(CAM NGHĨ)
Ḍng nhạc t́nh Lư Văn Chương
Người bạn chúng ta, người nhạc sĩ b́nh dị
như hơi thở, như tiếng gió, như giọt mưa phùn đă từ bỏ cơi trần lao xao để về
miền đất b́nh yên miên viễn. Xin chào người bạn, chào người thơ, chào người nhạc
sĩ b́nh dị.
Bên cạnh cuộc sống nhiều thăng trầm sôi nổi, một người nhạc sĩ lúc nào cũng sẵn
sàng cầm lên cây đàn guitar nhẹ khảy vài nốt và hát một cách b́nh thản như chẳng
có chuyện ǵ đáng bận tâm trong cuộc đời. Người nghe thích hay không thích cũng
mặc. Chàng cứ hát, cứ rót những âm điệu buồn ray rứt vào tai người chung quanh.
Người nhạc sĩ không câu nệ phải có một sân khấu một ánh đèn mầu, phải có một
tầng lớp khán giả thế nào đó th́ chàng mới hát. Người đó là Lư Văn Chương tức
nhạc sĩ Nguyên Chương.
Ḍng nhạc của Nguyên Chương lạ lắm! Nghe như tiếng vọng từ cơi xa xăm, nghe như
âm hưởng của những tâm hồn mất mát pha lẫn nỗi buồn triền miên của con người
miền trung hiu hắt. Thật ra, ḍng nhạc ấy nghe kỹ lại, nó rất gần với ngôn ngữ
thơ, rất gần với tiếng thở dài, rất gần với cảm xúc của con tim. Ḍng nhạc ấy
không cầu kỳ, không làm dáng, không bác học, không g̣ ép theo một khuôn thước
nào. Ḍng nhạc đó mềm mại trôi chảy bất tận như gịng suối miên man, như làn gió
heo may đăng đẳng suốt mùa thu, như nỗi buồn triền miên của kiếp người, như t́nh
yêu man mác thuở học tṛ.
Nhạc của Nguyên Chương là thế, thật khó thưởng thức trong khung cảnh xô bồ,
nhưng thật dễ cảm trong một không gian tĩnh lặng. Dường như người nhạc sĩ chỉ
cần có thế, một người chịu nghe cũng đủ, không cần hàng trăm người nghe trong
khung cảnh của vũ trường. Chỉ cần một băi cỏ, một góc sân, một góc pḥng cũng đủ
để chàng trải rộng tâm t́nh.
Nhạc của Lư Văn Chương ít thay đổi tiết tấu và hành âm có thể v́ chàng không coi
điều đó là quan trọng, chỉ cần những trầm bổng của ngôn ngữ là đủ. Có thể nói
nhạc của chàng không làm dáng, không sơn son thếp vàng, không nâng niu, nắn nót
từng nốt nhạc, từng tiết điệu. Người nghe thích hay không, mặc kệ. Tùy mỗi
người, hay tùy mỗi hoàn cănh.
Lời nhạc của Lư Văn Chương thật giản dị như ngôn ngữ, như thơ, như ca dao. Nhưng
nghe kỹ thật thấm thía. Nó không nổi bật những khám phá, những chân lư lạ
thường. Nó thật gần những cảm xúc của của chúng ta khi yêu, khi mơ mộng, khi vui
mừng, khi đắn đo, khi thất vọng. Nó không cay đắng như loại rượu mạnh, nó như
loại rượu chát đượm vị ngọt, uống hoài mà say lúc nào không hay biết.
Có thể nói người nhạc sĩ đă không để lại cho chúng ta những bản t́nh ca nồng
nàn, ướt át. Người nhạc sĩ đó đă để lại cho nhân sinh những cảm xúc về t́nh yêu,
về những bất toàn của cuộc đời bằng ngôn ngữ thật gần gũi với mọi người như
những vần thơ tuổi học tṛ.
Phải nghe trong không gian lắng đọng của buổi chiều, của buổi tối, vào lúc tâm
tư thật sự lắng đọng sau những lao xao của một ngày, mới có thể cảm nhận được
tâm t́nh của người nhạc sĩ rất đặc biệt này. Thời gian là miên viễn. Những biến
động của cuộc đời chỉ là những khoảng khắc. Hăy t́m chàng trong cái miên viễn
đó.
Nguyễn Thiện Cơ