Ðối Lập Lớn Mạnh Như Triều Dâng Sóng Vỗ
 
Trần viết Ðại Hưng

(Phần cuối)
* Những vấn đề gay go

Những người đối lập tập trung những đòi hỏi của họ vào bốn vấn đề chính. Thứ nhất, họ kêu gọi dân chủ hóa nhiều hơn. Ðể bảo đảm, một số thực sự kêu gọi thành lập một nền dân chủ đa đảng theo kiểu Tây phương ( Western-style multi-party), kêu gọi như thế thì không kém chuyện kêu gọi giải tán hay lật đổ Ðảng Cộng Sản. Hơn thế, những đòi hỏi của họ chú trọng đến chuyện thiết lập một vai trò độc lập của Quốc Hội và hình thành nhiều hơn sự vô tư trong sáng trong những quyết định. Thứ hai, họ đề cao luật pháp, hủy bỏ cai trị theo nghị quyết của Ðảng và chấm dứt thế lực của Ðảng đứng trên luật pháp, như đã trân trọng khắc dấu bằng điều 4 hiến pháp đương thời. Thứ ba, những người đối lập Việt Nam đòi hỏi quyền tự do tư tưởng và Mỹ thuật nhiều hơn,đặc biệt là tự do báo chí. Thứ tư, họ phê phán nghiêm khắc tệ nạn tham nhũng. Dù có nhiều người muốn nhìn thấy Ðảng Cộng Sản hoàn toàn bị khuất phục, đầu hàng trước những lực thị trường, nhiều người khác phê phán chủ nghĩa tư bản không kềm chế ( unbridled capitalism). Khi những người nông dân nổi dậy vì tham nhũng đã trở thành những vấn đề hàng đầu cần giải quyết trong chương trình nghị sự của Ðảng, những lời phê phán tấn công vào tham nhũng không phải là không có người nghe. Nhưng Ðảng muốn lãnh đạo sự tấn công tham nhũng, và không muốn chuyện này rơi vào tay những kẻ ngoài vì họ có thể dùng chuyện này cho những chương trình hành động của họ. Chẳng hạn như những nhà đối lập đã dùng vấn đề tham nhũng để tấn công Ðảng đã trở thành " một giai cấp mới " ,một thứ ăn trên ngồi trốc xa lạ, cách biệt ï với quần chúng.

Nói tóm lại, những vấn đề này xoay quanh những liên hệ của Ðảng với những quyền lợi và sự tồn tại của nó và những vấn đề của đất nước. Nói cách khác, liệu có thể làm một người yêu nước mà không cần ủng hộ Ðảng có được không? Những người phê bình phẫn nộ, kinh ngạc trước sự hống hách của Ðảng, cóø tổng số Ðảng viên ít hơn 2% dân số , thế mà đến nay đại diện cho quyền lợi của tất cả những người Việt Nam.

Vấn đề 1: Quyền lực của Quốc Hội

Mặc dù trên giấy tờ, Quốc Hội là cơ quan tối cao của nhà nước, nhưng trên thực tế nó là con dấu cao su của Ðảng cầm quyền. Quốc Hội im lìm không hoạt động từ năm 1949 đến năm 1960, trong đó bộ phận làm luật của chính phủ, bộ tư pháp, bị đóng cửa từ năm 1961 đến 1981. Trong số 8914 tài liệu luật pháp được ban bố trong thời kỳ 1945-1986, chỉ có 62 là luật; phần còn lại là nghị quyết, những chỉ thị của bộ trưởng hay lệnh thi hành của hành chính. Sau khi đất nước được thống nhất, Quốc Hội không không làm chút gì nhiều ù hơn là con dấu của những quyết định của Ðảng trong những kỳ họp hai năm một lần của nó.

Với sự ra đời của Ðổi Mới, Quốc Hội mang trọng trách bởi nhu cầu khẩn thiết tạo thành một cái sườn luật pháp để trông coi sự chuyển tiếp của Việt Nam đến nền kinh tế thị trường. Có nhiều cải tổ như phiếu bầu kín và giải tỏa bớt sự giới hạn trói buộc báo chí, được thi hành. Quốc Hội xác định vai trò của mình bằng cách thông qua thêm nhiều luật cần thiết cho tiến trình cải cách, thảo luận những chính sách do Ðảng đưa ra, và đã có lần từ chối ủng hộ một ứng viên của Ðảng vào một chức vụ bộ trưởng. Theo lời một viên chức, Quốc Hội đang trở thành "một người bạn đối thoại" cho Ðảng. Trong bối cảnh của một xã hội Cộng Sản, nơi mà Ðảng Cộng Sản luôn độc quyền quyết định mọi chuyện, Quốc Hội càng khẳng định thế đứng của mình thì điều ấy rất được lòng dân, được dân yêu mến.

Cho đến nay thì cũng khó tìm thấy một bộ phận độc lập. Thêm nữa, Ðảng trực tiếp kiểm soát Quốc Hội thông qua sự can thiệp những cuộc bầu cử của nó. Chỉ còn quá ít điều còn lại để nói chuyện thay đổi. Không chỉ những con số chỉ tiêu cứng ngắt ( rigid quotas) về số lượng đàn ông và đàn bà, giới trí thức, công nhân, quân đội, và nông dân trong Quốc Hội, con số của những thành viên không ở trong Ðảng cũng được trông chừng. Chẳng hạn như trong cuộc bầu cử Quốc Hội thứ 9, 30 trong số 32 ứng cử viên độc lập bị bác vì những lý do kỹ thuật. Không ai trong hai ứng viên độc lập được bầu vào. Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, một bộ phận trong cái dù che của Ðảng Cộng Sản Việt Nam, điều động những cuộc bầu cử và quan sát, giám thị ba vòng tuyển lựa của tất cả những ứng cử viên, bất chấp ai đề cử họ. Nguyễn thanh Giang là một trường hợp điển hình. Ông Giang, một nhà Ðịa Chất học có tiếng tăm, là người làm việc cho viện Ðịa Chất Việt Nam, bị " tống xuất ra" bởi " những bạn đồng nghiệp". Dù ông nhận được 96% số phiếu ở một khu lân cận nhà, ông chỉ nhận được " 30%" ở nơi cơ quan ông làm việc. Dù có 300 người trong cơ quan , chỉ có 16 người được bầu- đa số họ là những thành viên trong chi bộ Ðảng.

Một số ít những nhà đối lập kêu gọi sự thành lập một hệ thống chính trị đa đảng, và một số ít hơn nữa kêu gọi Ðảng Cộng Sản giải thể. Mô hình của Hungary, trong đó những đảng đối lập thoát thai ra từ Ðảng Cộng Sản để rồi giữ vai trò lãnh đạo trong chính trị và điều hành đất nước, là một mô hình được nhiều nhà đối lập ưa thích hướng tới. Nhưng đa số những nhà đối lập chỉ muốn một diễn đàn phi chính trị để những chuyên viên và những tiếng nói khác nhau có thể công khai bàn thảo những ý kiến và những chính sách quốc gia.Ðối với những lời ø phê phán như trên, nơi gặp gỡ tự nhiên cho những cuộc thảo luận như thế chính là Quốc Hội. Theo luật pháp , những cá nhân có thể trở thành những thành viên Quốc Hội, và vì Ðảng đã lựa người của Ðảng vào Quốc Hội rồi nên Ðảng có thể tiếp tục khống chế một diễn đàn tự do mà không cần phải tranh cãi lôi thôi với những đảng phái quốc gia khác.

Sự lo ngại bất ổn chính trị đã làm phai nhạt những lời kêu gọi công khai cho sự thiết lập một hệ thống đa nguyên với những đảng phái tranh đua với nhau, nhưng những lời kêu gọi yêu cầu chấm dứt độc tài đảng trị và mở ra một cuộc đối thoại về chính sách của nhà nước thì coi như được các nhà đối lập nhất trí. Bùi minh Quốc, một trong những đối lập ăn to nói lớn, chỉ đơn giản yêu cầu trong thời gian hiện nay nên có những cuộc thảo luận về cải tổ chính trị, " Ngưng đi chuyện xem xét những đề tài tối kỵ và đa đảng và đa nguyên, mà hãy tổ chức những cuộc thảo luận quần chúng ôn hòa về những vấn đề trên để mọi người có thể dàn xếp những bước đi thích hợp với nhau trong cố gắng dân chủ hóa đất nước trong hòa bình, ổn định và phát triển. " Quốc Hội được xem là một nơi thích hợp cho một cuộc đối thoại như vậy. Tướng Trần Ðộ, một đối lập mạnh miệng khác, viết cho Trung ương Ðảng như sau," Tôi vẫn đồng ý và ủng hộ vai trò lãnh đạo chính trị của Ðảng. Tôi nghĩ vai trò như thế vẫn cần thiết. Nhưng lãnh đạo không có nghĩa là áp đặt. Lãnh đạo Ðảng không có nghĩa là luật lệ Ðảng." Trần Ðộ chưa đến nổi táo bạo kêu gọi chuyện dân chủ đa nguyên nhưng nói rằng, " Tôi nghĩ chuyện cải cách này phải bao gồm cả chuyện bỏ đi sự kiểm soát tuyệt đối và toàn diện của Ðảng về mọi chuyện. Ðảng chỉ nên giữ vai trò lãnh đạo chính trị và để cho Quốc Hội, chính phủ và Mặt Trận Tổ Quốc có trách nhiệm và sự độc lập riêng của họ." Nhiều tiếng nói phê bình khác cố gắng thuyết phục lãnh đạo Ðảng rằng đa nguyên không có nghĩa là làm cho Ðảng phải tốn kém, ngược lại sự tranh đua sẽ làm tái hồi sinh cho sinh khí của Ðảng.

Những gì Trần Ðộ và những người khác nói là Ðảng đã và sẽ còn tiếp tục phạm những sai lầm đáng lẽ có thể tránh được nếu có nhiều cuộc thảo luận và bàn cãi trong khung cảnh chính trị hiện nay. Ðối với Ðảng, đây là chuyện thách thức cái tính không thể sai lầm của nó và làm mạnh cho những kẻ tra vấn những chính sách của Ðảng. Như Hoàng Minh Chính đã nói, " Căn nguyên của mọi thảm cảnh của đất nước và con người Việt Nam là điều 4 Hiến Pháp. Nó công khai công nhận độc quyền cai trị của Ðảng. Ðảng do đó đứng trên cả quê hương đất tổ và tất cả cái gì khác."

Vấn đề 2: Những yêu cầu luật lệ

Những lời kêu gọi Ðảng phải tự đặt mình " dưới pháp luật trên căn bản bình đẳng" là điều chủ yếu của những đòi hỏi của giới đối lập. Thay vì kêu gọi chính trị đa nguyên, họ chỉ đơn giản đòi hỏi sự tôn trọng triệt để luật pháp của Ðảng đối với luật lệ và sự thành lập một nền tư pháp độc lập. Bởi vì nếu để Ðảng Cộng Sản kiểm soát ngành tư pháp qua những chỉ thị, luật và hệ thống tòa án thì sự kiểm soát đó cũng để chỉ phục vụ cho Ðảng Cộng Sản mà thôi. Ngành tư pháp phải được củng cố và thoát khỏi mọi can thiệp của chính trị. Có nhiều tiến bộ đã đạt được,nhưng còn nhiều trở ngại vẫn còn đó. Chẵng hạn 30 đến 40% những chánh án và những người làm luật trong nước không có bằng luật hay bằng chuyên nghiệp trong nghề mà chỉ đơn giản được Ðảng chỉ định vào. Hơn nữa, hệ thống tư pháp Việt Nam còn quá yếu kém để sữa chữa tình trạng này. Trường Luật đầu tiên của Việt Nam được thành lập năm 1979, và cho tới năm 1993, Hiệp Hội Luật Pháp của Hà Nội chỉ có 50 hội viên. Bởi có sự đòi hỏi ngày càng tăng về những lãnh vực trong kinh tế thị trường trong hệ thống luật pháp, Hiệp Hội ước lượng hiện nay Việt Nam cần chừng 500 đến 1000 luật sư.

Một đặc điểm cốt yếu trong chuyện đổi mới là sự quyết tâm thiết lập thêm nhiều luật chi tiết để cai quản xã hội. Cho đến cuối thì Quốc Hội vẫn là chỗ thích hợp nhất để hoạt động làm ra luật . Một mặt, chúng ta hài lòng bởi sự quyết tâm làm luật này. Dù vấn đề là đa số những luật ấy để có lỗi lầm nghiêm trọng, và theo cách này hay cách khác nhiều người đánh bại ý định mục đích của họ bằng cách tiếp tục cho Ðảng Cộng Sản quyền lực để can thiệp. Thường thường, những luật ban bố một số tự do cho những công dân, nhưng có lời cảnh cáo trước là: Những tự do này không được vi phạm an ninh của chế độ và sự an ổn của xã hội. Ðây là một kẻ hở thông thường làm cho những luật Việt Nam chỉ là những tấm vải che cửa sổ. Cho nên cần có sự quyết tâm của Ðảng phải thật tình tôn trọng luật lệ mà Ðảngù rõ ràng muốn đẩy mạnh.

Vấn đề 3: Ý thức hệ và giai cấp mới

Trong khi tất cả những nhà đối lập đều chống lại bản chất độc tài của chế độ Cộng Sản, không phải ai cũng chống lại chủ nghĩa xã hội. Một số lo ngại về chuyện bị mắc kẹt trong một hệ thống nửa-tư-bản, nửa-cộng-sản. Một số cho rằng một hệ thống như thế không thể nào đạt được cho nên chuyện bác bỏ toàn bộ chủ nghĩa xã hội là chuyện cần thiết phải làm. Như Phan đình Diệu đã từng viết," Chúng ta phải thú nhận rằng lý thuyết Cộng Sản và Xã Hội, với những lý thuyết căn bản về sự mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp, với sự thu thuế của một chế độ kinh tế tập trung vội vã điều hành từ trung ương, với sự độc quyền lãnh đạo của Ðảng đã gây ra nhiều tai hại cho đất nước." Ý thức hệ là một dụng cụ mà Ðảng cầm quyền dùng để duy trì độc tôn quyền lực, hơn là nuôi dưỡng sự phát triển kinh tế.

Họ nói bóng gió đến một hiện tượng đầu tiên được giải thích bởi Milovan Djilas trong Giai Cấp Mới, trong đó ông ta lý luận rằng Ðảng Cộng Sản trở thành một giai cấp trong quyền lực của riêng nó, cho nên những hành động của Ðảng viên trở nên được chỉ đạo nhiều hơn bởi quyền lợi của họ hơn là những quyền lợi của Ðảng hay của quốc gia trong đó họ nhân danh để cai trị. Bác sĩ Dương quỳnh Hoa nói với một nhà báo, " Tôi đặt một câu hỏi cho giới lãnh đạo Hà Nội: Mục tiêu cuối cùng của các anh là gì ?- mục tiêu cuối cùng của cuộc cách mạng là gì? Ðó là hạnh phúc của mọi người hay quyền lực? Rồi tôi trả lời câu hỏi luôn. ‘ Tôi nghĩ đó là quyền lực’" Cảm nhận của giới đối lập là Ðảng đang hành động vì quyền lợi phe nhóm của nó, duy trì quyền lực và không trị nước theo nhu cầu quyền lợi của nhân dân.

Tương tự như thế, nhiều người lên án bọn cán bộ " tư bản đỏ" dùng những chức vụ công quyền cho mục tiêu cá nhân bằng cách móc ngoặt hay ăn cắp những tài sản nhà nướcmà họ đang kiểm soát. Nguyễn thanh Giang cho biết, " Của cải tích tụ lại của giới tư bản mới ở Việt Nam ngày nay đạt được bằng cách dùng chiến thuật độc đoán và xảo trá để cướp đi tài sản nhà nước và nhân dân." Ðảng thú nhận mức độ nghiêm trọng của tham nhũng và tẩu tán tài sản công và đã đề ra những chiến dịch chống tham nhũng to lớn, nhưng đoan chắc rằng đó chỉ là những sản phẩm tất yếu của chuyện chương trình đổi mới. Chuyện gì đã đưa Nguyễn thanh Giang vào tù, theo lời nhà đối lập lưu vong Ðoàn viết Hoạt thì sự thật là vì ông Giang cho rằng " Tham nhũng không chỉ là sản phẩm của kinh tế thị trường,mà phần chính là di sản của đặc quyền ưu tiên và những quyền lợi." Sự tấn công được nhiều người biết nhắm vào " giai cấp mới " đến từ tiểu thuyết gia Dương thu Hương. Cuốn sách " Những thiên đường mù" là cuốn sách thứ hai của bà xuất bản năm 1988, giờ đây đã bị cấm ở Việt Nam, là câu chuyện của một người làm việc trẻ ở Nga đối diện với sự đạo đức giả của ông chú cô ta: là một cán bộ nghiêm khắc, một người theo chủ nghĩa ý thức hệ trong khi cuộc đời ông xoay quanh chuyện buôn lậu và tham nhũng để sống còn.

Vấn đề 4: Tự do của báo chí

Trong cuộc thăm dò năm 1999 về tự do báo chí ở Ðông và Nam Á Châu, Việt Nam đứng hạng chót. Dù điều 69 của Hiến Pháp năm 1992 công nhận rằng," mọi công dân đều có quyền tự do phát biểu và tự do báo chí," Thực tế, dưới sự chỉ đạo của chủ nghĩa thực tế xã hội, tất cả những tạp chí và những tờ báo được làm chủ và kiểm soát bởi chế độ, đẩy những người đối lập phải xuất bản báo " lá cải chui" riêng của họ. Như ông Stein Tonneson ghi nhận, " Vai trò của những tiệm Photocopy trong chuyện tạo nên một xã hội dân sự ở Việt Nam không phải là một lối nói cường điệu quá đáng đâu." Cũng có sự gia tăng cụ thể về con số những nhà in bí mật, và theo bản tường thuật của bộ Nội Vụ, cho tới năm 1988, chỉ có nửa trong số 400 tờ báo là có đang ký bằng hành nghề và gần 40% những cuốn sách xuất bản năm đó đã được ấn hành bất hợp pháp. Những tờ báo chui nổi tiếng như Diễn Ðàn Tự Do và lá thư tin tức của Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ và Truyền Thống Kháng Chiến. Cả hai đều bị cấm và những chủ bút báo bị bắt. Giới đối lập ngày càng dùng đủ mánh khóe để qua mặt sự kiểm soát của chính phủ đối với báo chí bằng cách dùng phương tiện Internet, điều này làm cho một viên chức chính quyền than phiền chuyện này là " những tội lỗi của truyền thông hiện đại."

Những tự do báo chí đã thay đổi tùy theo những nhu cầu chính trị. Ví dụ như Tổng bí thư Nguyễn văn Linh cần đến báo chí trong hai năm 1986-1988 để giúp ông thực hiện những cải cách trong một guồng máy nhà nước ù lì và bướng bỉnh. Dùng chiến thuật củ cà rốt, ông giảm bớt sự kiểm duyệt của Ðảng trong những việc làm và cầu khẩn những nhà văn " đừng uốn cong ngòi bút để làm vừa lòng mọi người." Kết quả của những nỗ lực của ông Linh đã làm cho báo chí có thêm nhiều tự do và lần đầu tiên , những ký giả được phép viết về những phương diện tiêu cực của xã hội Việt Nam cùng bộ máy cầm quyền. Những tờ báo lớn hàng ngày bắt đầu cho in những câu chuyện điều tra để làm sáng tỏ chuyện tham nhũng.

Nhưng chuyện cởi trói bị chết yểu do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Ðông Âu và cuộc tàn sát ở Thiên An Môn. Ông Linh quay ngược lại, ra lệnh yêu cầu những người viết ngưng viết về " chuyện tiêu cực ". Những công việc tiền cách mạng một lần nữa lại bị cấm,và những tự do ít ỏi mà giới báo chí có được trong hai năm 1987-1988 bị kềm chế trở lại. Tám tạp chí và báo bị đóng cửa, trong khi một vài chủ bút bị tra vấn.

Cho đến ngày nay, báo chí vẫn ở trong tình trạng bị kiểm soát chặt chẽ và những người dám thách thức nhà nước đều bị trừng phạt. Một chủ bút của một tờ báo kinh tế hàng ngày là tờ Doanh Nghiệp tên Nguyễn hoàng Linh, khi cho in một bài báo về một vụ tham nhũng cao cấp trong ngành Hải Quan liên quan đến chuyện mua bốn chiếc tàu tuần hành, đã bị bắt vì " tiết lộ những bí mật nhà nước " . Cùng lúc đó, báo chí được tự do để điều tra hai vụ tham nhũng lớn nhất trong lịch sử ( liên quan đến cơ sở làm ăn của nhà nước dính líu đến chuyện đầu cơ tích trữ bất động sản, liên hệ đến hàng trăm triệu dollars gian lận và tham ô). Rõ ràng chính phủ và Ðảng muốn gửi ra một tín hiệu rõ ràng đến những người làm ăn tham nhũng. Mặc dù có những cuộc nổi dậy to lớn ở Thái Bình từ những năm 1997-1998, báo chí che giấu và ỉm đi không đề cập đến tin tức này . Chỉ vì những quyền lợi của nông dân bị bọn viên chức tham nhũng xâm phạm mà nông dân nổi lên đấu tranh. Cộng Sản sau này cũng phải thú nhận đại khái điều này. Báo chí ngoại quốc bị cấm đến vùng này. Viên Tổng bí thư đương thời là Lê khả Phiêu họp liên tiếp với những viên chức truyền thông và khuyên họ phải phục tùng kỷ luật của Ðảng và " ủng hộ ý thức cách mạng". Vào ngày 19 tháng 5 năm 1999, Quốc Hội thông qua một luật báo chí được soạn lại vốn tập trung sự kiểm soát truyền thông, báo chí.

Những người trí thức tranh luận rằng ngoài chuyện vi phạm Ðiều 69 của bản Hiến Pháp, vốn nói rõ " Những công dân có quyền tự do phát biểu; tự do báo chí; quyền tự do thông tin; tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình trong khuôn khổ luật pháp." , sự kiểm duyệt và độc quyền cai trị làm hại đất nước thêm nhiều cách khác nhau. Ðối với họ, một nền truyền thông độc lập sẽ không dẫn đến sự bất ổn và hỗn loạn, trái lại còn làm cho chính phủ thêm hữu hiệu và có trách nhiệm để rồi sớm đáp ứng những quan tâm của dân chúng mọi lúc. Phan đình Diệu cũng cho rằng tự do tư tưởng rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế của quốc gia, và ông kêu gọi " giải phóng sự trao đổi thông tin. Ý tưởng và tư duy mới, đó là những nguồn giá trị để hỗ trợ cho sự tạo thành của cải và sự trù phú trong thời đại mới, nếu đi ngược lại đường lối của Ðảng thì tất cả bị cấm." Ông Diệu dùng những danh từ kinh tế : thị trường, bị cho phối bởi cơ sở sản xuất hợp lý và những khách hàng, cần những luồng thông tin tự do. Việt Nam không thể bắt kịp với phần còn lại của thế giới, hay trở nên hợp nhất vào nền kinh tế toàn cầu mà không chịu thay đổi chính sách thông tin của nhà nước.

Kết Luận

Phong trào đối lập ở Việt Nam mới xuất hiện và vẫn còn nhỏ bé. Cho đến bây giờ sức mạnh của nó nằm ở những vị trí xã hội và chính trị của những hội viên của nó. Ðó là những đảng viên lâu đời của Ðảng Cộng Sản , cả những cựu chiến binh với những thành tích cách mạng rõ ràng và những đầu óc trí thức giỏi nhất trong nước nói với nhân cách đáng trọng và sự hợp lý. Dù họ không có phương tiện để hợp nhất, họ chia sẻ với nhau một vài mục tiêu ôn hòa. Một số muốn làm việc với cấu trúc Hiến Pháp hiện hành bằng cách tạo thêm sức mạnh cho Quốc Hội thi thố quyền lực trong một xã hội hợp pháp, trong đó tự do báo chí cung cấp thông tin và đóng vai trò giám sát của quần chúng. Một số cổ võ một hệ thống đa nguyên thật sự. Họ muốn cho hệ thống này vững mạnh, chứ không phải làm cho nó yếu đi. Nhưng sự bất mãn của họ với sự độc quyền của Ðảng, sự kiểm soát Quốc Hội, tham nhũng, sự từ chối giải tỏa và cải cách kinh tế, sự thiếu tự do tư tưởng và tự do báo chí, đã làm cho thành phần chủ chốt trong giới đối lập thách thức phương cách và mục đích của Ðảng. Họ lý luận rằng, nếu Ðảng không cải tổ, Ðảng sẽ dần dần mất đi tính cách hợp pháp và sự ủng hộ của quần chúng. Những người đối lập này mong muốn được phục vụ như những người trung thành chống đối và đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Nhưng đối với một chế độ bất an cứ dựa vào vòng Nguyệt quế vinh quang của quá khứ và theo đuổi chính sách đàn áp để duy trì độc quyền cai trị, thì những người đối lập là một sự đe dọa không những cho bản thân chế độ mà cho cả đất nước như là một sự tồn tại thống nhất và độc lập, vì vậy Ðảng cho rằng thành phần đối lập cần phải bị đập tan.

Bài viết của Tiến sĩ Zachary Abuza cho thấy ông có một cái nhìn sâu sắc và hiểu biết về thành phần đối lập Việt Nam. Những người đối lập lên tiếng nói sự thật đa số đều bị vào tù . Nhẹ thì chừng 1 năm như Dương thu Hương và Hà sĩ Phu; nặng thì gần 20 năm như Nguyễn đan Quế và thầy Quảng Ðộ; Tuệ Sỹ và Trí Siêu cũng ở tù trên 10 năm. Nhà tranh đấu Nguyễn đình Huy thì cho tới giờ này vẫn còn ngồi tù. Ðối với chế độ Cộng Sản, đối lập đồng nghĩa với phản động và họ thẳng tay đàn áp. Nhưng ngày tháng qua đi , người ta mới thấy những người đối lập đã đi con đường đúng trong chuyện làm cho đất nước trù phú dân chủ còn Ðảng Cộng Sản Việt Nam hiện nguyên hình là một hòn đá tảng nặng nề, thô lỗ, cản trở mọi tiến bộ trên con đường cải cách, tiến bộ.

Ông bà mình ngày xưa vẫn nói câu " Vỏ quýt dày có móng tay nhọn". Cộng Sản là một bọn lưu manh, gian ma, quỷ quái . Giờ này chúng đang phải đối phó với những người như Nguyễn chí Thiện với những vần thơ rực lửa bất hủ và với một ý chí bất khuất có một không hai; chúng phải đương đầu với những bài lý luận thiên tài bẻ gãy hết những ý thức hệ Mác xít của nhà trí thức Hà sĩ Phu; chúng phải e sợ với những lời tuyên bố động trời và những cuốn sách vạch ra hết những dối trá trong " thiên đường " Cộng Sản của Dương thu Hương; chúng phải ngày đêm mất ngủ trước tài trí đấu tranh của Linh mục Nguyễn văn Lý, Hòa Thượng Quảng Ðộ, cụ Lê Quang Liêm. Trần chiến càng kéo dài thì Cộng Sản càng bị dồn về chân tường vì chân lý chính nghĩa không đứng về phe chúng. Riêng phe đối lập thì có chỗ dựa lớn là nhân dân và nhân dân đang hình thành những đợt sóng ngầm theo phương hướng vạch ra của những người đối lập, chờ thời cơ để vùng lên cuốn trôi đi một chế độ hung tàn , rác rưởi không còn một lý do nào để tồn tại trên đất nước Việt Nam yêu dấu ngàn đời. Dân tộc Việt Nam đã không tiếc máu xương chiến đầu dành độc lập, thì dứt khoát cũng không tiếc xương máu để dành cho được dân chủ tự do thật sự.

Thái Bình đã nổi lên cách đây mấy năm và gần đây 20000 người sắc tộc nổi dậy ở Cao Nguyên cũng đủ cho thấy sự sai trái của chế độ cầm quyền. Cộng Sản như một thùng nước đầy tràn, không xì chỗ này cũng xì chỗ khác và chúng bây giờ như những người làm vườn, lúng túng và bối rối, đi chữa cháy theo kiểu "sai đâu sửa đó". Nhưng cái sai của Cộng Sản là sai từ bản chất, mọi cố gắng sửa sai vá víu chỉ là tạm bợ mà thôi. Chúng như một con bệnh đau ung thư đến giai đoạn cuối mà những biện pháp sữa chữa chỉ là những cái băng dán ngoài ra không cách gì chữa nổi bệnh tình trầm trọng chờ ngày xuôi tay nhắm mắt. Nếu họ còn chút khôn ngoan và lương tri, họ phải cải cách chế độ theo những yêu cầu của những nhà đối lập, may ra họ còn giữ con thuyền đất nước khỏi chìm, bản thân họ còn giữ được mạng sống. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc hiếu hòa, không bao giờ đánh người ngã ngựa, huống chi người ngã ngựa lại là người đồng bào cùng chung máu đỏ da vàng. Nhưng nếu họ cònï cứ ngoan cố,bất chấp nguyện vọng của toàn dân thì ngày chế độ bị dân đứng lên đập vỡ vụn tan tành sẽ không còn bao xa khi đến một mức nào đó mà nhân dân không còn chịu đựng được nữa và nhất tề đứng lên như người sắc tộc mới xuống đường không lâu trước đây.

Tình thế Việt Nam chắc chắn rồi đây cũng sẽ diễn tiến như những lời thơ bất hủ có tính tiên tri của Ngục sĩ Nguyễn chí Thiện đã tiên đoán hơn 20 năm trước đây trong tập thơ " Hoa địa ngục":

Ðời trên đất Bác Hồ
Buồn hơn trong nấm mộ
Trong đêm cùng chế độ
Mọi tia sáng chỉ lòe ra cùng tiếng nổ

Một ngày mai tươi sáng sẽ đến với dân tộc Việt Nam. Bạo quyền Cộng Sản nhất định sẽ lùi vào bóng tối. Ngày nhân dân đứng lên giành lại quyền sống, quyền làm người là ngày tổ quốc bước qua khỏi cơn đau. Trong đấu tranh có lúc phải đợi thời cơ, có lúc phải tạo ra thời cơ để hành động và những người đối lập đương thời sẽ là những người trăn trở ngày đêm để tạo ra thời cơ đó để vận động quần chúng đứng lên lật đổ bạo quyền hầu nhân dân và đất nước Việt Nam còn có một ngày mai, hân hoan tưng bừng chào đón ánh mặt trời huy hoàng chói lọi.

Lawndale, một sáng mùa Xuân cây xanh nắng gội
(Tháng 3- 2001)
TRẦN VIẾT ÐẠI HƯNG