THẢ BAY
TRÊN VÙNG TRỜI CÁT BI
LTS. Đây là câu chuyện của một hoa tiêu khu
trục Pháp tên J. Rajau (tốt nghiệp khóa 1945
trường Vơ Bị Không Quân Pháp, “VBKQP”), kể lại
chuyến bay đầu tiên của ông tại phi
trường Cát Bi, Bắc Việt, trên phi cơ F-8F Bearcat
trước khi nhận lănh các phi vụ hành quân. Câu chuyện cho thấy sự
“ngỡ ngàng” của các hoa tiêu “thượng phiên” và sự
“bất cần” của các hoa tiêu “hạ phiên”, may mắn
sống c̣n và hối hả về nước. Nhớ lại tinh thần
chiến đấu của các hoa tiêu Mỹ trong cuộc
chiến tại Việt Nam từ 1965 đến 1973, so
với hoa tiêu Pháp trước kia cũng chẳng có ǵ khác
biệt. Họ chỉ
đợi ngày xong 100 phi vụ hành quân mà c̣n giữ
được mạng sống để trở về
gặp lại gia đ́nh, ngoài ra, chẳng có ǵ quan trọng
đối với họ, kể cả những kinh
nghiệm chiến đấu của họ cũng không
được sử dụng lại trên chiến
trường nếu không trở lại chiến
đấu thêm một nhiệm kỳ khác. Tarin65.
Liên Phi Đoàn
khu trục Languedoc của chúng tôi dự trù thay thế Liên
Phi Đoàn Khu Trục Saintonge ở Hải Pḥng. Ở thời điểm đó,
người ta sắp xếp thay cả một đơn
vị, từ cấp chỉ huy trở xuống, từ quan
tới lính. Liên Đoàn chúng
tôi được thành lập tại Oran, Maroc, dưới
sự chỉ huy của Thiếu Tá Brunschwig*. Chúng tôi bay được
khoảng 50 giờ trên phi
cơ P-47 chuyên tập duợt về các cách yểm trợ
diện địa và tấn công ngăn chận
địch theo kiểu đánh assault. Với hành trang 50 giờ này, cọng với
số 40 giờ bay trên phi cơ Spitfire tại Trường
Khu Trục Mecknès, tổng cộng tôi được 90
giờ bay trên loại phi cơ một chổ ngồi. Tuy vốn liếng bay bổng
chưa được là bao, nhưng trước mặt
các cơ trưởng, tôi cứ tưởng ḿnh như
Guynemer**.
Liên Phi Đoàn
Languedoc chúng tôi dự trù xuống tàu Pasteur với
đầy đủ trang bị vũ khí cá nhân và hành lư
sẽ khởi hành vào tháng 12.
Tàu Pasteur là loại du thuyền đường xa
đi Viễn Đông, có khả năng chở đến
ba ngàn người. Chuyến
này là một chuyến hải vận quân sự nên đă chở
đến năm ngàn người.
Đến tháng 12 rồi mà chẳng thấy bóng dáng
tàu Pasteur đâu cả.
Tin tức cho
biết là tàu Pasteur bị hỏng một chân vịt. Với cái nh́n của chúng tôi, là
“áo liền quần” hay “mậu phi” cũng thế, thay chong
chóng th́ cứ lấy từ các phi cơ đang kiểm
kỳ mà ráp vào chiếc bị hỏng chong chóng để
có bay ngay trong ṿng vài giờ, tục gọi là
canibaliser***. Nhưng chân
vịt tàu thủy th́ không đơn giản như vậy,
tàu nào, chân vịt nấy, không có thể chuyển hoán
khơi khơi. Do
đó,vụ thay chân vịt làm chậm mất hai tháng. Nhưng chương tŕnh luân phiên
đă dự trù một khoảng thời gian bản lề
khá nhiều, hai tháng trễ cũng không hề hấn ǵ. Có lẽ bọn “Saintonge” sẽ
coi thời gian chờ đợi quá lâu chăng? Khi chúng tôi đến nơi,
sự tiếp đón vô cùng nồng hậu cũng chứng
minh được sự sốt ruột của
họ. Đó là vào khoảng
đầu năm 1952.
Tôi c̣n nhớ
rất rơ khi chúng tôi đến Vịnh Hạ Long. Té ra vùng nhiệt đới là
thế này:lạnh buốt xương, sa mù bao phủ, mây
bay là là sát mặt biển, một luồng gió thầm
lặng làm co rút gân cốt, và cái Vịnh Hạ Long bao
phủ một màn sương ảm đạm. Tàu lớn quá to để
ngược ḍng sông vào cửa Hải Pḥng, nên chi,
người ta xếp chúng tôi như mấm, vừa
người vừa đồ đạt, súng óng, chật
nức cả con tàu đổ bộ loại L.C.T cũng
có, hay L.C.N. hay L.C. ǵ đó, có thứ nào đi thứ
nấy. Tàu có một lỗ
hỏng to chính giữa. Khi
lướt sống, cả tấn nước ập vào làm
ướt cả hành trang rồi thoát ngă nào đâu
mất. Thật không biết ngành
hàng hải làm việc thế nào, thật khó mà tin nếu
không phải chính mắt ḿnh trông thấy. Có lẽ nhu cầu hành quân quá
khẩn cấp không cho phép họ làm khác hơn
được.
Như thế,
chúng tôi đến Hải Pḥng, lạnh buốt và
ướt như chuột.
Các bạn đến đón chúng tôi với sự
nồng nhiệt khác thường làm chúng tôi cũng
thấy ấm ḷng. Chẳng
mấy chóc, chúng tôi được đưa vào Câu Lạc
Bộ, và chỉ 15 phút sau, trên tay mỗi người
một ly rượu “Cordon Rouge”.
Ở đây, truyền thống hoa tiêu khu trục
chỉ uống “Cordon Rouge”, hoặc giả “Gnac Soda”****. Và họ không đủ th́
giờ để kịp nói thêm điều ǵ. Chiều tà phủ xuống
một màn đen...(say mướt). Họ túm giường cho chúng tôi và hẹn
gặp lại “hừng sáng” bên cạnh chiếc Bearcat*****.
Ngày hôm sau,
trời cũng chẳng khá hơn.
Sau vài câu khơi màu ngắn gọn(briefing supposed to be
brief), họ quyết định thả bay tập
thể. Cứ theo hệ
thống quân giai, từ chỉ huy trưởng trở
xuống. V́ tôi là cấp “út”
nhất nên được bay vào lúc 11 giờ sáng.
Tôi cất cánh,
trong đầu đầy ấp lời khuyên của các anh
tiền nhiệm, của các niên trưởng:”Nếu anh
không vào ngay chân đáp khi vừa hỏng bánh, bánh sẽ không
chịu vào nữa”; “Nếu có tống ga bay lại, hăy
từ từ, thận trọng”; “Coi chừng ngẫu
lực, khi cất cánh phải nhớ chỉnh lái
hướng ba khất bên phải(right rudder trim), bằng
không, bạn sẽ kết thúc giữa ruộng”; vân vân và
vân vân...Tựu trung, tôi chẳng có vấn đề ǵ
về lái máy bay, nhưng họ đều quên nói cho tôi
điểm chính yếu.
Điều đó là: sau khi vào chân đáp, tôi ngoái
đầu nh́n về phía sau, tôi không c̣n thấy phi
đạo đâu cả, mà chỉ có mênh mong...mênh mong là
nước. Thật t́nh
mất cả phương hướng! Đâu cũng thấy nước giữa các con
đê nhỏ như h́nh một bàn cờ “dame”. Chỉ mới nh́n về phía sau
th́ phi cơ chợt chui vào mây thấp dầy đặc lúc
nào không biết. Tôi liền
đẩy nhanh cần lái về trước làm cả
người tôi vội lơ lửng trong pḥng lái. Máy bay lại được
dịp thăng tốc nhanh 40 kts nhưng tôi liền thấy
lại đất. Thế là
tôi giảm tí ga. Rồi tôi
lại lay hoay rối trí với ṿng phút và ga(vấn
đề overboost). Đăo 180
độ sang trái, tôi cố t́m lại sân bay.
Tôi nghĩ
rằng bay ngược lại chừng một phút ở
cạnh gió xuôi này, tôi có nhiều hy vọng t́m lại phi
trường Cát Bi. Nhưng mà
ḿnh cất cánh ở hướng nào nhỉ! Đang lúng túng, con ngựa
sắt lại lên cơn chứng liên tục(v́ chưa rành
chỉnh các cánh lái) nên làm tôi lặng hụp đùa giởn với trần mây
thấp. Phải có thêm
thời gian, ôi! Thượng Đế hăy cho tôi thêm
thời gian để chỉnh lại tất cả các
“trim”, ṿng phút, tay ga, vv...vv. Khi
đâu đó chỉnh tề, nó bay đầm một tí. C̣n tôi th́...hoàn toàn bị lạc,
không biết ḿnh đang ở đâu, trên là mây, dưới
toàn là nước...mẹ ơi!
Tôi bay qua lắm con sông, nhưng sông nào là sông nào, v́
nhánh nhỏ nhất cũng bằng con sông Rhône ở Pháp(v́
nước lủ nên mặt sông như rộng ra). Sông cùng khắp, sông tứ
hướng! Tôi nhẹ nhàn
giữ vững tay lái, chẫm răi, ngoan ngoản...Rồi phi
trường xuất hiện, tôi thoát nạn. Từ giờ, tôi không để
mất phi trường nữa, nên cứ làm ṿng tṛn bên trái
ở cao độ 500 bộ, mắt bám chặc vào đài
kiểm soát phi trường.
V́ phải thực hiện một phi vụ một
tiếng bay, nên phải bay ṿng chờ tới giờ xin vào
đáp. Phải đấm
đá tí ti v́ khi trần mây quá thấp nên chui ra chui vào
măi. Vừa đến
giờ, tôi hấp tấp gọi đài kiểm sóat xin
chỉ thị hạ cánh.
Người thả bay tôi chỉ chờ có lúc này v́ anh
trực sẵn ở đầu phi đạo coi tôi
đáp. Ông cho biết tôi
đáp như “thợ”.
Thế mà tôi tin lắm.
Ở tuổi đó, người ta tin bất cứ
điều ǵ!
Chúng tôi
đều là thiên thần, cả liên phi đoàn chúng tôi là
như vậy. Các bạn
của tôi cũng nhiều ít làm như tôi, phải
đấm đá giữa mây thấp và mặt
nước. Có một chàng,
không tiện nêu tên, lại có ư nghĩ bay ra biển khi
bị lạc, v́ biển rất gần, chỉ có vài
chục cây số thôi. Cũng
là một ư kiến! Nhưng
khi chàng bay trở về đất liền, chàng lại
nhầm phi trường. Chàng
đă làm ṿng bay trên phi trường Đồ Sơn(nghe
đâu băi biển Đồ Sơn rất đẹp, và
người cũng đẹp) đang trong thời gian xây
cất. Đài kiểm soát Cát
Bi(nơi phải đáp) chẳng để ư ǵ cả và c̣n
cho phép hạ cánh theo kiểu “múc”(peel-off) và chờ
đợi anh ta ở ṿng chót mà chàng đang làm ṿng chót cách
đó 12 cây số. May thay,
chàng tống ga bay lại khi thấy ḿnh “hố” rồi...
Chiều
lại, tôi bay một lần nữa. Lần này khá hơn.
Tôi có thể làm vài ṿng quẹo gắt, làm h́nh số 8
trên mặt phẳng đứng (lazy eight). Ngày hôm sau, các hoa tiêu cũ nức
nở khen tặng chúng tôi:”các cha lái thật tài t́nh!”. Nói y như rằng, họ
chẳng c̣n ǵ để dạy bảo chúng tôi nữa. Rồi họ dẫn các cấp
chỉ huy của chúng tôi đi hành quân để am
tường thể thức hành quân ở chiến
trường này. Và quan
trọng nhất là họ có thể bắt đầu
sửa soạn “va-li” mà “chuồn” cho gắp. Họ c̣n bảo “ai có nhắn ǵ
về gia đ́nh”, họ sẵn sàng, “đừng ngại”.
Ngày hôm sau,
trời gần như đẹp hẵn. Tôi bay phi vụ thứ ba trên phi
cơ này và là phi vụ hành quân đầu tiên. May mà mọi việc đều
suông sẻ. Suông sẻ cho
tất cả mọi người, trừ Thiếu Úy Léger
đă măi măi ra đi ngay trong phi vụ hành quân đầu
tiên mà cũng là phi vụ cuối cùng của anh ta. Chẳng ai biết tự sự
ra sao, nhưng theo tôi nghĩ, thả bay hấp tấp
như vậy thật có nhiều điều không ổn...
GHI CHÚ:
*Thiếu
Tá Brunschwig đă tử trận ở Việt Nam. Sau này lấy tên ông đặt tên
cho khóa 1953 của Trường VBKQP tại Salon-de-Provence,
khóa mà Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan theo
học.
**Guynemer
là tên một thần tượng Không Quân Pháp trong Đệ I Thế Chiến. Tên ông được đặt
cho khóa đầu tiên của Trường VBKQP vào năm
1935. Ông Nguyễn Văn Hinh,
một tướng lănh ba sao trong Không Quân Pháp là
người Pháp gốc Việt, đă tốt nghiệp Khóa
thứ hai của trường này, khóa tên Astier de Villate-1936.
***”canibal”
là một giống dân Phi Châu ăn thịt người. “Canibaliser” có nghĩa là “làm
thịt” một chiếc máy bay bất khả dụng
để lấy bộ phận rời cứu văn một
phi cơ khác.
****”Gnac
Soda” là “Cognac” pha “Soda” để giải khát ở Việt
Nam. Cognac là loại Brandy
phổ biến ở Pháp, nhưng người Pháp chỉ dùng
uống một ly nhỏ để tiêu cơm vào buổi
tối.
*****Theo
truyền thống quân đội Pháp, khi người
bạn uống say, ta phải diều họ về pḥng,
đặt lên giường, đấp chăn ấm
để tránh bị lạnh và ngủ say đến sáng,
không biết trời trăng ǵ cả.