Tấn Bộ Bản Lan Trùy - Thái Cực Quyền (Dương thức)

Tấn Bộ Bản Lan Trùy

Home



Tư thế trước đó
Động tác thứ nhất: Mủi chân trái xoay ra ngoài 45 độ, thân thể từ từ chuyển qua trái, tùy theo đó trọng tâm từ từ đi về phía trước ở chân trái, chân phải gót chân rời khỏi mặt đất (bắt đầu tiến bước). Tùy theo thể chuyển, bàn tay phải vẻ một vòng cung qua bên trái đi xuống, ngang với hông, vừa đi vừa nắm tay lại thành trái đấm, vừa xoay "nội tuyền" làm lòng bàn tay hướng xuống đất; bàn tay trái cũng tùy theo thể chuyển đi về phía sau bên tráị Nhãn thần thoáng đến bàn tay phải đi xuống, nhưng không được cúi đầu
Động tác thứ hai: Trọng tâm từ từ toàn bộ chuyển qua chân trái, chân phải nhấc lên về phía trước. Đồng thời, nắm tay phải vòng xuống phía trước bên phải; bàn tay trái vẻ một vòng cung từ trái đi lên, không cao quá tai, vừa đi vừa xoay "nội tuyền" làm cho lòng bàn tay hướng xuống mé dướị Mắt hơi nhìn nắm tay phải vòng xuống, lập tức từ từ chuyển qua bên phải nhìn thẳng. Hình bên phải là phản diện của hình bên trái
Động tác thứ ba: Chân phải đạp một bước xéo qua bên phải về phía trước (đông nam), gót chân chạm mặt đất trước, sau đó mủi chân xoay ra ngoài đạp thực, trọng tâm từ từ toàn bộ đi qua chân phải, chân trái nhấc lên; thân thể đồng thời từ từ chuyển qua bên phảị Tùy theo thân chuyển, nắm tay phải từ bên trái đi lên qua trước ngực đẩy ra, vừa đè bật ra vừa xoay "ngoại tuyền" làm cho lòng nắm tay từ từ hướng lên trên về bên trong; sau đó từ từ kéo về sau xuống dưới; bàn tay trái cũng đồng thời theo chuyển thể vẻ vòng cung về bên phải qua bên trong tay phải rồi (đưa) ra trước ngăn, lòng bàn tay xoay về hướng bên phảị Nhãn thần thoáng đến tay trái đưa ra ngăn

Hình phản diện của hai hình trên

Động tác thứ tư: Chân trái bước đến một bước, gót chân chạm mặt đất trước; đồng thời, thân thể tiếp tục chuyển về bên phải; tùy theo chuyển thể, bàn tay trái tiếp tục ngăn ra đằng trước, nắm tay phải vẻ vòng cung kéo về một bên hông, lòng nắm tay hướng lên trên; Mắt nhìn thẳng về trước, nhãn thần cần thoáng đến bàn tay trái đưa rạ Hình bên phải là phản diện của hình bên trái

Động tác thứ năm: Tùy theo đó trọng tâm từ từ chuyển qua chân trái, chân trái từ từ đạp thực; cong chân trái, duổi chân phải, thành "tả cung bộ"; đồng thời, thân thể từ từ chuyển qua tráị Tùy chuyển thể, nắm tay phải đấm về phía trước, hổ khẩu từ từ hướng lên trên, bàn tay trái thu lại, "tọa uyển", ngón tay chéo chéo lên trên, tựa vào bên trong cánh tay phảị Mắt nhìn thẳng ra trước, nhãn thần cần thoáng đến tay phải đấm rạ Hình bên phải là phản diện của hình bên trái

Yếu điểm:

1. Lúc đang liên tục tiến bước, cần phải "Tấn bộ như miêu hành" (bước như mèo đi), và cũng cần tốc độ đều, "thượng hạ tương tùy" (trên dưới đi với nhau), phần trên thân thể cần ngay thẳng, không được xiên xẹo hoặc chồm trước ngửa sau; lúc chân phải bước tới một bước, cần dang rộng ra hơn thường một tý, và cũng chú ý tránh phần trên thân thể vì theo chân bước tới mà nghiêng về bên phải

2. Bộ pháp và thủ pháp cần theo eo lưng mà chuyển động; lúc nắm tay phải bật ra, không được ra xa quá thân thể, và cũng chú ý không được đưa cùi chỏ lên; lúc nắm tay phải đấm ra phải cần tùy theo chuyển động của eo lưng, và cũng hơi xoay "nội tuyền" làm cho hổ khẩu hướng lên trên; lúc nắm tay phải đấm ra, trung gian từ "tâm" đấm ra ngoài, đấy gọi là "quyền tòng tâm phát" (quyền từ tâm phát ra)

3. Lúc luyện chiêu này, nắm tay cần tự nhiên nắm lại, không được dùng sức nắm chắc vào



Previous
Next