Vân thủ - Thái Cực Quyền (Dương thức)

Vân thủ

Home



Tư thế trước đó
Động tác thứ nhất: Mủi chân trái xoay vào trong đạp thực xuống, thân thể hơi chuyển về bên phảị Đồng thời núm tay bên phải biến thành bàn tay vẻ một vòng cung đi xuống từ bên phải; bàn tay trái tùy theo chuyển thể đi xuống một tý về phía trước, cánh tay gập lại, cùi chỏ chìm xuống, bàn tay ngang với vai, lòng bàn tay hướng xuống đất. Nhãn thần thoáng đến bàn tay phải đi xuống
Động tác thứ hai: Trọng tâm từ từ toàn bộ đi qua chân trái, chân phải nhấc lên về bên trái (gót chân dời mặt đất trước); thân thể chuyển qua bên tráị Bàn tay phải tùy chuyển thể từ phía dưới bên phải vẻ một vòng cung vật chuyển qua bên trái, lòng bàn tay hướng vào trong; bàn tay trái cũng đồng thời vận chuyển, vẻ một vòng cung đi lên về bên trái, vừa đi vừa "nội tuyền" làm cho lòng bàn tay từ từ xoay xuống dưới; lúc này bàn tay phải cũng vận chuyển đến gần cổ tay tráị Mắt tùy theo chuyển thể nhìn thẳng ra trước, nhãn thần cần thoáng đến bàn tay phải vận chuyển qua trái

Động tác thứ ba: Bàn chân phải hạ xuống về bên trái nửa bước, gót chân chạm mặt đất trước, tùy theo trọng tâm từ từ qua bên phải mà toàn chân đạp thực; thân thể đồng thời hơi chuyển qua bên phải, bàn tay phải tùy theo chuyển thể từ bên trái đi lên (cao bằng lông mày) vận chuyển qua bên phảị , lòng bàn tay vẫn hướng vào trong; bàn tay trái cũng đồng thời từ bên trái vận chuyển xuống dưới qua bên phải, vừa đi vừa "ngoại tuyền" làm cho lòng bàn tay hướng vào trong (hơi xéo lên trên). Nhãn thần tùy theo chuyển thể thoáng đến bàn tay phải vận qua bên phải

Động tác thứ tư: Trọng tâm từ từ toàn bộ đi qua chân phải, chân trái nhấc lên (gót chân rời mặt đất trước); thân thể tiếp tục hơi chuyển qua bên phảị Đồng thời, bàn tay phải tùy theo chuyển thể vẻ một vòng cung vận chuyển xuống dưới về bên phải, vừa đi vừa "nột tuyền" làm cho lòng bàn tay từ từ xoay xuống dưới; bàn tay trái tiếp tục vận chuyển về bên phải và đi lên, đến gần cổ tay phảị Nhãn thần thoáng đến bàn tay phải vận chuyển

Động tác thứ năm: Chân trái bước ngang qua nửa bước về bên trái, mủi chân chạm đất trước, tùy theo trọng tâm đi về bên trái mà toàn chân đạp thực; thân thể đồng thời chuyển qua bên tráị Bàn tay trái tùy theo chuyển thể tiếp tục từ bên phải đi lên qua trước mặt (ngang với lông mày), vận chuyển về bên trái; bàn tay phải tiếp tục vẻ vòng cung vận chuyển xuống về bên trái, vừa đi vừa hơi "ngoại tuyền" làm cho lòng bàn tay từ từ xoay vào trong (hơi xéo lên trên). Mắt tùy theo chuyển thể nhìn thẳng ra phía trước, nhãn thần phải thoáng đến bàn tay trái vận chuyển qua trái

Động tác thứ sáu: Trọng tâm từ từ toàn bộ đi qua chân trái, chân phải nhấc lên về bên phải (gót chân rời mặt đất trước); đồng thời thân thể hơi chuyển qua bên tráị Bàn tay phải tùy chuyển thể tiếp tục vận chuyển từ dưới vẻ vòng cung đi lên qua bên trái; bàn tay trái tiếp tục vận chuyển từ phía trên vẻ vòng cung đi xuống qua bên trái, vừa đi vừa "nội tuyền" làm cho lòng bàn tay từ từ xoay xuống dướị Nhãn thần thoáng đến bàn tay trái vận chuyển qua trái

Động tác thứ bảy: Giống động tác thứ ba

Động tác thứ tám: Giống động tác thứ tư

Động tác thứ chín: Giống động tác thứ năm

Động tác thứ mười: Giống động tác thứ sáu

Động tác thứ mười một: Giống động tác thứ ba

Động tác thứ mười hai: Giống động tác thứ tư

Động tác thứ mười ba: Giống động tác thứ năm

Động tác thứ mười bốn: Giống động tác thứ sáu

Động tác thứ mười lăm: Giống động tác thứ ba

Yếu điểm:

1. Lúc vận chuyển bàn tay, thân thể chuyển động phải lấy eo lưng làm trục, phải từ từ chuyển động, không được quơ quào loạn xạ, phần trên thân thể không được nghiêng ngửa, phải bảo trì "lập thân trung chính" (giữ thân ngay thẳng)

2. Hai cánh tay phải tùy theo eo lưng mà chuyển động; phải tự nhiên, tròn và linh động. Đến lúc vận chuyển từ dưới đi lên hoặc qua phải hoặc qua trái phải có hàm ý giựt lên; chuyển vận lên đến phía trên hoặc qua phải hoặc qua trái cùi chỏ không được đưa lên, cánh tay phải tung tung đở ra mà vận chuyển. Hai cánh tay một trên một dưới, một trái một phải, thay nhau vận chuyển, luc' bàn tay trái làm chủ, bàn tay phải đi theo; lúc bàn tay phải làm chủ, bàn tay trái đi theo; không tán loạn, không trì trệ

3. Lúc chân nhấc lên thì gót phải rời mặt đất trước, lúc chân đặt xuống thì mủi chân chạm đất trước. Lúc gót chân này đạp thực xuống rồi thì gót chân kia lập tức rời mặt đất, phải bên này lên bên kia xuống, như là "phiên phiên bản" (sig-saw) vậy

4. Từ động tác thứ ba đến động tác thứ sáu là một chiêu "vân thủ", kế đó lại có hai lần lập lại, làm thành ba chiêu vân thủ. Phía trước có nói ở chiêu "Đảo niệm hầu", trong phần yếu điểm, nếu đất tập rộng rãi thì có thể vận động thêm một tý, bằng cách ra chiêu Đảo niệm hầu năm lần hoặc bảy lần, như vậy thì trong chiêu Vân thủ, cũng phải làm thành năm hoặc bảy lần, sau đó làm đến như động tác thứ mười lăm rồi qua tới chiêu "Đơn tiên"



Previous
Next