Khởi thế - Thái Cực Quyền (Dương thức)

Khởi thế

Home



Tư thế trước đó
Động tác thứ nhất: Hai tay từ từ hướng về trước đưa lên bằng, cao tới hai vai, hai tay cách nhau bằng hai vai, lòng bàn tay hướng xuống dưới
Động tác thứ hai: Hai cùi chỏ chìm xuống, tự nhiên kéo theo hai bàn tay từ từ xuống dưới, đến ngang hông, ngón tay vẫn hướng về phía trước, lòng bàn tay vẫn hướng xuống dưới; mắt nhìn ngang về phía trước

Yếu điểm:

1. Lúc trước khi hai tay đưa lên, cần kiểm tra xem những yêu cầu của dựbị thức đã được thích hợp, sau đó mới làm thế nàỵ Lúc này, tư tưởng cần phải đi trước, tập trung vào mỗi động tác đưa lên, đấy chính là "tiên tại tâm, hậu tại thân" trong "mười ba thế hàng công tâm giải". Tỷ như, lúc đưa hai tay lên, cần phải có ý thức làm sao đưa lên, sau đó mới từ từ đưa lên; Dù là làm lại hoặc tập luyện rất thuần thục rồi, cũng phải như vậy mà làm, nếu không, động tác giữa trong và ngoài rất dễ bị tán loạn

2. Lúc tập Thái Cực quyền, từ Khởi thế đến Thu thế, mỗi động tác đều phải cần "trầm kiên đọa trửu (vai chìm xuống, cùi chỏ nặng xuống). Như trong chiêu này, lúc hai tay đi lên và hai bàn tay hạ xuống, hai vai không được nhô lên, khẩn trương hoặc dùng sức, tất phải tung khai và hạ trầm. Lúc hai tay đưa lên, hai cùi chỏ không được thẳng băng, mà phải có ý khúc hạ xuống. Lúc hai cùi chỏ chìm xuống kéo theo hai tay hạ xuống, "đọa trửu" cố nhiên là rõ ràng, mà đến lúc hai tay đã xuống đến trước hông, vẫn cần phải "đọa trửu". Tại điểm này, người mới học sẽ khó hiểu: cho rằng cùi chỏ đã hạ xuống đến phía dưới, chẳng làm sao mà còn "đọa" được cùi chỏ xuống phía dưới hai bàn taỵ Thực ra, lúc ở tư thế ấy (phía sau còn có những chiêu thuộc loại như vậy, như Lâu tất ảo bộ lúc tay phất qua đầu gối), phải lý giải "đọa trửu" là: cùi chỏ phải hơi cong lại, làm cho cánh tay hơi cong về phía trước. Như vậy, đầu cùi chỏ sẽ lộ ra, thẳng góc với mặt đất, như vậy cũng là dạt được yêu cầu "đọa trửu", còn nếu cánh tay cũng thẳng góc với mặt đất thì đã mất cái ý "đọa trửu" rồi

3. Cần làm đến chữ "tọa uyển" (tay ngồi). "Toạ Uyển" nghĩa là đem giữa bàn tay chìm xuống, đốt ngón tay hơi hơi rướng lên, nhưNg không được dùng sức bật lên, phải là tự nhiên, như vậy mới có thể đem "kình" thông tới bàn tay, ngón tay cũng có cảm giác tớị Làm được "tọa uyển" mới đạt đến "hình vu thủ chỉ" (hình đạt ra đến ngón tay)

4. Thái cực quyền từ khởi thế cho đến Thu thế, trong giữa những động tác, phải cần liên tiếp, không được ngưng đoạn, tốc độ phải đều, liên miên không ngừng, "nhất khí kha thành (một hơi là xong). Tỷ như, trong chiêu thức này, hai bàn tay lên cao tới vai rồi hạ xuống, giữa hai động tác lên xuống, không được có hiện tượng ngừng nghỉ, mà ngay cả tất cả các chiêu khác, làm xong mỗi động tác đến chỗ định điểm, vẫn phải làm sao cho được gọi là "tựa đình phi đình" (giống là ngừng mà không phải ngừng)

5. Luyện tập bài quyền, lúc dùng bàn tay, phải không được dùng sức trương ngón tay ra, cũng không được mở tung, cong lại, lòng bàn tay cần hiện vẻ hơi lõm vào



Previous
Next