Lãm Tước Vĩ

Home




Lý thức
Tư thế trước đó
Động tác thứ nhất: Trọng tâm từ từ đi qua chân trái, thân thể đồng thời từ từ chuyển qua bên trái; đồng thời cánh tay trái "ngoại tuyền", cánh tay phải "nội tuyền", làm cho lòng bàn tay phải xoay xuống dưới, bàn tay trái xoay lên trên, hai bàn tay vừa xoay vừa kéo qua bên trái
Động tác thứ hai: Thân thể tiếp tục hơi chuyển qua bên trái; trọng tâm kế tiếp đi qua chân trái, chân trái "tọa thực" (chìm xuống), thành "hữu hư bộ"; hai cánh tay hơi chìm cùi chỏ xuống, theo thân thể tiếp tục kéo qua bên trái, bàn tay trái đi đến trước ngực bên trái, bàn tay phải đi đến trước ngực bên phải; lúc mới đầu kéo, nhãn thần trước tiên thoáng tới tay phải kéo qua trái, đến lúc kéo hết tận đầu rồi, nhãn thần hơi nhìn qua tay trái rồi từ từ hướng về phía trước

Yếu điểm:

1. Hai cánh tay phải tùy theo eo mà kéo qua bên trái, lúc kéo hai bàn tay không được dang xa ở ngoài, nhưng hai bắp tay cũng không được sát dính vào với ngực; chìm cùi chỏ xuống có tác dụng phòng vệ ở nách, nhưng hai nách cũng phải để hở một khoảng trống chừng đầu nắm taỵ Nguyên cả bài quyền cũng phải như vậy, thì mới khỏi làm thân thể bị bó buộc

2. Lúc kéo qua bên trái, thân thể chuyển động cần phải thẳng đứng, không được bổ về trước hoặc ngửa về sau, hoặc là nghiêng qua nghiêng lạị Chủ ý là tại "thượng hạ tương tùy" (trên dưới đi với nhau), "bất tiên bất hậu" (không trước không sau). Nếu phần phía dưới chìm xuống nhanh một chút thì sẽ bị bổ về trước, nếu chậm thì sẽ bị ngửa về phía sau

3. Trong lúc đang kéo, bởi vì bàn tay xoay, cùi chỏ chìm xuống, cùng với chân trái rún xuống, xem ra hai bàn tay có vẻ hơi kéo xuống dướị Thực ra, hai bàn tay không phải có ý kéo xuống. Trên điểm này, ở những lúc luyện tập "thôi thủ" (đẩy bằng tay) bốn chiêu bằng, lý, tê, án cũng quy định như vậy: trong đó chiêu "lý" cũng đồng dạng kéo qua bên trái hoặc bên phải, chứ không được kéo xuống dướị Do đó, nếu mà kéo xuống dưới bên trái hoặc bên phải, hoặc kéo xuống dưới, đều không phải chính xác, bởi không phù hợp với quy tắc của "thôi thủ"

4. Lúc kéo, cánh tay trái thì tung tung đở lấy, trong lúc kéo, hai bàn tay cần bảo trì khoảng cách như trong thôi thủ, đó cũng là cần dùng một bàn tay chạm lấy cổ tay đối phương, bàn tay kia chạm vào gần cùi chỏ phía trên bắp tay của đối phương, mà kéo qua, làm cho thế "lý" lúc biến hóa khoảng cách tương đẳng, không được kéo xa, đấy gọi là "thượng vu lưỡng bác tương hệ" (phía trên thì hai bắp tay đi với nhau)




Previous
Next