Trangchủ  |  Sign in GB   |  View GB |Message Board|  Liên hê tác giả  |  
   
Search for:

in      

menu
Yahoo Booter
 
Yahoo Sound 
 
Needed Files
 
Yahoo Tool

 
Paltalk Tool
 
ICQ Tool

 
YM -Download

 
Download
 
KiếnThức CơBản
 
Liên Kết Web
 
Java Script
 
HTML Script
 
Making Flash
 
MIDI
 
Music Tool
 
Việt Nam
 
Thế Giới
 
Truyện Trạng
 
Truyện Cười
 
Tử Vi
 DIỄN ĐÀN
 
radio online
BBCnews-01
BBCnews-02
Japanese
Australia
MoreFM(English)
Little Saigon

My photo album
edit.yahoo.com  
Easy PC

 

  Đà Nẵng  Quảng Nam; Quảng Ngãi; Binh Dinh; Phú Yên; Khánh Hòa
Kon Tum; Gia Lai; Dak Lak.

 HồChí Minh city   Lâm Đồng; Ninh Thuận; nh PhướcTây Ninh; Binh Dương;       Binh Thuan;   Ba Ria Vũng Tàu  , Đồng nai    An Giang;  Vĩnh long  Long An; Đồng ThápTiền Giang;; Bế n Tre;   Kiên Giang; Cần Thơ   Trà Vinh; Sóc Trăng; Bạc Liêu; Cà Mau


 

 

 
Thừa Thiên - Huế

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:hue1.gif (17213 bytes)
Thừa Thiên - Huế là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam có tọa độ địa lý 107000'-108015' kinh Ðông và 16000'-16045' vĩ Bắc.

Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam - Ðà Nẵng với ranh giới là đèo Hải Vân, phía Tây giáp nước Cộng hòa DCND Lào với ranh giới là dãy Trường Sơn, phía Ðông được giới hạn bởi biển Ðông. Nơi rộng nhất của tỉnh là 64 km từ Tây A Lưới đến cửa biển Thuận An. Nơi có chiều rộng hẹp nhất là 2,5 km từ biển Lăng Cô qua Hải Vân quanh đến ranh giới đà Nẵng.

Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có Cảng Thuận An và Vịnh Chân Mây có độ sâu 18-20m có khả năng xây dựng cảng nước sâu, có sân bay Phú Bài nằm ở trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh.

KHÍ HẬU:
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, không có mùa Ðông và mùa khô rõ rệt. Chỉ khi có những đợt không khí lạnh tràn về thì thời tiết lạnh, thời tiết khô khi có ảnh hưởng của gió Lào thổi về. Thời tiết lạnh là thời kỳ ẩm vì mùa mưa ở đây lệch về Thu Ðông. Sang mùa hạ tuy có thời tiết khô nhưng thỉnh thoảng vẫn có mưa rào hoặc mưa giông.

Do nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nên lượng bức xạ khá lớn, ở Huế lượng bức xạ cao nhất vào tháng 2 là 10,49Kcal/cm3/năm. Do lượng bức xạ cao dẫn đến nhiệt độ tăng ở Huế tháng có nhiệt độ cao nhất từ tháng 6 đến tháng 8, trung bình 29 - 29,50C; tháng 12, tháng 1, tháng 1 là những tháng có nhiệt độ thấp 19-200C có thời điểm xuống tới 10-140C. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 250C. Số giờ nắng trung bình năm ở Huế là 2000 giờ.
Lượng mưa trung bình nămtại Huế là 2740mm, tại Nam Ðông 3025mm. Mùa mưa ở Thừa Thiên Huế chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 12, mưa lớn nhất tháng 10,11. Ðộ ẩm giao động trong năm 72-90%. ở Nam Ðông 78-92%, ở A Lưới 77-92%, ở Huế 69-90%. độ ẩm trung bình năm 1994 ở Huế 83,8%, ở Nam Ðông 85,3%, ở A Lưới 85,8%.
Số lượng bão ở Thừa Thiên Huế khá nhiều, thường bắt đầu từ tháng 6, nhiều nhất vào tháng 9,10 hàng năm. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Ðông Bắc. Gió Lào tuy có ảnh hưởng nhưng không lớn như ở Ðông Hà, Quảng Bình.

DÂN SỐ:
Theo tổng điều tra du lịch thời điểm 1/4/1989 dân số tỉnh Thừa Thiên Huế là 891.352 người, trong đó Nam 427.283 người, nữ 464.069 người. Khu vực thành thị có 237.877 người, khu vực nông thôn có 653.475 người. Toàn tỉnh có 24 dân tộc chung sống trong cộng đồng, trong đó người Kinh chiếm 96,74%, tiếp theo là các dân tộc : Tà ôi có 18.795 người, chiếm 2,1%; Ca tu 8.930 người, chiếm 1%; Bru - Vân Kiều 609 người chiếm 0,06%; dân tộc Hoa 477 người, chiếm 0,05%; các dân tộc khác có số dân dưới 100 người.

Các dân tộc trong tỉnh đều sống trong tình đoàn kết, thân ái. Ðảng và Nhà Nước đã có nhiều biện pháp thiết thực nhằm giúp đỡ cho cuộc sống ở các vùng dân tộc sinh sống. Một số dân tộc có dân số khá nhiều như Tà Ôi, Bru - Vân Kiều, Cà Tu, Hoa có truyền thống văn hóa đậm đà, phong phú, thường tổ chức các lễ hội truyền thống của dân tộc mình.

Dân số của Thừa Thiên Huế tăng khá nhanh, tỷ lệ sinh từ năm 1991 đến 1994 hàng năm đạt trên 30%, là tỉnh có tỷ lệ sinh khá cao so với cả nước và một số tỉnh khu vực miền Trung. Năm1995, dân số trung bình của tỉnh đã đạt hơn 1 triệu người. Trong đó khu vực thành thị 260.000 người chiếm tỷ lệ 25,7%, khu vực nông thôn 749 ngàn người chiếm tỷ lệ 74,3%. Bình quân trong 5 năm 1991-1995, mỗi năm dân số của tỉnh tăng hơn 2 vạn người, bằng dân số của huyện Nam Dương.

Vào năm 1985, bộ môn Dân tộc - Khảo cổ, khoa Lịch sử trường đại học Tổng hợp Huế đã phát hiện di chỉ Cồn Ràng tại xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế có trên 20 mộ chum và nhiều hiện vật tùy táng khác, mang theo đầy đủ đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh. Trước đó, những hiện vật văn hóa Ðông Sơn của người Việt cổ, như thố, rìu, dao găm đồng, hay trống đồng đã được phát hiện ở Phù Lưu (Quảng Bình), ở huyện Hiên (Quảng Nam - đà Nẵng). Gần đây, ngày 18-3-1994, một trống đồng Ðông Sơn thuộc nhóm C kiểu II đã được tình cờ phát hiện ở bản Khe Trăn, xã Phong Mĩ, huyện Phong Ðiền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, bên tả ngạn sông ô Lậu, cách bờ 50m, nằm sâu 1m2 dưới lớp phù sa cổ.

Những phát hiện đó, dù chưa cho phép kết luận chính xác về niên đại và địa bàn và phân bố của hai nền văn hóa Ðông Sơn và Sa Huỳnh trên đất Huế thời cổ đại, nhưng có thể nói rằng: địa bàn Thừa Thiên - Huế là một trong những vùng hiện diện xen kẽ hai tuyến văn hóa khác nhau, với chủ nhân là người Việt cổ có ngôn ngữ Việt Mường của dòng Nam á, và cả người Chàm cổ có dòng ngữ hệ Malayo - Polynésie. Mặt khác, ở vùng núi rừng trường Sơn phía Tây Thừa Thiên - Huế, còn có những dân tộc thiểu số thuộc nhóm Taôi - Pacô, Bru - Vân Kiều, Cơtu, về mặt nhân chủng, mang nhiều yếu tố đặc trưng của hình thái Indonésien, ngôn ngữ lại thuộc dòng Môn-Khmer.

Lịch sử Tỉnh Thừa Thiên Huế
Từ sau năm 179 (trước công nguyên) đến cuối thế kỷ II (sau công nguyên), Huế là vùng đất thuộc Quận Nhật Nam dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Sau đó trong suốt thời gian dài gần 12 thế kỷ, vùng đất Thừa Thiên Huế thuộc địa đầu phương Bắc của Vương Quốc Chăm Pa.

Từ năm 1306, sau đám cưới của Công chúa Huyền Trân nhà Trần với vua Chàm là Chế Mân, vùng đất Châu Ô, Châu Lý (gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một phần của Bắc Quảng Nam) được lấy tên là Thuận Hóa. Vào nửa cuối thế kỷ XV, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện.

Năm 1636 phủ chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế), tới năm 1687 dời về Phú Xuân – thành nội Huế ngày nay. Vào những năm đầu của thế kỷ XVIII, Phú Xuân là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của xứ “đàng Trong” và từ năm 1788 đến 1801, Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn thống nhất.

Từ năm 1802 đến năm 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của các vua nhà Nguyễn và cũng vào thời gian này, nơi đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa có giá trị mà tiêu biểu là Kinh thành Huế và Ðại Nội (253 công trình) cùng các lăng tẩm của 7 đời vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén.

Thừa Thiên Huế là một tỉnh có truyền thống cách mạng oanh liệt, đến nay còn lưu giữ nhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng tiền bối khác, cũng như nhiều di tích liên quan đến hai cuộc chiến tranh giữ nước, giành độc lập độc lập dân tộc.

Văn hóa và Truyền thống - Con người
Dân số Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 1995 là 1.019.000 người, trong đó khu vực thành thị chiếm 26,7%, khu vực nông thôn chiếm 73,3%.

Toàn tỉnh có 24 dân tộc chung sống đoàn kết thân ái trong cộng đồng. Trong đó người Kinh chiếm 96,74% dân số toàn tỉnh, tiếp theo là các dân tộc Tà Ôi chiếm 2,1%, Cu Tu chiếm 1%, Bru - Văn Kiều chiếm 0,06%, dân tộc Hoa chiếm 0.05%, còn lại là các dân tộc khác có số dân dưới 100 người.

Tất cả các cộng đồng dân tộc đều sống trong tình anh em, đoàn kết và gắn bó mật thiết. Truyền thống văn hóa của Thừa Thiên Huế rất phong phú vì mỗi dân tộc đều mang bản sắc văn hóa đậm đà, phong phú, đặc sắc với các lễ hội truyền thống của dân tộc mình.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có tiềm năng du lịch lớn. Với nhiều thắng cảnh đẹp như Sông Hương, núi Ngự Bình, đèo Hải Vân, núi Bạch Mã, biển Thuận An và Lăng Cô, Huế là nơi dành cho những ai muốn tìm đến với thiên nhiên và tìm hiểu về sự đa dạng và phong phú của các dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Ðặc biệt Thừa Thiên Huế nổi tiếng về di sản văn hóa, tiêu biểu là Cố đô Huế, lăng tẩm và miếu mạo của vua chúa triều Nguyễn.

Với mục tiêu sẽ đón trên một triệu khách nước ngoài đến tham quan vào năm 2000, hiện nay tỉnh Thừa Thiên đang cố gắng phát triển các dịch vụ và giao thông vận tải đến các vùng sâu vùng xa trong tỉnh. Ðồng thời để giúp du khách dễ dàng đi đến tham quan những thắng cảnh tự nhiên và các vùng di tích lịch sử, tỉnh cũng đang mở rộng thêm nữa các loại hình du lịch nhằm đáp ứng mọi thị hiếu của du khách, kể cả du lịch kinh tế và các loại hình du lịch thể thao ngoài trời.

 
 
>>>Free Online Virus Scan >>>World Time
Xem tốt nhất màn hình với độ phân giải 1024x768
Copyright 2003  http://takeoff.to/manh   Designed by: Trần Mạnh