nguyên chương
how can we live without feeling alive?
nguyễn tiên sa

1. Nhạc sĩ Nguyên Chương, xin anh cho độc giả của Nhân Văn biết sơ lược về tiểu sử của ḿnh?

Tôi sinh ra ở Huế và lớn lên ở Đà Nẵng. Vào Sài G̣n năm 1973, đi Mỹ năm 1975.
C̣n ǵ cần nói nữa không? Thời trung học tôi học tại Phan Chu Trinh Đà Nẵng. Vốn ham chơi và hay đàn đúm nên sinh hoạt với đoàn Du Ca Đà Nẵng từ ngày mới thành lập. Tôi học viết nhạc trong thời gian này. Năm 1971, tập "Những T́nh Khúc Mây" thành h́nh, được in, và phổ biến giới hạn trong môi trường sinh hoạt của học sinh thời đó.

2. Nguyên Chương thời "đánh bóng rổ ở trung học Phan Chu Trinh" qua "Du Ca Đà Nẵng" đến Nguyên Chương lúc lưu lạc giang hồ có ǵ khác? Nhạc của anh có "già đi" so với "Những T́nh Khúc Mây"gởi qua Nữ Trung Học Hồng Đức?

Thật ra th́ chẳng có ǵ khác cả ngoại trừ Lư Văn Chương nay thành Nguyên Chương đó. Cũng chỉ là những cảm xúc của ḿnh đối với không gian, thời gian, sự kiện, và nhân vật trong đời sống. Xưa lư Văn Chương viết t́nh ca. Đến năm 2000 Nguyên Chương cũng đang viết những bài t́nh ca! Có khác chăng là trong những lời nhạc ấy bây giờ có mang thêm những "triết lư", "quan niệm" mà thuở trước chẳng bao giờ thấy bận tâm ǵ cả.

3. Những người thầy dạy anh âm nhạc, như Hoàng Bích Sơn, Trần Đ́nh Quân, Tôn Thất Lan đă giúp anh được ǵ trong giai đoạn đầu lúc sáng tác? Ngay cả Nguyễn T́nh, người bạn âm nhạc rất thân cuả anh đă ảnh hưởng thế nào trong thời gian Nguyên Chương mới chập chững bước vào môi trường sáng tác?

Ở Phan Chu Trinh chắc chắn anh phải hát hiệu đoàn ca Phan Chu Trinh của thầy Hoàng Bích Sơn. Người thầy này dạy tôi những bài nhạc lư căn bản để sáng tác. Thầy Trần Đ́nh Quân và Tôn Thất Lan chỉ bảo tôi rất nhiều, nhất là trong lúc sinh hoạt với đoàn Du Ca Đà Nẵng. C̣n nhiều vị thấy khác nữa đă chỉ dẫn, dạy bảo tôi trong thời gian này. Tôi cũng học được nhiều từ những người anh lớp lớn hơn và bạn bè trong trường. Anh nói là Nguyễn T́nh! Vô t́nh anh đă mang tên hai mà tôi rất phục trong môi trường sáng tác nhạc lúc đó ở nơi tôi đi học để ghép lại thành một! Họ là Nguyễn Tùng và Phạm T́nh. Vâng, lúc nào tôi cũng nghĩ rằng ḿnh đă nhận được những "hà hơi" và "tiếp sức" rất nhiều của những người này.

4. Xin anh cho biết thêm về phong trào du ca Đà Nẵng với giáo sư Trần Đ́nh Quân là con chim đầu đàn và Nguyên Chương...

Đoàn Du Ca Đà Nẵng khởi đi từ Toán Du Ca Đà Nẵng của các anh Trần Quang lộc, Vũ Hữu Định... Khi này "nó" vào môi trường trung học th́ lớn mạnh và tiếp nối qua sự hướng dẫn của thầy Trần Đ́nh Quân, Tôn Thất Lan, Lê Quang Mai... Có lúc số đoàn viên lên đến 200 người. Đoàn có ba liên toán: Cửu Long, Hồng Hà, và Trường Sơn. Lư Văn Chương chỉ là một liên toán trưởng mà thôi. Nhắc lại điu này để nhớ tới rất nhiều những du ca khác như anh Trương Xuân Mẫn, cô Liệu [Nữ Trung Học Hồng Đức], thầy Nhung, Hứa Thị Liệu.

5. Nguyên Chương và nhạc kháng chiến. Anh có thật sự "băng rừng" khi anh viết được những ca khúc có lửa?

Xin trả lời câu này sau!

6. Sau hơn mười năm, với hai CD vừa phát hành, thính giả chỉ c̣n nghe những lời t́nh ca của Nguyên Chương. Đôi lúc buồn năo nuột! Lư do nào để tác giả "T́nh Ca Ngày Về" phổ thơ Trần Dzạ Lữ đến "Người Em Áo Nâu" hâm nóng tim người qua tiếng hát Diễm Chi thuở nào, trở lại với "H́nh Như Là T́nh Yêu", "Tâm Khúc" và: "Bây giờ người ta nói chuyện đổi thay mắt môi. Vài mươi năm sau người nhắc đến đổi thay quá khứ..." Anh đă qua thời kỳ trẻ dại, chỉ muốn "bung"?

Sao anh không nói đến việc "tôi sẽ cố gắng mà sống cùng với em, cho dù mỗi ngày chỉ mang nỗi buồn thêm" ? Có người cho rằng đó là bài ca cuối cùng của tôi (?) Tôi lại thấy được "h́nh như là t́nh yêu" ẩn hiện đâu đó trong cuộc sống ḿnh. Ngày nào đó anh sẽ nghe câu hỏi rằng "gió thổi qua đây trên da thịt này, gió có biết không môi nào đă đau?" "how can we live without feeling alive?" [một câu nói trong phim James Bond 007]
Lung tung quá. Tôi chỉ muốn nói là cái "thời trẻ dại" vẫn c̣n "cắm dùi' kỷ lắm trong tôi. Thế thôi! Không muốn "bung" đâu.

7. Anh có thể cho độc giả của Nhân Văn biết thêm về những chủ đề của anh đang viết, dự định viết được không?

Tôi đang hoàn thành CD "Hàng Triệu Lần Yêu Em". Có hai chủ đề khác mà tôi đang chuẩn bị là "Mùa Thu, Bụi Phấn, Sân Trường..." và 'Hăy Yêu Lại Từ Đầu"

8. Trong CD Hinh Như Là T́nh Yêu, bài hát đầu H́nh Như Là T́nh Yêu và bài cuối : Tâm Khúc đều được viết vào năm 1999. Nghe kỹ h́nh như là "t́nh đầu" và "t́nh gần cuối" hoặc "t́nh sắp cuối" và "t́nh bắt đầu". Tác giả Nguyên Chương co' thể cho biết thêm về hai bài hát này.

À không. Hai bài nảy đều được copyright vào năm 1999 chứ không phải viết vào năm này. Nói làm sao đây! Tất cả cuối cùng cũng chỉ là những cảm xúc của một giai đoạn nào đó. Đôi lúc chỉ muốn quên hơn là nhớ...

9. Quan niệm của Nguyên Chương về phổ thơ. Có nhạc sĩ cho rằng "phải tiêu hóa ư của bài thơ và bắt đầu... để thoát ra khỏi "nhạc của thơ"! Anh có thể cho biết ư kiến của ḿnh?

Không dám nói về đề tài này.

10. Thùy Dương là người hát nhạc anh đầu tiên? Sau này có Anh Dũng, Nhật Hạ. Ca sỉ [nữ và nam] anh thích nghe hát nhạc ḿnh viết? Anh có viết riêng bài hát nào cho những ca sỉ khác phái anh thích để "riêng cho một người" hát?

Nói theo thứ tự th́ người hát nhạc đầu tiên của Nguyên Chương là Việt Dũng với "Những Lá Cây Anh Hùng", Thu Vân với 'Có Buồn Không Hỡi Những Gịng Sông [phổ thơ Giang Hữu Tuyên].
Sau này có Thùy Dương, Hoài Nam, Ngọc Hương, Hoàng Nam, Anh Dũng.
Cuốn CD tới anh sẽ nghe Nhật Hạ hát nhạc Nguyên Chương với "Hàng Triệu Lần Yêu Em". Đương nhiên là nhạc sĩ nào th́ cũng thích được nghe hát nhạc của ḿnh. Phần "hát" th́ hơi rắc rối! Tôi cho nếu không "cảm" được bài hát th́ không thể nào hát hay được. Thôi, chỉ nói đến thế thôi.

11. Những đụ tính cho tương lai gần? Tương lai xa?

Làm nhạc. Làm nhạc.

 

Nguyễn Tiên Sa
thực hiện
Orange County 8 tháng 7, 2000