Khi tiếp xúc với người Nhật Bản, có những phong tục hay những lối cư xử bình thường mà chúng ta cần biết để tránh làm phật lòng nhau. Trong thập niên 50, người ta có đọc Le Carnet du Major Thompson, nói lên những tập tục khác nhau giữa người Pháp và ngưới Anh, dù họ chỉ cách nhau có một nhánh biển mà Pháp gọi là Manche (tay áo) và Anh gọi là Channel (ø kinh). Nói như thế không có nghĩa vì chúng ta ở quá xa nước Nhật mà không hiểu được tập tục của người Nhật.
Sau đây là những sưu tầm liên quan đến các tập tục của Nhật:
*Hỉ mũi: người Nhật chỉ dùng khăn giấy để hỉ mũi, và khi làm công việc này, tốt nhất họ vào phòng vệ sinh chứ ít khi họ hỉ mũi trước mặt người khác. Vậy, đừng khi nào lấy khăn tay giữ trong túi mà hỉ mũi, hoặc nếu gắp rút quá thì phải xây mặt chỗ khác để hỉ mũi.
*Danh Thiếp: khi tiếp xúc đầu tiên với người Nhật, họ thường tự giới thiệu tên mình, nhưng muốn chúng ta dễ nhớ tên của họ, họ thường trao cho chúng ta một danh thiếp. Nên nhớ rằng, danh thiếp tượng trưng cho người trao danh thiếp cho ta. Đừng khi nào cất danh thiếp vào túi quần trước hay túi quần sau cũng vậy, vì dưới quàân thì xem như không phải chỗ mà ta để thứ gì mà ta tôn kính. Ta có thể đã ngồi trên danh thiếp, giống như đã ngồi trên người mà ta mới biết, thật là mất lịch sự.
*Aùo Choàng: Aùo choàng (coat) là áo mặt ngoài khi đi ra ngoài trời lạnh. Khi vào nhà người ta, đừng khi nào mặc áo choàng đi vào nhà, mà phải cởi áo choàng trước khi gỏ cửa để vào nhà. Nếu như có một người bạn Nhật tới thăm, khi mở cửa, bạn đã thấy người ta cởi sẳn áo choàng đứng chờ ngoài cửa, đừng nghĩ rằng người ta muốn vào nhà. Nếu đã có hẹn nhau đi ăn nhà hàng, và chỉ ghé qua để đón mình cùng đi, thì nếu không có gì cần mời vào nhà thì cứ tự nhiên cùng đi nhà hàng, vì thật sự họ không có ý muốn vào nhà mới cởi áo choàng ra.
*Nói Điện Thoại: khi nói chuyện điện thoại, người Nhật hay nói chen vào những tiếng như "vậy hả", "thật vậy", "ư!,ừ!". Ý của họ là để cho người đối thoại biết rằng họ đang chú ý nghe. Thói thường, họ thấy người nước ngoài im lặng khi họ nói điện thoại, giống như là người ta không chú ý lắng nghe những gì họ nói. Vì thế, chúng ta cũng đừng nghĩ rằng những lời phát biểu như vậy là thật. Như khi họ nói "thật vậy" sau một lời phát biểu của ta thì đừng coi đó là một sự đồng tình.
*Khi Được Mời Uống: Đến nhà một người Nhật là việc hiếm có. Nếu gia chủ hỏi ta muốn uống gì, sake, cognac, hay wisky, thì ta bảo thứ gì cũng được. Vì khi họ đến nhà chúng ta mà ta hỏi họ giống như vậy thì họ cũng sẽ trả lời "gì cũng được". Lễ phép của người Nhật là không được đòi hỏi bất cứ thứ gì ở nhà gia chủ, mà cho hưởng cái gì thì hưởng cái đó. Nếu gia chủ bày ra các thức uống trên bàn để tùy ý ta lựa chọn thì yên tâm lựa chọn thức uống nào ta thích. Khi gia chủ hỏi muốn dùng thêm cái gì không thì phải từ chối tức khắc, không chần chờ, nhất là khi hỏi lấy thêm thức ăn hay thức uống nữa không, nhất là khi ta đã lịch sự khen gia chủ làm thức ăn thật ngon. Một việc nữa mà ta cũng nên tránh là thấy cái gì đẹp trưng bày trong phòng khách, ta lấy điểm gia chủ khen tặng họ, cái này đẹp, cái kia hiếm thấy, thì gia chủ tỏ lời tặng khách ngay lập tức. Đừng dại mà nhận lời. Vì khi đến nhà người ta, không được thèm muốn bất cứ cái gì của người ta, đó là khiếm nhả.
*Tiển Khách: Phải ra đứng ngoài cửa, vẫy tay chào khách cho đến khi khách đã đi khuất rồi mới vào nhà, dù trời đã tối hay lạnh. Như thế mới được coi như quí trọng khách của mình. Cách vẫy tay chào cũng phải đúng:"bàn tay xòe ra, lòng bàn tay hướng về phía khách, lắc qua lắc lại".(Nếu ta làm dấu như người Việt chúng ta "ngoắc" bảo lại đây, nghĩa là bàn tay úp xuống, ngón tay co lại và dũi ra, thì người Nhật cũng hiểu là ta muốn gọi họ bảo họ lại cho chúng ta nói chuyện).
*Tặng Hoa: Khi tặng hoa, nên để ý đến số 4 mà tránh, vì sô 4 phát âm theo tiếng Nhật giống như chữ "chết". Vì vậy, nên tặng 1,2,3, hoặc 5 cánh hoa thay vì tặng một bó có 4 hoa.
*Tặng Quà: Người Nhật tặng quà cho bề trên, cho những người mình chịu ơn, hay người thân thương vào tháng 8 và tháng 12, nghĩa là một năm chỉ có hai lần thôi. Thường thì họ tặng nhau những thứ có công dụng thực tiển, như dầu ăn, sà phòng…, và đừng khi nào mở quà trước mặt người tặng mà phải chờ họ rời nhà rồi mới được mở ra xem tặng gì. Chỉ có quà Giáng Sinh thì được mở trước mặt người tặng. Khi nhận quà, chúng ta phải dơ hai tay lên hơi cao, và cúi đầu xuống hơi thấp để tỏ lòng tôn kính. Mỗi khi ta cúi người xuống để tỏ sự tôn kính thì nhớ đừng khi nào bỏ tay vào túi quần. Sự tôn kính đối với người già, lớn tuổi hơn mình tuy chỉ có một tuổi cũng vậy, hay người trong sở làm có chức phận cao hơn là những gì cần nhớ khi xử sự với người Nhật một cách lễ phép.
*Mời Về Nhà: Người Nhật thường mời khách ra tiệm ăn, đi karaoke, uống rượu, nhưng rất ít khi mời về nhà, vì họ nghĩ rằng nhà là nơi họ nghỉ ngơi và không đủ tiện nghi để mua vui.
*Tấm Chung: Thường tấm chung nơi công cộng là việc thường tình, trong các khách sạn lớn của Nhật đều có tiện nghi này, một bên cho phái nam và một bên cho phái nữ. Trước khi bước vào bồn tấm chung, phải qua một nơi kỳ cọ bằng sà phòng cho thật sạch. Trong lúc này, những người thân nhau thường kỳ lưng cho nhau. Người Nhật không khi nào chấp nhận một ai không qua tấm rửa sạch sẽ mà xuống bồn tấm chung.
*Aên Mì: Cách họ ăn mì giống như người Trung Quốc, hút mì vào miệng nghe tiếng kêu "rột rột", xong rồi bưng tô húp cả nước mì một cách ngon lành.
*Hôn nhau: Tuy người Nhật xem thường sự va chạm thân thể nơi công cộng như đi xe điện ngầm, xe lửa, xe bus, nhưng đó là những va chạm không cố ý mà vì cuộc sống hằng ngày phải chấp nhận. Trái lại, đừng nghĩ thế mà đến nhà người ta, hoặc trong một bửa tiệc lại muốn ôm hôn người ta (hug) thì thật là khiếm nhả, không thích hợp tí nào. Chừng đó có thể gặp phản ứng rất mãnh liệt.
*Quà Cưới: Thường tiệc cưới sang trọng được tổ chức tại một nhà hàng hay khách sạn lớn, mỗi phần ăn lên đến 20,000 yen. Những nơi này thường có lịch tiếp đãi sít sao, nên nhiều khi phải tổ chức ăn dinner vào lúc 3 giờ chiều. Bất cứ vào giờ nào đi nữa thì phải tới đúng giờ. Khi được mời dự tiệc cưới, phải chọn một phong bì thật đẹp và để vào đó một số tiền mặt bằng hoăïc nhiều hơn một phần ăn thường tại địa điểm đó. Khi vào phòng tiếp tân, sẽ có một bàn dành cho khách để lại các quà cưới. Vì vậy, đừng khi nào mua quà rồi gói cho đẹp mà mà đến, sẽ không phù hợp với thói thường của họ.
Ngoài ra, ta cũng sẽ thấy có nhiều người lớn tuổi lên máy vi âm phát biểu, mà người Mỹ thường nghe một cách buồn tẻ. Cô dâu cũng thay ba lần áo cưới. Ổ bánh cưới cũng to cả 5, 6 tầng, nhưng thật sự, phần ăn được chỉ vừa đủ cho số thực khách, phần còn lại là phần trang trí mà họ sẽ dùng đi dùng lại nhiều lần.
Tóm lại, đừng mua quà mà phải dùng bao "lì-xì", và cũng phải tránh con số 4. Như một người đi 20,000 yen, hai vợ chồng thì đi hoặc 30,000 hay 50,000 yen, chứ đừng đi 40,000 yen.
Tarin65 sưu tầm.