lối xóm đến thăm dượng Hai cho biết mặt.  T́nh thật cũng là dịp phô trương cho biết bây giờ chính họ làm chủ, những tay to mặt lớn như thế nào.  Ai cũng khoe thành tích cách mạng, gia đ́nh liệt sĩ, tuổi đảng bao nhiêu.  Nhưng dượng Hai chỉ muốn an thân, mặc cho ai múa may.  Dượng Hai cũng theo ư vợ, ngày ngày chỉ lo ruộng nương, học hành từng nhác dao cây cuốc.  Làm cỏ ruộng với cô Hai, thấy cô mặc quần xa ten lết từ đầu ruộng đến cuối ruộng, dượng rất mũi ḷng cho thân phận vợ ḿnh, mà buồn cười cho cách làm ăn của nữ tướng.  “Anh không phân biệt được cỏ với lúa, cỏ không nhổ mà nhổ hết cả lúa của người ta”.  Tay chóng nạnh đứng bên kia mương, cô Hai hất hàm bảo:”Anh cuốc lên luốn như vậy làm sao mà trồng hành trồng hẹ”.  Những cái “thế này thế nọ” của cô Hai làm dượng Hai rất bực ḿnh, trong bụng nghĩ rằng bây giờ sao đă đổi ngôi.  Trước kia, dượng chỉ cho cô cách giao tiếp với người ở thành thị như thế nào, th́ nay cô chỉ lại dượng sống ở nông thôn như thế nào.  “Anh đi ăn giổ, xách theo một lít rượu trắng, c̣n tôi th́ mang cho một kư bánh”.  “Đi dự tiệc cưới th́ anh bỏ tiền vào phong b́, ghi tên ở ngoài cho họ biết, sau này ḿnh mời họ, họ sẽ đi trả lại như vậy”.  Ḿnh chẳng khi nào mời họ v́ con ḿnh có chịu lấy ai đâu?

 

Văn minh nông thôn c̣n nhiều, nhiều đến độ ḿnh phải tốn th́ giờ và chú tâm mới theo kịp.  Ḿnh càng văn minh theo Âu Mỹ bao nhiêu th́ sự tập tành trở lại để sống ở nông thôn càng khó khăn bấy nhiêu, nếu không, sự không thích hợp(misfit) lại càng đáng sợ.  Nhớ có lần, dượng Hai đi ngoại quốc, mang về một cà vạt khổ rộng, có dịp lấy ra mang, bạn bè nh́n vào thấy chẳng giống ai.  Về Xóm Veo, dượng Hai tối ngày chỉ có một cái quần xà loỏng, bên trong cũng không có ǵ, suốt ngày cái cuốc trên tay, hết làm cỏ rẩy đến cuốc đất lên luốn.  Nhưng sáng sớm, anh Tám thường mời gọi dượng qua nhà uống tách trà ngon th́ dượng cũng nễ t́nh mặc vào chiếc áo sơ mi cũ rít và thường là áo của các con mang nhản hiệu của trường trung học.  Dốc dáng người của dượng đă sẵn gầy g̣ nên mặc áo của con đều vừa vặn.  Nói chuyện với anh Tám là một thích thú, nhưng thường anh Tám cũng réo luôn Năm Lùn, v́ Năm Lùn là bạn trà, thuốc lá và rượu của anh Tám trước khi dượng Hai về đây sống.  Ba người hớp trà khen ngon, ph́ phà vài hơi thuốc, rồi nói chuyện trời mây mưa gió cả giờ, xóm trên xóm dưới có ǵ lạ.  Dượng Hai nhỏ hơn anh Tám 3 tuổi, nhưng chị Tám cũng trạc cô Hai nhưng người đẫy đà hơn v́ đă sanh mười đứa con và đă có cháu nội, con gái của Hai C̣m.  Anh Tám ra điều đàn anh, hứa với dượng sẽ tận t́nh giúp đỡ, nhưng cũng đ̣i hỏi dượng, nếu coi như anh em th́ cái ǵ cũng phải ngoan ngoản nghe theo.  Ư anh Tám là dượng phải an phận làm người nông dân lương thiện, bỏ hẳn quá khứ làm quan “ngụy”.  Với sự dặn ḍ của công an, anh Tám phải là người kiểm soát mọi cử chỉ và hành động của dượng, và sớm báo cáo mọi nghi vấn cho công an xă ấp.  Mỗi ngày qua uống trà chẳng qua là báo cáo bên nhà có ǵ lạ, có ai lui tới, có thư từ ǵ bên ngoài gửi về.  Những ǵ dượng Hai cho anh Tám biết đều nhằm làm cho anh chị Tám khoái thêm, như có quà từ Mỹ về, có thuốc bổ rất cần cho tuổi chúng ḿnh, anh uống chị sẽ khen anh già mà c̣n gân.  Chị Tám th́ thích các hàng ngoại may quần may áo lấy le với hàng xóm khi có tiệc tùng, và như đă nói, nhà anh Tám th́ rượu chè liên miên.  Ngoài ra th́ dượng hỏi anh Tám nhiều hơn về phong tục tập quán ở Xóm Veo này.  Tại sao lại gọi là Xóm Veo?  À là xóm này có lắm cây veo chứ chẳng có ǵ lạ, nhưng cũng chẳng hiểu v́ sao lại có nhiều veo.  Đặc biệt của xóm này là hồi c̣n chiến tranh, bên kia là Căn Cứ Đồng Tâm của “ngụy”, bên trong là xă Xoài Ḥn Trong, bên ngoài là xă Xoài Ḥn Ngoài.  Xóm Veo nằm ngay chính giữa nên có động tịnh ǵ th́ pháo cứ dồn vào đây.  Dân chúng cũng thường bị du kích kéo ra lộ đấp mô chận đường, cài ḿn hay lựu đạn, nên dân ở đây bị họa lây, ngày th́ lính quốc gia bắt dỡ mô, tối th́ du kích bắt đắp mô.  Nhưng ngày vui nhất của chị Tám là được vào Căn Cứ Đồng Tâm.  Ôi chao! sao mà nhiều đồ Mỹ!  Chị hôi của tại Đồng Tâm mang về, không ǵ làm chị sung sướng cho bằng.  Sau khi Đồng Tâm trở thành một trung tâm huấn luyện quân sự cho lực lượng địa phương tỉnh Tiền Giang th́ các con chị Tám cũng phải vào đó mà thi hành nghĩa vụ quân sự để chuẩn bị đánh sang Cambodia.  Đó là lúc nhà anh chị Tám sa sút nhất.  Đứa con lớn vào lính, anh chị vừa bị cụt một tay lao động vừa lại phải lo chết sống không biết thế nào.  Nhưng rồi may mắn thằng Hai cũng giữ được mạng sống mang về và cưới vợ sanh con.  Trong khi đó th́ nhà bên cạnh, anh Hai Đổ cũng có đứa con trai làm nghĩa vụ quân sự, nhưng nó trốn luôn nên bị mất chức trong công việc đang làm mà c̣n bị tầm nă, trốn lên trốn xuống, chạy thầy chạy thuốc muốn sập tiệm luôn.  Các con nhà cô dượng Hai nhà mới th́ không hề hấn ǵ, tuy cũng đến tuổi phải làm nghĩa vụ, nhưng chỉ có quyền làm nghĩa vụ lao động mà thôi.  Thằng lớn vào 20 tuổi, v́ hết thuốc ngừa động kinh nên bị bệnh trở lại và cấm đầu xuống ruộng mà chết ngợp, v́ không ai hay biết.  Thằng kế lên 18 tuổi phải đi nghĩa vụ lao động trong vùng Đồng Tháp, mỗi ngày đào kinh, đào mương lên líp với chỉ tiêu một thước khối một ngày.  Cô Hai phải một đầu thăm nuôi chồng, một đầu đi nuôi con lớn, th́ giờ và sức lực của cô chỉ có thể kham được ǵ.  Tức nhiên là hai thằng nhỏ ở nhà phải tự lực cánh sinh, tự lo lấy cơm nước và học hành, c̣n phải coi ruộng coi rẫy.  Có lúc cô Hai đi ra Bắc thăm nuôi chồng, lỡ đường bị băo lụt nên đường sắt bị hỏng phải chờ sửa chữa xong th́ xe lửa mới chạy lại, cả tháng cô mới về đến nhà.  V́ quá mệt, cô ngủ ba ngày liên tiếp.  Làm nông đă khó v́ gió mưa có Trời, sanh bao nhiêu bất trắc, càng khó v́ cô Hai chẳng quen, khó hơn nữa là cô quá nhiều thứ phải lo.  Nên ngày dượng Hai trở về, cô Hai vẫn c̣n cầu khẩn, cầu khẩn măi...Nhưng dẫu sao, nay có dượng Hai như nhà có cột, đêm đêm vợ chồng già hủ hỉ với nhau cũng vơi đi nỗi mệt cầm canh.

 Khi dượng về nhà vào đúng dịp Tết nên các con lớn cả rồi, đứa nào cũng lên Saigon học thêm Anh văn hay theo các lớp học trả tiền cấp đại học. Chúng đều có mặt ở nhà ăn Tết. Tuy mất đi đứa con đầu ḷng, nhưng mấy đứa sau đều nên thân cả. Một đứa th́ vào Trường Nông Nghiệp để học các máy cày, máy sát lúa, máy chà gạo, máy xấy lúa...gọi tắt là cơ khí nông nghiệp, cũng sắp sửa ra trường.  Một đứa đă học lại trung học vào các lớp tối nên cũng đỗ vào trường Kiến Trúc.  Đứa nhỏ nhất cũng sắp măn trung học.  Âu cũng nhờ sự giúp đỡ của các anh của cô từ Mỹ gửi quà về đều đặn, và nhờ sự cần kiệm và quyết tâm của cô, không để cho con dốt nát dù có nghèo mấy đi nữa.  Phải nói là cô hănh diện một nữ tướng thành công trong hoàn cảnh khó khăn nhất, và khi chồng đă về, cô trao lại cái gánh nặng, thở phào...

 

htth