Việt Nam: Thông Tin
Đối Ngoại Bị Đo Ván Nằm Sàn
Phạm Trần
Hết Tôn Nữ Thị Ninh đến Nguyễn Văn An đi giải độc mà có được ǵ đâu ?
Hoa Thịnh Đốn.- “Phải nói là thông tin về Việt Nam nói chung và thông tin về
những vấn đề ''nhạy cảm'' của ta đưa tới nước ngoài rất ít. Đó không chỉ là
nhược điểm mà là vấn đề đặt ra cho chúng ta phải tổ chức thông tin đối ngoại như
thế nào? Có thể kinh phí đầu tư c̣n ít. Nhưng quan trọng hơn là nhận thức của
chúng ta chưa thật coi trọng vấn đề này. Cứ tưởng người ta biết Việt Nam như
ḿnh biết, hoặc ít nhất 50%. Nhưng người ta chỉ biết 10%, thậm chí... 1%.”
“Trong khi đó, một số phương tiện truyền thông quốc tế muốn nói xấu Việt Nam,
chỉ trích Việt Nam về nhân quyền, tôn giáo th́ họ tập trung vào, moi móc, phối
hợp chặt chẽ với số ít người Việt ở nước ngoài không thiện chí với Tổ quốc.”
Trên đây là lời nh́n nhận của Vũ Măo, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội
Cộng sản Việt Nam với hăng tin VietNamNet trong bản tin ngày 28-3-05, sau chuyến
đi thăm 4 nước Tây Âu của đoàn Quốc hội do Chủ tịch Nguyễn Văn An cầm đầu.
Lời tuyên bố của Măo có hai phần đáng chú ư. Phần một nói lên t́nh trạng không
thể căi lại trước các chứng cớ rành rành vi phạm của đảng CSVN trước các vấn đế
được gọi là “nhậy cảm” về Nhân quyền và Tự do Tôn giáo. Nhưng Vũ Măo lại coi
những chứng cớ của các Chính phủ đưa ra chất vấn Việt Nam là phản ảnh sự thiếu
được thông tin từ Việt Nam.
Nhận xét của Vũ Măo như thế là thiếu thành khẩn và coi thường sự hiểu biết của
người nước ngoài. Hà Nội luôn luôn cho rằng những thông tin tố cáo Việt Nam vi
phạm nhân quyền và các quyền tự do của công dân đến tai các chính phủ là do các
“Thế lực thù nghịch” với Việt Nam đưa ra nhằm chống lại Việt Nam
V́ vậy Vũ Măo đă xuyên tạc và chụp mũ các cơ quan truyền thông Quốc tế khi đưa
tin không có lợi cho CSVN là “muốn nói xấu Việt Nam”
Phần thứ nh́, khi nói đến sự chống đối của người Việt Nam ở nước ngoài th́ Măo
lại vu cáo các hăng thông tin là “moi móc, phối hợp chặt chẽ với số ít người
Việt ở nước ngoài không thiện chí với Tổ quốc.”
Nhưng thế nào là “không thiện chí với Tổ quốc” ? Thử hỏi Vũ Măo khi các Chính
phủ, tổ chức Quốc tế và báo chí thế giới lên án Việt Nam vi phạm quyền con người
th́ họ được lợi ích ǵ mà phải “nói xấu Việt Nam”. Và những biện bạch, phủ nhận
của Hà Nội có chống lại được những lời tố cáo đanh thép có bằng chứng bằng xương
bằng thịt của các Nhà Lănh đạo Tôn giáo nạn nhân như qúy ngài Hoà thượng Thích
Huyền Quang,Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Thiện Minh các Linh mục Nguyễn Văn
Lư, Chân Tín, Nguyễn Hữu Giải, Phan Văn Lợi hay các Nhà tranh đấu Dân chủ, Nhân
quyền như Bác sỹ Nguyễn Đan Quế, Hà Sĩ Phu (Nguyễn Xuân Tụ), Nguyễn Thanh Giang,
Hoàng Minh Chính, Nguyễn Đ́nh Huy,Phạm Quế Dương, Phạm Hồng Sơn v.v...
Những người Việt ở nước ngoài chống chủ trương độc tài, phi dân chủ của đảng
CSVN là chống chính sách của cái đảng này chứ Tổ quốc có lấy đi quyền công dân
của người dân đâu mà phải chống ? Người CSVN vẫn thường xấc xược tự sắp ḿnh
ngang hàng với Tổ quốc, coi ḿnh là tiêu biểu cho Tổ quốc là hành động xúc phạm
nghiêm trọng đáng bị lên án.
Không người Việt Nam nào, dù ở trong hay ngoài nước, được phép sử dụng Tổ quốc
làm b́nh phong che đậy cho hành động phản dân chủ để tước đoạt quyền làm người
của người dân.
CÀNG GỠ CÀNG RỐI
Nhưng chuyến đi “giải độc” của phái đoàn Nguyễn Văn An đă gặt hái được ǵ ? Nh́n
chung, cũng chỉ xoàng xoàng như các lần đi của Tôn Nữ Thị Ninh và Nguyễn Đ́nh
Bin. Ngăn cách giữa Việt Nam với các Chính phủ Châu Âu và các Tổ chức Nhân quyền
Thế giới, đặc biệt ở Mỹ vẫn c̣n xa cách ngàn dậm. Sự hiểu biết,thông cảm giữa
cộng đồng người Việt ở nước ngoài với các viên chức CSVN không có cơ may hàn gắn
v́ những quan điểm và lập luận chối bỏ sự thật của những người đại diện Việt
Nam.
Điều này cũng phản ảnh trong nh́n nhận “hụt chân” của Vũ Măo nhân nói về những
yếu kém của Việt Nam trong nhiệm vụ thông tin về t́nh h́nh nhân quyền và tôn
giáo ở Việt Nam.
VietNamNet hỏi: “Vậy vẫn là do những thiếu sót trong công tác thông tin đối
ngoại của chúng ta, thưa ông?
Măo đáp : “ Đúng vậy. Đơn cử, năm ngoái tôi có gặp ông Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại
Hạ viện Italy. Ông ta cầm trong tay một tập rất dày những tài liệu của Ksor Kok,
của Vơ Văn Ái... Tôi nói tài liệu đó không đúng sự thật! Nhưng ông ta yêu cầu
cung cấp tài liệu th́ ḿnh chỉ nói cho họ hiểu thôi c̣n tài liệu thông tin th́
rất ít ỏi !”
“Cho nên đặt ra vấn đề ḿnh cung cấp tài liệu như thế nào? Đây là trách nhiệm
của ai? Tôi nghĩ có phần trách nhiệm của cơ quan Quốc hội, mà cụ thể là Uỷ ban
Đối ngoại của Quốc hội, Trung tâm Thông tin của Văn pḥng Quốc hội. Làm sao
chúng ta có thông tin đến tận tay, không phải tất cả các nghị sỹ trên thế giới,
mà đến các nghị sỹ quan tâm đến Việt Nam. Việc này tôi đă có kiến nghị nhưng
chưa được mấy ai quan tâm (?!).”
Nhưng làm sao mà tài liệu có thể nói thay cho các nạn nhân của chế độ ? Vấn đề
“giải độc” không thể giải quyết bằng những con số hay biện giải bằng các Nghị
quyết, Quyết định, Pháp lệnh mà phải bằng những việc làm cụ thể trong đời sống
của người dân. Anh không thể nói chúng tôi có tự do tôn giáo trong khi những
người theo đạo Tin lành, Thiên Chúa giáo vẫn bị ruồng bố, kiểm soát và ḱm kẹp
trên Tây Nguyên và vùng Tây bắc lănh thổ.
Cũng không thể căn cứ vào số tu viện, số nhà trường, số tu sinh hay số chùa, số
nhà thờ được sửa sang, xây dựng mà nói Việt Nam có đầy đủ tự do Tôn giáo trong
khi những kiểm soát, ràng buộc, tước quyền tự do hành đạo và truyền đạo vẫn c̣n
nguyên trong Pháp lệnh quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo,công bố ngày
29 tháng 6 năm 2004.
Dưới con mắt nhỏ thó nh́n không qua đầu mũi của người CSVN th́ đằng sau điều
được gọi là “Diễn biến hoà b́nh” là có bàn tay Hoa Kỳ cùng lượt vung lên hướng
vào Việt Nam song song với quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế.
Thái độ này đă được Vũ Khoan, Bí Thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ
nói ra ngày 15-12-2004 tại Hà Nội, khi nhận định về “Cục diện thế giới hiện nay
và hoạt động đối ngoại của Việt Nam”. (Tài liệu của Ban Chỉ đạo Công tác Thông
tin Đối ngoại)
Khoan nói : “Về quan hệ với Mỹ, luôn có hai mặt cùng diễn ra, đó là đấu tranh và
hợp tác song phương, mặt đấu tranh cũng rất phức tạp và gay go, nhưng hợp tác
cũng có tiến triển. Cần tỉnh táo nh́n nhận, đấu tranh hiện nay chủ yếu ở hai
mặt: nhân quyền, dân chủ, tôn giáo, dân tộc và kinh tế.”
“Về vấn đề dân tộc, có thể thấy rơ nhất là, một số sự kiện ở Tây Nguyên vừa qua,
mọi người đều biết, đó là âm mưu chống phá, kích động đồng bào Tây Nguyên ra đi,
gây mất ổn định, xuyên tạc và bóp méo sự thật, mặc dù trên thực tế Việt Nam đă
đạt được rất nhiều thành tựu ở đây, tất cả các lĩnh vực của đời sống xă hội đă
có những bước tiến bộ đáng kể. Điều này ai cũng hiểu âm mưu đằng sau của các thế
lực thù địch là ǵ? Về đạo luật nhân quyền vừa qua, cũng nằm trong hệ thống các
âm mưu, hoạt động chống phá mà các thế lực thù địch muốn gây ra sự mất ổn định
đối với Việt Nam, trong khi biết bao nhiêu nạn nhân chất độc Da cam, biết bao
nhiêu người dân ở các nước bị ngược đăi do các cuộc chiến tranh Mỹ gây ra lại
không được nhắc tới đầy đủ, quan tâm đúng mức.”
Trong khi đó, Hồng Vinh, Ủy viên Trung ương đảng,Phó Trưởng ban Tư tưởng – Văn
hoá Trung ương vào ngày 12-12-2004 đă đề ra một số nhiệm vụ trọng yếu trong năm
2005 để gọi là “Đưa công tác thông tin đối ngaọi lên tầm cao mới”. Vinh đặc biệt
quan tâm đến “các vấn đề nhậy cảm” đang gây khó khăn cho Việt Nam về mặt tuyên
truyền ở nước ngoài.
Vinh phê b́nh sự yếu kém của ngành thông tin đối ngoạI, theo đó : “Nội dung
thông tin chưa sắc bén, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của các đối tượng.
Các thành tựu về mở rộng dân chủ, tôn trọng nhân quyền, đoàn kết dân tộc, tự do
tôn giáo của ta rất lớn, nhưng báo chí đối ngoại phản ánh c̣n ít, thiếu sức
thuyết phục về lư luận và thực tiễn; dẫn đến t́nh trạng đôi lúc chúng ta bị
động, lúng túng trong đấu tranh với các dư luận sai trái, xuyên tạc của các thế
lực xấu bên ngoài. Nội dung thông tin chưa thật thích hợp , chưa đáp ứng nhu cầu
đa dạng của các nhóm đối tượng ở địa bàn trong nước (nhà du lịch, đầu tư, phóng
viên báo chí nước ngoài ở Việt Nam,...) và ở địa bàn nước ngoài (cộng đồng người
Việt ở nước ngoài, các nhà Việt Nam học,...).”
Cựu Tổng Biên tập báo Nhân Dân yêu cầu đội ngũ cán bộ làm công tác này phải “
Chủ động thông tin các vấn đề nhạy cảm” như các vấn đế Nhân quyền, Dân chủ và
Tôn giáo ở Việt Nam.
Vinh nói : “ Thông thường, đây là các vấn đề liên quan đến chủ quyền, lợi ích và
an ninh của nước ta, thường bị một số thế lực xấu bóp méo, xuyên tạc. Chúng ta
sẽ chủ động về nội dung; thông tin nhiều hơn, sớm hơn các vấn đề đó; chúng ta sẽ
chủ động về phương thức: cung cấp tin cho các báo đối ngoại, mở rộng đối thoại,
đối ngoại nhân dân, cung cấp tin kịp thời cho các đối tác bên ngoài.”
THÙ NGHỊCH, PHẢN ĐỘNG TRÀN LAN
Để hiểu rơ hơn về lo ngại của CSVN trước làn sóng cổ vơ dân chủ và đ̣i tự do
nhằm vào Việt Nam,Đặng Văn Hiếu, Chánh văn pḥng Bộ Công an là người có thẩm
quyền hơn ai hết để nói về t́nh trạng này.
Trong bài viết nhan đề “Công tác thông tin đối ngoại của lực lượng công an nhân
dân từ năm 2000 đến nay” đăng trên Tạp chí Thông tin Đối ngoại của Ban Chỉ đạo
Công tác Thông tin Đối ngoại ngày 15/12/2004 (Trung ương đảng), Hiếu viết : “
Trong những năm vừa qua, các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chiến
tranh tâm lư, phá hoại tư tưởng đối với nước ta. Một số tổ chức phản động ở Mỹ,
Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Canada, Tây Ban Nha, Úc...tập trung tán phát nhiều tài
liệu có nội dung phản động (riêng năm 2003 đă có hơn 40.000 tài liệu chiến tranh
tâm lư, hơn 50.000 thư Ân xá quốc tế) vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp
tôn giáo, ủng hộ đối tượng cơ hội chính trị trong nước, can thiệp đ̣i thả số đối
tượng vi phạm pháp luật hiện hành... Chúng đă thành lập và đưa vào hoạt động 2
đài phát thanh mới (Đài Nhà nước Đềga và Đài Vàng Pao) có chương tŕnh tiếng
Việt, nâng tổng số lên 41 đài phát thanh; sử dụng 375 tờ báo và tạp chí tiếng
Việt, 82 nhà xuất bản ở bên ngoài để tuyên truyền chống phá ta.”
”Lĩnh vực chống phá, tuyên truyền, xuyên tạc chủ yếu là vấn đề dân chủ, nhân
quyền, dân tộc, tôn giáo và “vấn đề nội bộ”, như: phủ nhận truyền thống và những
thành quả cách mạng của dân tộc ta do Đảng Cộng sản lănh đạo. Phê phán việc lựa
chọn con đường đi lên chủ nghĩa xă hội của đất nước ta. Kích động, chia rẽ sự
đoàn kết thống nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam, chia rẽ sự gắn bó giữa Đảng và
nhân dân. Kẻ địch xuyên tạc và thổi phồng những thông tin về một số cán bộ, đảng
viên tham nhũng, tiêu cực nhằm đả kích sự lănh đạo của Đảng. Một số phần tử
chống đối kích động, đ̣i hỏi cải cách chính trị theo hướng đa nguyên, đa đảng
đối lập, đ̣i xoá bỏ điều 4 của Hiến pháp, vu cáo ta vi phạm nhân quyền, đàn áp
những người bất đồng chính kiến, đàn áp tôn giáo, dân tộc... Nhân các dịp lễ,
tết, các ngày kỷ niệm của đất nước, một số sinh hoạt chính trị, kinh tế, xă hội
các thế lực thù địch, chống đối thường tung tin, viết bài xuyên tạc, bóp méo sự
thật.
Hiếu viết tiếp :” ”Các nguồn thông tin chúng sử dụng để chống phá Việt Nam,
ngoài các bài viết của một số đối tượng lưu vong, số phóng viên nước ngoài
thường trú tại Việt Nam có động cơ không tốt, c̣n có những bài viết của số đối
tượng cơ hội chính trị, viết bài từ trong nước gửi ra bên ngoài, dùng h́nh thức
trả lời phỏng vấn có nội dung, quan điểm chống đối đăng trên các đài, báo phương
Tây. Đáng chú ư là nguồn thông tin chúng khai thác từ chính báo chí trong nước.
Do sơ hở, thiếu sót hoặc thiếu nhạy cảm về chính trị, một số bài viết đưa tin
giật gân, câu khách, thương mại của một số tờ báo trong nước trong bị chúng lợi
dụng, xuyên tạc. Kẻ địch thường chắp vá, trích dẫn những tin, đoạn trong một vài
bài báo rồi b́nh luận, xuyên tạc cho rằng, chính báo chí Việt Nam thừa nhận
những sai lầm khuyết điểm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và tham nhũng trong các
bộ máy nhà nước...”
“Chủ động đấu tranh ngăn chặn, truyền bá vào nước ta những quan điểm, tư tưởng,
văn hoá phản động đồi truỵ. Trong năm qua, các thế lực thù địch đă tiếp tục và
tăng cường các hoạt động “diễn biến hoà b́nh” với nước ta; các tổ chức phản động
lưu vong đă mở nhiều chiến dịch chống Việt Nam; chúng sử dụng nhiều con đường,
nhiều phương tiện để vận chuyển, tán phát tài liệu vào trong nước... Cơ quan an
ninh đă phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn nhiều chiến dịch lớn chuyển, tán phát
tài liệu phản động vào trong nước của các tổ chức phản động lưu vong, riêng năm
2003 cúng đă phát động 8 chiến dịch mới, trong đó đáng chú ư là chiến dịch “Treo
cờ quốc gia, bài trừ Cộng sản”, “Hùng Vương dựng nước, Cộng sản bán nước” và
“Mùa xuân khởi nghĩa”...; đồng thời phối hợp với các ngành chức năng (Bưu chính-
viễn thông; Văn hoá- thông tin) thu huỷ hàng vạn các văn hoá phẩm độc hại khác
từ ngoài vào. Phát hiện và thu giữ phương tiện chèn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam
của Tổ chức phản động nước ngoài, đồng thời tổ chức phá sóng của một số đài phản
động. Phối hợp với Bộ Văn hoá- Thông tin xây dựng quy chế quản lư dịch vụ
Internet...”
Vậy Bộ Công an c̣n phản ứng ra sao nữa ? Đặng Văn Hiếu cho biết : “ Đă tổ chức
cung cấp tài liệu, thông tin cho các cơ quan chức năng phục vụ các hoạt động
giao lưu văn hoá với các nước. Bộ Công an đă tổ chức cung cấp cho các đoàn văn
hoá của nước ta ra nước ngoài hợp tác biểu diễn, những thông tin cần thiết về
mặt an ninh của nước sở tại và phối hợp với cơ quan chủ quản cùng quản lư chương
tŕnh hoạt động của đoàn. Đồng thời, tổ chức công tác nắm t́nh h́nh từ xa để
hiểu thực chất mục đích hoạt động của các đoàn văn hoá - thông tin nước ngoài
vào Việt Nam, cung cấp cho cơ quan chủ quản và đề xuất cách thức tổ chức giao
lưu, trao đổi thông tin ... nhằm phát huy hiệu quả thông tin đối ngoại, hạn chế
những sơ hở, thiếu sót mà các thế lực xấu có thể lợi dụng, chống phá ta.”
“Phối hợp với các ban, ngành chức năng tiến hành nhiều biện pháp theo quy định
của pháp luật, nhằm hạn chế tối đa sự ṛ rỉ thông tin bí mật Nhà nước ra nước
ngoài, nhất là những tin tức, tài liệu liện quan đến t́nh h́nh an ninh chính trị
trong nước, do một số đối tượng cơ hội chính trị chuyền tải ra ngoài bất hợp
pháp.”
“Thường xuyên đánh giá âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực
thù địch ở nước ngoài, lợi dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, tuyên
truyền chống phá Nhà nước ta, gieo rắc hoài nghi đối với Việt Nam trên trường
quốc tế. Các cơ quan chức năng đă phối hợp với Bộ Ngoại giao cung cấp những
thông tin có liên quan đến công tác nghiệp vụ, theo yêu cầu của phóng viên báo
chí nước ngoài. Đă tổ chức cho một số phóng viên nước ngoài xuống một số địa
phương, một số trại giam, trại cải tạo nắm t́nh h́nh để họ phản ánh khách quan
về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam; tham gia các cuộc đối thoại về nhân
quyền và xây dựng cẩm nang nhân quyền. Tổ chức họp báo về đặc xá để tuyên truyền
chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta với bên ngoài.”
“Hàng năm, Bộ Công an đă tổ chức các cuộc gặp mặt với cán bộ công an công tác
tại nước ngoài, để thông báo một số t́nh h́nh trong nước và công tác tuyên
truyền cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
”Tuyên truyền đối ngoại qua hệ thống báo chí ngành Công an cũng được đẩy mạnh,
cùng với phương tiện tuyên truyền của cả nước, hệ thống báo chí trong ngành Công
an đă thể hiện được là vũ khí tư tưởng sắc bén, có tác dụng to lớn trong công
tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp
luật của Nhà nước tới mọi tầng lớp nhân dân, phản ánh những thành tựu đổi mới
của đất nước, nhất là những vùng tôn giáo, dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Có nhiều
bài viết vạch trần những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, những bộ mặt
của những kẻ cầm đầu các tổ chức phản động lưu vong, đấu tranh với các luận điệu
tuyên truyền xấu của một số phần tử cơ hội chống đối, phê phán những quan điểm
sai trái. Một số tờ báo của ngành Công an tự phát hành ra nước ngoài để tuyên
truyền nội dung đấu tranh, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ ǵn trật tự an toàn xă
hội.”
Tuy nhiên, Hùng nh́n nhận ngành Công an vẫn c̣n nhiếu thiếu sót, lúng túng trong
mặt trận chống trả lại điều được gọi là “các mánh khoé” thông tin sai sự thật
chống lại Việt Nam, v́ : “ Nhận thức của một số cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng
công an c̣n chưa thấy hết được vị trí, tầm quan trọng của công tác thông tin đối
ngoại gắn với công tác bảo vệ an ninh, trật tự trong công cuộc đổi mới của đất
nước; việc triển khai, tổ chức thực hiện ở một số nơi c̣n lúng túng. Sự phối hợp
giữa lực lượng công an nhân dân với một số bộ, ngành liên quan chưa được thường
xuyên, kịp thời cho nên hạn chế đến công tác đấu tranh dư luận. Các phương tiện
thông tin tuyên truyền trong lực lượng công an nhân dân phục vụ cho công tác
tuyên truyền đối ngoại c̣n ít; Tuyên truyền đấu tranh chống các luận điểm phản
động, các quan điểm chống đối chế độ xă hội chủ nghĩa chưa nhiều, chưa sắc bén.
“
Như vậy th́ ngành Công an có vẻ vang ǵ hay cũng như Vũ Măo,Nguyễn Văn An và Tôn
Nữ Thị Ninh đă phải đầu hàng trước sự thật phũ phàng không chối căi được của
t́nh trạng tồi tệ đang diễn ra ở Việt Nam trong các lĩnh vực Nhân quyền , Tự do
và Dân chủ ?
Phạm Trần (3-05)