QUÊ NGHÈO Từ sau 30-4-75, dân chúng đổ xô từ thành
thị về nông thôn để mưu cầu một
cuộc sống thanh đạm, an b́nh. Trước kia, v́ nông thôn là nơi thường
xảy ra chiến tranh, ban ngày thuộc phe quốc gia,
tối lại th́ cộng sản nổi lên làm chủ. Khổ cho người dân
phải chịu thuế hai bên.
Sau khi miền Nam bị cưỡng chiếm, cựu
quân nhân trong QLVNCH rời bỏ quân ngủ. Trừ một số ít có gia đ́nh
ở các thành phố, phần đông trở lại quê nhà,
góp sức với gia đ́nh chăm lo ruộng đất
sống qua ngày. Phải nói là
sau những năm đầu, dân tập trung về nông
thôn, dân đi vùng kinh tế mới. Tự nguyện hay bị ép buộc, dân chúng
rời các thành phố để trở thành nông dân bất đắc
dĩ, chân lấm tay bùn. Do đó,
mực độ dân số ở nông thôn gia tăng đáng
kể. Theo chế độ mới này, ruộng đất
đều vô chủ, nghĩa là người dân không c̣n làm
chủ ruộng đất do ông cha để lại, mà đảng
đă quản lư hoàn toàn. Nông
dân phải xin khai thác đất đai tùy thuộc vào
khả năng lao động từng gia đ́nh. Trong những vùng đất
rộng người thưa, như vùng đồng bằng
sông Cửu Long, một công lao động được
cấp cho 1,500 m2, thường gọi là một công
rưỡi, là nhiều nhất.
Các nơi khác đông dân hơn có thể chỉ hai
người một công. Do đó,
thửa ruộng chỉ c̣n một miếng nhỏ. Thêm vào đó, phải có bờ
ruộng làm ranh, nên diện tích canh tác càng hẹp
lại. Rồi c̣n mất
một phần đất nhỏ để che cái cḥi mà
ở. Xung quanh nhà c̣n có
chuồng gà, chuồng lợn.
Có “bà mẹ chiến sĩ” năm xưa than rằng,
dưới chế độ Thiệu, qua luật
“Người Cày Có Ruộng”, bà đă được
trực canh ba mẫu ruộng (30,000m2) mới có thể lo
cơm nước cho “du kích” ăn dầm nằm dề
ở nhà bà. Nay th́ chỉ c̣n
một công rưỡi (1,500m2).
“Cách mạng” thành công, bà lại mất đất. Người dân
muốn trồng ǵ cũng được, đất
rộng th́ trồng lúa, đất hẹp th́ làm rẫy mau ăn
hơn. Làm rẫy th́ phải
lên líp, khai mương để có nước tưới
rau cải. Đường
nước vào ruộng rẫy thường do dân tự túc
lo lịu, nhiều khi phải tranh chấp triền miên,
hết xin xỏ đến căi cọ, làm sao có nước
tưới, v́ nguồn nước là sự sống
của nông dân. Một
miếng ruộng sát bên bờ rạch, tưởng
rằng lúc nào cũng có nước, nhưng đó là
một vấn đề lớn v́ nước không giữ được
khi nước rút xuống thấp ở rạch th́
nước ở ruộng cũng bị ṛ rĩ đi
mất, trong khi mực nước trên ruộng phải được
giữ cao mà nuôi lúa. Những
miếng ở xa sông rạch th́ phải nhờ nguồn
nước lấy từ sông rạch theo các mương
xuyên qua đất bao nhiêu người khác. Ai cũng muốn giữ mực
nước cho lô đất của ḿnh. Nhiều chỗ nước lên chưa đủ
khi nước lớn để kịp bơm lên ruộng
th́ nước đă rút xuống rồi. Thật là cái khó cứ triền
miên, không sao giải quyết được. Miền Nam có hai mùa mưa
nắng. Trong sáu tháng nắng
th́ lúa trúng nhờ có nắng nên lúa trổ tốt. Nên vấn đề nguồn
nước hết sức quan trọng mới có năng
suất. Trong sáu tháng mưa, đồng
ruộng thường ngập lụt v́ không có chỗ thoát
nước. Ruộng lúa
bị ngập th́ chịu đựng nỗi vài
tuần. C̣n rẫy mà bị
ngập th́ trong vài ngày đă thấy vất cả. Nội cái khổ v́ nước
cũng đủ thấy cuộc sống nông thôn quá
nhiều bất trắc.
Trồng lúa hay làm rẫy chiếm đa số công
việc đồng áng của nông dân nghèo sau 1975. Số
người có vườn th́ chỉ c̣n một số
rất ít. Vườn cây ăn
trái cũng v́ sự chia manh mún thành thử không có sản
xuất qui mô được.
Ví dụ, nếu có một chiếc tàu cập bến để
chở chuối xuất cảng, th́ những lái buôn cho
người đi gom góp chuối từ các làng xóm gồng
gánh về. Khi tập trung đủ
số chuối th́ chuối đă chín hết rồi, không
c̣n giá trị xuất cảng được. Do đó, vườn tược
miền Nam sau này chỉ có thể cung cấp trái cây cho
sự tiêu thụ trong địa phương của ḿnh,
chứ không c̣n khả năng xuất cảng. Chỉ c̣n các đồn điền
trà, cà phê có tầm vóc qui mô lớn, nay đă trở thành
quốc doanh. Tóm lại, t́nh
trạng chia cắt đất đai thành từng mănh
vụn không thích hợp cho việc tăng năng xuất
nông nghiệp. T́nh trạng này
càng ngày càng gia trọng, v́ dân số nông thôn tăng nhanh v́ ít
học, v́ kế hoạch hóa gia đ́nh không hữu
hiệu. Các mô h́nh chăn nuôi kết hợp với
trồng trọt chỉ là những thí nghiệm lẻ
tẻ, hoặc do công của một số người
nghiên cứu thực hiện riêng chứ không phổ
biến cùng khắp. Lại
nữa, những người thành công được
cũng phải nhờ một số phương tiện
mà không phải ai ai cũng có được. Vốn đầu tư, phân bón,
thực phẩm chăn nuôi, giống tốt đều là
những thứ cần phải được sự giúp đỡ
của chính quyền. Ngoài ra,
chuyên viên nông nghiệp không c̣n xuống tới nông thôn mà
hoạt động như trước kia, do đó,
người dân vốn đă dốt nát, không biết đọc
các báo chí về nông nghiệp mà cũng không có ai mách
bảo. Trong chế độ
trước, mỗi xă đều có một ủy viên canh
nông cố vấn chuyên môn cho xă và là mối liên lạc
thường xuyên từ cấp bộ ở trung
ương xuống đến xă.
Trong một số xă c̣n có một trường trung
học cộng đồng để người dân dù
chỉ học lên đến lớp chín trung học cũng
hiểu được về căn bản làm nghề nông
của ḿnh. Trái lại, ngày
nay, chỉ học đến lớp ba tiểu học, con
em chúng ta đă phải bỏ học, ở nhà giúp gia đ́nh
trong việc đồng áng, v́ đi học phải trả
tiền, mà ở nhà th́ cần sức lao động. Do đó, dần dần dân nông
thôn càng lúc càng thiếu ăn thiếu mặc, càng dốt
nát lạc hậu, rất phù hợp với chính sách ngu dân
của nhà nước cộng sản. Khuynh hướng ngày nay, sau trên hai mươi năm
về quê sinh sống, người dân quê lại có xu
hướng ra thành để mưu sinh. Thoát ly nông thôn không phải là ư
muốn của nông dân, nhưng đến đâu có việc
làm để kiếm tiền th́ ai cũng không ngại. Làm thuê làm mướn, làm đĩ
làm điếm, hay cùng qúa chắc cũng đến làm
bậy làm càng, ăn cướp ăn trộm. Do đó, mối nguy của thành
phố bây giờ là bị nông dân tràn ngập, càng lúc càng đông
hơn. Tệ nạn xă
hội cũng sẽ tăng theo: x́ ke ma túy, bệnh
liệt kháng, phong t́nh, chữa hoan rồi phá thai,
rượu chè, cờ bạc...Viễn ảnh thật đen
tối! Nước Việt Nam từ Bắc chí Nam là
một nước nông nghiệp.
Dân nông thôn giàu th́ nước giàu. Do đó, phải ưu tiên xây dựng nông
thôn. Phải mang ánh sáng văn
minh về nông thôn. Phải
mang công nghiệp nhẹ và chế biến thực phẩm
về nông thôn để giữ dân lại nông thôn thay v́ để
dân tấn công vào thành phố.
Đó là những việc phát triển xă hội mà
một nước tự cho ḿnh là “xă hội chủ
nghĩa” phải dốc tâm làm cho bằng được. MÔ H̀NH NÔNG THÔN MỚI Một mô h́nh nông thôn mới thiết kế
từ trung ương, và chọn nơi chốn thích
hợp thu hút dân chúng mà không cần phải làm xáo trộn
cuộc sống những nơi khác. Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, có hai
nơi có thể chọn là Đồng Tháp Mười và Đồng
Cà Mau, đất rộng, người thưa, chưa được
khai thác qui mô, và c̣n bị thiên tai tàn phá khi bị lũ
lụt. V́ đất rộng
người thưa, nên mọi cải cách ruộng đất
dễ dàng hơn. Trong đường
hướng qui hoạch xóa bỏ được những
trở ngại nêu ở phần trên, cần phải
thực hiện những yếu tố sau đây:
a. Đất dùng để
trồng trọt: Đất dùng để
trồng trọt bất cứ loại cây thích hợp nào
trên vùng đất liên hệ phải có diện tích tối
thiểu là hai hec-ta (20,000m2) h́nh chữ nhật mà cạnh
nhỏ phải giáp giới với sông rạch để dẫn
nước tưới tiêu vào ruộng. Kinh rạch song song với nhau, có khoảng cách
bằng hai chiều dài của thửa ruộng. Nhà cửa nông dân phụ trách
trồng trọt trên ruộng liên hệ chỉ được
cất ở cạnh gần sông rạch và không chiếm đất
ruộng nhiều hơn cần thiết để sinh hoạt. Được như vậy,
chúng ta sẽ tiết kiệm được đất đai
trồng trọt, và mỗi thửa ruộng đều có
nước tưới tiêu.
Ruộng sẽ đủ to lớn để sử
dụng cơ giới nông nghiệp mà theo qui hoạch có
thể tổ chức cho cả xă với người chuyên
môn được huấn luyện phù hợp. Nếu được tổ
chức như vậy th́ mỗi lô đất chỉ
cần một gia đ́nh phụ trách, không quá mười
công lao động. b.
Đất
dùng để chăn nuôi: Tùy thuộc loại gia súc
thích hợp trong vùng để có thể kết hợp chăn
nuôi và loại cây trồng. Khi
trồng lúa là chính th́ nên nuôi gà vịt, tôm cá, heo để
dùng phân bón ruộng và có cám nuôi gia súc. Khu vực chăn nuôi không được để
gần nơi cư ngụ cho hạp vệ sinh chung. Chất thải của gia súc đều
được biến thành phân bón thay v́ thải xuống đường
nước sông rạch gây ô nhiểm cho đời sống
nông dân. c.
Đất
dùng cho khu công nghiệp: Một khu dành riêng cho cơ
giớ́ nông nghiệp như các máy bom nước, máy cày, máy
gặt hay máy thu hoạch khác, máy xấy lúa, máy chà lúa thành
gạo, máy phát điện... d.
Đất
dùng cho khu chế biến thực phẩm: Một khu dành riêng cho các máy chế biến
thực phẩm, như biến chế chất bột
như hủ tiếu khô, bún, phở ăn liền, như
làm đồ hộp làm từ heo, gà, cá tôm, trái cây, dưa
chua... e.
Đất
dùng cho cơ sở, trường học, y tế, cửa
hàng, khu giải trí và chung cư. f.
Đất
dùng cho khu lưu thông và phân phối: Gồm
các bến xe, bến phà, ghe gắn máy, xà lang rất cần
cho những vùng śnh lầy thiếu đường sá
lưu thông nhưng rất nhiều sông rạch. Thậm chí các nông cơ phải được
vận chuyển từ hợp tác xă đến từng
thửa ruộng bằng xà lang, hoặc chuyên chở lúa
vừa thu hoạch đến nơi khác nhanh chóng để
xấy hay chà cho kịp lúc, nhất là trong những vùng
chưa có đủ máy xấy, máy chà khi thu hoạch lúa vào
mùa mưa dầm (vụ hè thu).
Mô h́nh nông thôn mới này chỉ là một mơ
ước của một người dân nông thôn. V́ chỉ
là một khái niệm, chưa dựa vào dữ kiện
thực tế ở từng nơi. Chính quyền cần đưa ra một nhóm
nghiên cứu có đầy đủ bộ phận chuyên
viên cần thiết để viết ra chi tiết một
kế hoạch cụ thể.
Sau đó tham khảo thêm với dân chúng địa
phương, trước để làm cho dân hiểu được
đường hướng của trung ương, sau là
lấy ư kiến thiết thực của dân chúng trong địa
bàn liên hệ để tu sữa kế hoạch cho sát
với nhu cầu địa phương. Được như vậy, khi
đưa kế hoạch ra thực thi, chính người
dân là những người hoàn thành kế hoạch, và
chừng đó nhà nước chỉ đống vai cố
vấn, theo dơi, phối hợp cung cấp đúng lúc các
nguồn tài nguyên cần thiết. Chọn một thí điểm để
tiến hành một kế hoạch cho toàn vùng rộng
lớn. Sau khi hoàn thành một
xă có kết quả tốt rồi mới tiến hành phân lô
cho một xă khác. Và cứ
thế tiếp tục, xă sau học tập kinh nghiệm
từ xă trước mà làm tốt đẹp hơn. Công việc thiết kế và
thực hiện kế hoạch c̣n phải được
nối tiếp bằng công tác thường xuyên bảo toàn
cơ sở đă thành lập, và theo dơi lâu dài sự
tiến triển sinh hoạt các ngành trong xă để
sớm rút tỉa kinh nghiệm và giải quyết sớm
nhất mọi vấn đề, từ kinh tế tài chánh
cho đến xă hội để tránh “làm lấy có”, “đầu
voi đuôi chuột”. Chính
quyền chỉ cần tham gia giúp đỡ trong giai đoạn
h́nh thành một xă mẫu. Sau
khi mọi việc đều suông sẻ, chính quyền
phải rút tay và trao lại quyền tự trị cho nhân
dân, từ tổ chức chính quyền xă cho đến
mọi công việc sinh sống và phát triển. Giống như trong một đại
gia đ́nh, người cha chỉ giúp đỡ cho đứa
con dọn nhà ra riêng, sau đó để cho con đi theo đường
hướng ḿnh thích. Dù sao,
công sức thực hiện hoàn toàn do dân, bỏ công bỏ
của để hoàn thành kế hoạch. Nhà nước chỉ cấp đất
và hướng dẫn kỹ thuật, và nếu cần cho
vay tiền bạc. Nếu kế hoạch xây dựng nông thôn
mới thành công th́ sẽ thu hút dân trở về nông thôn mà
không cần t́m cách xa rời nông thôn để gây xáo
trộn cuộc sống ở các thành thị đă quá chật
hẹp và thiếu tiện nghi.
Các nơi khác, các xă đang sống vô tổ chức
sẽ nh́n theo mô thức này mà tự điều chỉnh
dần dần, nhằm mục đích tăng thêm diện
tích trồng trọt, xây dựng cơ sở cho công
nghiệp chế biến và thủ công nghiệp để
nâng cao mức sống nhân dân. Muốn mở rộng tự do phát triển, nhà
nước không thể quá khắc khe trong việc đ̣i
hỏi phải nắm giữ đường hướng
giáo dục và huấn luyện chuyên môn. Giáo dục căn bản có tính cách khai hóa con
người mà thôi, không thể phù hợp với yêu cầu
chuyên môn của các xí nghiệp.
Ví dụ như trong ngành điện toán đang
thời tại Mỹ, các hăng tư nhân có sáng kiến thi đua
nhanh chóng để tồn tại nên không ngừng phát minh
kỹ thuật chuyên biệt của ḿnh mà chính quyền
không sao theo kịp. Do đó,
xí nghiệp chỉ nhận đào tạo chuyên viên riêng cho
họ, lấy nhân viên mới ra trường từ các
trường căn bản.
Nói rộng ra, từ cao đến thấp, xí
nghiệp đều có thể đào tạo chuyên viên riêng
cho ḿnh phù hợp với nhu cầu của họ. Nếu các trường công không
cung cấp kịp chuyên viên cấp căn bản, như các
trường trung học kỹ thuật chẳng hạn,
th́ xí nghiệp sẽ cung cấp huấn luyện từ
dễ tới khó theo kiểu vừa làm vừa học. Ví dụ trong ngành ráp đồ điện
và điện toán, nước Nhật có thể mang công
việc làm đến từng nhà sau khi chỉ tốn
một khóa huấn luyện vài tuần lễ. Ai cũng muốn học nghề,
nhất là thấy có sự bảo đảm có làm có ăn,
lại thêm thích thú v́ được biết thêm một
nghề mới mẻ, dễ học. Tư nhân hóa giáo dục trong lúc ngân sách quốc
gia đang yếu kém là việc cần làm và đáng được
phát triển, để giúp cho dân vừa làm vừa học
mà không bỏ bê công việc đồng áng. Ngày qua ngày, nông dân sẽ có thêm
kiến thức và hiếu học hơn. Đă là một nông dân nghèo, ai cũng muốn t́m
cho ḿnh một lối thoát.
Tiến vào thành phố để kiếm sống
chỉ là phiêu lưu đầy bất trắc, nhất là đối
với những người từ nhỏ đă dốt
nát, kém ăn học. Không nên
bắt họ phải t́m một hướng đi nguy
hiểm để thoát ra cảnh nghèo, v́ chính họ sẽ
phá hoại thêm các thành phố đang trù phú biến thành
những khu ổ chuột mà ta gọi là cặn bă xă
hội. Khi mang ánh sáng văn
minh về nông thôn, người dân nông thôn không cần
phải thay đổi lối sống mà chỉ cần
học thêm những điều mới mẻ. Khác hơn khi bắt họ ra
thành, họ vừa phải thích nghi với cuộc sống
thành thị mà họ chưa quen, họ c̣n phải học
thêm cách mưu sinh mà họ hoàn toàn không biết ǵ th́
thật là tội cho họ. |