Đơn Tiên - Thái Cực Quyền (Dương thức)

Đơn Tiên

Home



Tư thế trước đó
Động tác thứ nhất: Trọng tâm từ từ đi qua chân trái, thân thể chuyển qua bên trái; Đồng thời bàn chân phải ngón chân hơi bật lên, dùng gót chân làm trục, tùy theo chuyển thể hết sức xoay vào trong và đạp xuống thực; trọng tâm theo đó từ từ đi qua bên chân phải; Đồng thời hai cùi chỏ hơi cong và chìm xuống, hai bàn tay hơi hướng xuống, tùy theo chuyển thể, vẻ ngang một nửa vòng tròn, hai bàn tay cao bằng vai; nhãn thần đi theo thể chuyển nhìn thẳng ra trước, trước tiên thoáng tới chỗ bàn tay trái sẽ đi đến, nhưng vẫn nhìn tới bàn tay phải
Động tác thứ hai: Thân thể hơi chuyển qua bên phải; hai bàn tay tùy theo thể chuyển đi vào trong qua trước ngực rồi qua bên phải, vẻ thành một nửa vòng tròn ngang, hai bàn tay cao bằng vai; mắt đi theo thể chuyển nhìn thẳng ra trước, nhãn thần cần thoáng đến tay phải
Động tác thứ ba: Trọng tâm toàn bộ đặt vào chân phải, chân trái nhấc lên vào trong; đồng thời thân thể chuyển qua bên phải, tùy theo trọng tâm đi qua, cánh tay phải từ từ duổi ra về bên phải, vừa duổi những ngón tay vừa túm lại thả xuống, thân thể hơi chuyển qua trái, bàn tay trái vẻ một hình vòng cung qua trái và đi lên, vừa đi vừa làm cánh tay "ngoại tuyền" làm lòng bàn tay từ từ hướng vào trong. Nhãn thần cần thoáng đến bàn tay trái đang di chuyển
Động tác thứ tư: Thân thể tiếp tục chuyển qua trái, chân trái bước về bên trái, gót chân xuống đất trước, tùy theo trọng tâm từ từ đi qua bên trái mà đạp xuống hết bàn chân; Cong chân trái, duổi chân phải, thành "tả cung bộ". Đồng thời, núm tay phải tiếp tục duổi ra bên phải, vai tung; bàn tay trái qua trước mặt (cách mặt chừng một thước "thị xích") qua bên trái, vừa đi vừa "nội tuyền" làm cho lòng bàn tay hướng ra ngoài, rồi nhắm bên trái đẩy nhẹ rạ Mắt nhìn thẳng lúc đi qua trái, trước tiên nhìn mé bên trái nơi bàn tay trái đi đến, song nhãn thần cần thoáng đến bàn tay trái đẩy ra

Yếu điểm:

1. Ba hình đầu, lúc hai bàn tay trước sau vẻ một nửa vòng tròn, phải cần eo lưng chuyển động, đồng thời hai cùi chỏ (đầu cùi chỏ phải chìm xuống) cũng cần tròn trịa đi theo hai bàn tay vẻ vòng mà co duổị Hai cánh tay lúc chuyển động phải xa đều tương đẳng, chung chung là cần tay trước đi, tay sau theo, "lưỡng bác tương hệ" (hai bắp tay liên với nhau) không loạc xạ, đương lúc hai bàn tay vẻ vào trong đi qua trước ngực, phải cần hàm hung (thót ngực), chuyển eo thì mới tròn trịạ Tuy nhiên "hàm hung" cũng phải chú ý không được ém ngực vào, và cũng cần chú ý bộ phận ngực không được ưởn ra, do đó mà quyền luận nói rằng: "ý khí tu hoán đắc linh, nãi hữu viên hoạt chi thú" (ý và khí cần thay đổi cho linh động, thì có cái thú vị của cái tròn trịa linh hoạt)

2. Phần trên thân thể cần ngay thẳng, tránh không bị chồm tới, hoặc ngửa ra hoặc nghiêng qua trái

3. Cần "trầm kiên đọa trửu" (vai chìm, cùi chỏ hạ xuống), và "tung yêu khóa" (phóng tung eo lưng và hông)

4. Làm xong thế rồi, hai cánh tay cùng với hai chân (tay trái và chân trái, tay phải và chân phải) phải hướng về một nơi, trên dưới thẳng tuyến, tránh không bị tay phải nhắm trật với phía bên phải chéo; đầu gối bên trái không được đi quá mủi chân tráị Đầu mủi, đầu chân và đầu ngón tay phải cùng một hướng chỉnh tề

5. Xương cổ tay của túm tay phải cần phải cong gảy làm cho các ngón tay thòng xuống đất, cùng với mủi chân phải thành một đường trực tuyến thẳng đứng



Previous
Next