Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng
bằng Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng
từ 20o 53' đến 21o 23' vĩ
độ Bắc, 105o 44' đến 106o02'
kinh độ đông, tiếp giáp với 5 tỉnh, phía
Bắc là Bắc Thái, phía Tây và Tây Nam là Vĩnh Phú,
Hà Tây, Ðông và Ðông Nam là Hà Bắc, Hải Hưng. Hà
Nội có diện tích tự nhiên 922,8 km2,
khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía
nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang
đông 30 km.
Địa hình:
Đại bộ phận diện tích Hà Nội
nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng với độ cao trung bình từ 15m đến
20m so với mặt biển. Còn lại chỉ có khu
vực đồi núi ở phía bắc và phía Tây
Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía nam
của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20m
đến trên 400m với đỉnh Chân Chim cao
nhất là 462m. Địa hình của Hà Nội
thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây
sang đông. Điều này được phản ánh
rõ nét qua hớng dòng chảy tự nhiên của các dòng
sông chính thuộc địa phận Hà Nội.
Dạng địa hình chủ yếu của Hà
Nội là đồng bằng đợc bồi đắp
bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại,
bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi
bồi hiện đại và các bãi bồi cao còn có các
vùng trũng với các hồ, đầm (dấu
vết của các lòng sông cổ). Riêng các bậc
thềm chỉ có ở phần lớn huyện Sóc Sơn
và ở phía bắc huyện Đông Anh, nơi có
địa thế cao trong địa hình của Hà
Nội. Ngoài ra, Hà Nội còn có các dạng địa
hình núi và đồi xâm thực tập trung ở khu
vực đồi núi Sóc Sơn với diện tích không
lớn lắm.
Khí hậu:
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí
hậu Bắc Bộ với đặc điểm là
khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa Hè nóng,
mưa nhiều và mùa Đông lạnh, mưa ít.
Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm
tiếp nhận được lượng bức
xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt
độ cao. Lượng bức xạ tổng
cộng trung bình hàng năm ở Hà Nội là 122,8
kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng năm
là 23,6oC. Do chịu ảnh hưởng của
biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng
mưa khá lớn. Độ ẩm tương đối
trung bình hàng năm là 79%. Lượng mưa trung bình
hàng năm là 1245 mm và mỗi năm có khoảng 114 ngày
mưa. Đặc điểm khí hậu Hà Nội rõ
nét nhất là sự thay đổi và khác biệt
của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng
9 là mùa nóng và ma. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau là mùa Đông thời tiết khô ráo. Giữa hai mùa
đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng
4 và tháng 10) cho nên có thể nói rằng Hà Nội có
đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Bốn mùa
thay đổi như vậy đã làm cho khí hậu Hà
Nội thêm phong phú, đa dạng, mùa nào cũng đẹp,
cũng hay. Mùa tham quan tốt nhất ở Hà Nội là
mùa Thu. Rất thích hợp với du khách ở
những vùng hàn đới. Mùa Thu ở Hà Nội,
thời tiết khô ráo, bầu trời cao, xanh ngắt,
gió mát, nắng vàng như mật còn nước thì
trong veo như mắt thiếu nữ.
Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn. Có
năm nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất lên
tới 42,8oC (tháng 5/1926). Năm rét đậm,
nhiệt độ thấp nhất là 2,7oC (tháng
1/1955).
Thổ nhưỡng:
Lớp phủ thổ nhưỡng vốn liên quan
đến đặc tính phù sa, quá trình phong hoá,
chế độ bồi tích và đến hoạt
động nông nghiệp. Dưới tác động
của các yếu tố trên, Hà Nội hiện nay có
4 loại đất chính, đó là đất phù sa
trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất
bạc màu và đất đồi núi. Đất phù
sa ngoài đê là đất hàng năm được
tiếp tục bồi đắp thường xuyên trên
các bãi bồi ven sông, hoặc các bãi giữa sông.
Đất phù sa trong đê do có hệ thống đê
nên không đợc các sông bồi đắp thường
xuyên. Nhóm đất bạc màu phát triển chủ
yếu trên đất phù sa cổ tập trung
nhiều ở hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn là
loại đất chua, nghèo dinh dưỡng, không
kết cấu, thành phần cơ giới nhẹ,
rời rạc khi khô hạn, kết dính khi ngập nước,
cho năng suất cây trồng thấp. Nhóm đất
đồi núi tập trung ở huyện Sóc Sơn,
bị xói mòn nghiêm trọng do cây rừng bị
chặt phá, tầng đất mỏng, nhiều nơi
trơ sỏi sạn, tầng mùn dường như không
còn, đất chua, độ pH thường dưới
4, nghèo chất dinh dưỡng.
Sinh vật:
Các loại thực vật tự nhiên chỉ còn
ở dạng thứ sinh, tập trung ở huyện Sóc
Sơn. Hiện nay ở đây còn khoảng hơn
6.700 ha đất lâm nghiệp đang được
gấp rút trồng rừng, phủ xanh đất
trống, đồi trọc để khôi phục
thảm thực vật rừng, bảo vệ môi sinh.
Do có rừng gần đây đã thấy xuất
hiện trở lại nhiều loại chim ăn ngũ
cốc, các loài ngậm nhấm và thú rừng (lợn
rừng, chồn, sóc, trăn, rắn...) vốn có
rất nhiều trước đây. Giới động
vật còn tương đối phong phú là động
vật dưới nước như cá, tôm, cua,
ốc, kể cả cá trong đồng và ngoài sông. Hà
Nội vốn là vùng đất trù phú, có truyền
thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời,
đã cung cấp nhiều giống cây trồng,
vật nuôi quí, có giá trị kinh tế và nổi
tiếng trong cả nước. Đáng chú ý là các
huyện ngoại thành đã hình thành các vành đai
rau xanh, thực phẩm tươi sống (thịt, cá,
sữa, trứng) phục vụ cho nhu cầu đô
thị hoá ngày một cao của thủ đô Hà
Nội và dành một phần để xuất
khẩu.
Đất đai sông ngòi
Núi: Dãy Sóc Sơn
Nằm trong hệ thống mạch núi Tam Đảo
chạy xuống, dãy núi Sóc gồm nhiều ngọn
nằm trên hai huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và Sóc Sơn
tạo thành ranh giới thiên nhiên giữa Hà Nội
với các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Thái. Ngọn Hàm
Lợn còn gọi là núi Chân Chim là ngọn cao nhất:
462m. Đây chính là núi Độc Tôn được
ghi trong sử cũ, là nơi lập doanh trại
của quận Hẻo Nguyễn Danh Phương,
ngời đã nổi dậy chống lại triều
đình Lê Trịnh trong những năm 40 của
thế kỷ XVIII.
Phía Đông núi Hàm Lợn có núi Don cao 327m, phía
bắc có núi Thanh Lanh (427m), núi Bà Tượng (334m)
ở xã Ngọc Thanh, giáp Vĩnh Phúc và núi Lục
Dinh (294m). Còn có các ngọn Bàn Cờ, Cao Tung, Mũi Cày,
Trảm Tớng... Núi Sóc Sơn cao 308m, còn gọi là núi
Mã, núi Đền, núi Vệ Linh, nay thuộc xã Phù
Linh, Sóc Sơn cách huyện lỵ 4km về phía Tây. Hình
thế đẹp, nhiều cây thông, cảnh quan thanh
nhã. Tương truyền đây là chỗ Thánh Gióng
cỡi ngựa sắt bay về trời. Trong nội thành
Hà Nội còn có núi Sa hiện còn trong vườn Bách
Thảo và núi Nùng, nơi xây cất cung điện
của vua Lý Thái Tổ (1009 - 1028) mà nay không còn
nữa.
Sông: Sông Hồng
Hà Nội là thành phố gắn liền với
những dòng sông, trong đó sông Hồng là lớn
nhất. Sông Hồng bắt đầu từ dãy
Ngụy Sơn ở độ cao 1776m thuộc
huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc,
chảy theo hướng tây bắc - đông nam vào
Việt Nam từ Hồ Khẩu (Lào Cai) và chảy ra
vịnh Bắc Bộ ở cửa Ba Lạt (Nam Định).
Dòng chính của sông Hồng dài khoảng 1160 km,
phần chảy qua Việt Nam khoảng 556 km. Sông
Hồng chảy vào Hà Nội từ xã Thượng Cát,
huyện Từ Liêm đến xã Vạn Phúc, huyện
Thanh Trì, dài khoảng 30km, có lu lượng nước
bình quân hàng năm rất lớn, tới 2640 m3/s
với tổng lượng nớc chảy qua tới
83,5 triệu mét khối. Lượng phù sa của sông
Hồng rất lớn, trung bình 100 triệu tấn/năm.
Đê sông Hồng được đắp từ năm
1108, đoạn từ Nghi Tàm đến Thanh Trì,
gọi là đê Cơ Xá. Ngày nay sông Hồng ở
Việt Nam có 1267km đê ở cả hai bên tả,
hữu ngạn. Độ cao mặt đê tại Hà
Nội là 14m. Sông Hồng góp phần quan trọng trong
sinh hoạt đời sống cũng như trong
sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm
màu mỡ, đồng thời bồi đắp và
mở rộng vùng châu thổ. Nguồn cá bột (cá
giống) của sông Hồng đã cung cấp cá
giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước
ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài sông
Hồng, trong địa phận Hà Nội còn có sông Tô
Lịch, sông Kim Ngu, sông Nhuệ và sông Cà Lồ.
Dân Số:
Dân số trung bình của Hà Nội năm 1995 là
2.326,6 ngàn người, trong đó : Nam: 1.142,4 ngàn người,
nữ:1.184,2 ngàn người; thành thị: 1.216,7 ngàn
người, nông thôn:1.109,9 ngàn người. Mật
độ dân số toàn thành phố là 2535 người/km2,
trong đó nội thành có mật độ 23.026 người/km2,
ngoại thành 1.435 người/km2, huyện Sóc Sơn có
mật độ dân thưa hơn cả :729 người/km2,
quận Hoàn Kiếm có mật độ dân số cao
nhất 40.313 người/km2.
Với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế
của cả nước, Hà Nội là nơi tập
trung các cơ quan đầu não của Trung ương
Ðảng, Nhà nước, các đoàn thể xã hội,
các sứ quán của trên 150 nước, các tổ
chức quốc tế...
Gần 100 năm trôi qua, kinh thành Thăng Long đã
chứng kiến bảo cảnh thăng trầm
lịch sử. Thời gian dường như đã chôn
vùi, đưa tất cả vào quá khứ lãng quên.
Chỉ riêng kinh thành Thăng Long 10 thế kỷ qua
vẫn còn đó. Lòng đất kinh thành cổ xưa
còn lưu giữ biết bao những huyền thoại
từ buổi bình minh khi ông cha ta cầm gươm
đi mở nước.
|