Kieu Nu A Chau  

Chuyện Chúng Ḿnh


 
Các Bài Viết Về BXPhái
Frida Kahlo
Tâm Tư Nghệ Thuật
Van Gogh
Viết Dưới Ánh Đèn Dầu
TứThậpTriThiênMệnh
Chữ Dâm

PhiếmLuận Về Thơ HXH

Những KiềuNữ ÁChâu
T́nhYêu Là Cái Đếch Ǵ?
Âm Đạo Độc Thoại
Giấc Mơ Của Bướm
 Tôi Đă Biết
 "T́nh”Trước "Dục” Sau?
"Tứ Trụ Triều Đ́nh"
 
 
 
 
 
 
 
c

Cafe Artist Phuong 31 Cua Dong Is Pleased to Present

Viết dưới ánh đèn dầu

LỜI GIỚI THIỆU
" Viết dưới ánh đèn dầu" là ḍng chữ đầu tiên trong cuốn Nhật kư của Họa sĩ Bùi Xuân Phái năm 1970, được làm tên cho cuốn sách giới thiệu những ghi chép của ông viết trong 30 năm (1958 - 1988). Bùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận c̣n liên tục ghi nhật kư. Những ǵ ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, cho nghệ thuật và chỉ cho nghệ thuật mà thôi. Những suy tư cuối cùng cũng chỉ để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn. Bùi Xuân Phái không định tuyên ngôn, gia tài hội họa của ông đă quá phong phú cũng không định triết lư thẩm mỹ, mà nhận định trực tiếp các hiện tượng xă hội liên quan đến nghệ thuật. Những suy nghĩ khác về cuộc sống, cũng chỉ là làm thế nào để miếng cơm manh áo không can thiệp được vào hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Cũng như mọi nghệ sĩ lớn, Bùi Xuân Phái luôn đặt câu hỏi nghệ thuật là ǵ ? Thế nào là nghệ thuật ? Làm như vậy có phải là nghệ thuật không ? Cái đẹp nằm ở đâu ? ông lặp đi lặp lại, nhắc đi, nhắc lại, tự nhủ ḿnh, tự trả lời, tự băn khoăn trong một cuộc sống đầy lo âu, gánh nặng mà nếu ai không sống qua thời kỳ đó cũng khó ḷng hiểu hết những ǵ ông viết. Thời kỳ không chỉ khó khăn về kinh tế, đe dọa của bom đạn mà c̣n có cả thói đạo đức giả, nghệ thuật giả, chủ nghĩa cơ hội, sự ấu trĩ mà cả những kẻ ưa chụp mũ lên người khác.
Qua những trang nhật kư của Bùi Xuân Phái ta thấy rơ những biến đổi phức tạp trong cuộc sống mà ông đă trải qua, đă vượt lên để khẳng định ḿnh trong nghệ thuật và trong cách sống. Những ǵ ông viết ra thường không để dạy ai về nghệ thuật mà tự khuyên ta tu dưỡng nên người, nhất là làm người nghệ sĩ trong cuộc đời cụ thể. Lời nói, câu viết của ông như mặt sau của tấm tranh và cũng là phần ngầm của tảng băng. Chúng là chứng cứ cho sự tồn tại bền vững của hàng ngàn tác phẩm ông đểâ lại. Từ 1958-1974, Nhật kư và ghi chú của Bùi Xuân Phái được ghi trên 14 quyển lịch tay thường niên và 5 cuốn sổ tay. Đây là giai đoạn ông sáng tác các đề tài tranh khỏa thân và trừu tượng, chúng cũng được giữ kín như những ghi chép trên, chỉ có một vài ngời bạn thân của Họa sĩ biết đến. Từ 1975 cho đến lúc lâm chung (1988) ông tiếp tục ghi trên 13 cuốn lịch tay và trên nhiều mẩu giấy, lề tranh bất kỳ ... Tất cả những tài liệu trên được gia đ́nh lưu giữ đầy đủ. Riêng năm I958-1960 chưa có lịch tay nên ông ghi ra sổ, đặc biệt cuốn nhật kư viết năm 1972 bị thất lạc không rơ lư do và mới t́m được bản sao. Từ những tài liệu này Bùi Thanh Phương (con trai Bùi Xuân Phái) và nhà sưu tập Trần Hậu Tuân biên soạn thành cuốn sách. Qua những trang viết giúp ta hiểu thêm giá trị các tác phẩm hơn, con người tác giả hơn. Tinh thần ấy làm ta nâng niu quí trọng những ḍng nhật kư của Bùi Xuân Phái. Thêm yêu kính và biết ơn công lao đóng góp cho nghệ thuật của ông.
Hanoi, tháng 8/2000

1. Tôi cho rằng ở Việt Nam loại tranh "moderne" chưa rơ h́nh.
Tôi buồn khi thấy một số tranh mệnh danh là vẽ moderne (hiện đại) mà không có giá trị ǵ về nghệ thuật. Tôi cho rằng đó là loại faux moderne (giả hiện đại), cũng như bảo những người vẽ chân phương kém là faux classique (giả cổ điển). Tôi thường phàn nàn với Nguyễn Sáng* là chính mấy tay modeme non làm nhiều người hiểu nhầm tranh moderne là bịp bợm. Quan niệm về tranh moderne tôi thấy không thể dễ dăi được. Cái dễ dăi là cái nên tránh trong nghệ thuật. Nó hời hợt, non yếu. Không đủ sức truyền cảm cho ngời xem tranh.
2. Khi vẽ xong một bức tranh th́ tôi thấy nó "cũ" mất rồi. H́nh như tôi muốn phải vẽ "hay" hơn thế bằng một lối tự do hơn hoặc kém tự do hơn miễn là hay hơn.
3. Picasso* thường hay vẽ đi vẽ lại một đề tài cho đến cực đẹp, cực nhuyễn. Thanh thoát vô cùng. Ông ta có cách nh́n nhạy cảm và bàn tay điêu luyện. Có lẽ cả hai là một.
4. Ở chúng ta nhiều khi hiểu đấy, biết đẹp, xấu đấy nhưng lại không làm được là tại thiếu điêu luyện hay lực bất ṭng tâm ?
5. T́m cái đẹp qua thiên nhiên, hiểu kỹ thiên nhiên để thấy cái cốt lơi. Vẽ bịa là đi vào cái hời hợt, dễ dăi.
6. Xem con ḅ, con ngựa của Picasso vẽ chấm phá mới thấy ông này thuộc ḅ, ngựa rất ghê, phá mà vẫn thực.
7. Dựa vào thiên nhiên để mà làm tranh. Nếu chỉ ghi chép thiên nhiên th́ không đáng kể về mặt sáng tạo. Một cái máy ảnh làm công việc đó tốt hơn.
8. Người xem tranh đáng tiếc là không phân biệt rơ giữa vẽ nghiên cứu, vẽ máy móc, vẽ theo ảnh với vẽ sáng tạo nghệ thuật. Đúng nghĩa của nghệ thuật là sáng tạo - tạo ra một cái ǵ Mới - Đẹp.
9. Càng ngày hội họa càng xa dần cái vỏ thực tế v́ sợ giống ảnh, ảnh ghi chép thực tế nhanh và chính xác. Người họa sĩ dùng trí tuệ và t́nh cảm để phân tích thực tế và chuyển sang phần hội họa trong đó có óc tưởng tượng hoạt động.
10. Đừng băn khoăn nhiều trong lúc vẽ. Đừng đặt ra một tiêu chuẩn ǵ về cái đẹp. Cứ vẽ như người không biết vẽ cũng được chứ sao ? Mà lại khó nữa nếu lại cố t́nh làm ra không biết vẽ ! Chính cái hồn nhiên mới đem lại cái tươi mát trong tranh.
11. Tôi không c̣n nghĩ ǵ về nghệ thuật nữa th́ tôi mới tự do được mà vẽ.
12. Một thế giới riêng. Một cái nh́n riêng. Nghệ thuật làm người xem thú vị ở chỗ đó.
13. Tranh của một ông bạn nọ có cái ǵ làm tôi phát chán. Nó êm ả quá, óng chuốt quá, sạch sẽ khéo léo quá... Đúng, nghệ thuật nên tránh mọi sự cẩu thả, dễ dăi tùy tiện, lười biếng . . . nhưng đừng đi vào cái "đẹp" thiếu chất hội họa, nếu là vẽ tranh. Hội họa trước hết đă - nghĩa là Nghệ thuật có không đă.
14. Vẽ giống người khác không có ǵ đáng chú ư v́ đó là một "họa sĩ" không có ǵ.
15. Họa sĩ phái mới phá bỏ trật tự của nền hội họa cũ, trong khi đó những họa sĩ bảo thủ duy tŕ và ca tụng những cái cũ. Tất nhiên trong những môn phái cũ (cổ điển) có nhiều cái rất đẹp, rất quư. Nhưng làm lại để làm ǵ để thành một cái bóng mờ nhạt, một sự vô duyên lạc điệu.
16. Tiến lên một bước trong nghệ thuật đâu phải chuyện dễ. Ờ, nếu chỉ là câu chuyện chịu khó !
17. Vẽ không phải là chép, không phải là đo cho đúng, ghi cho chính xác. Nếu chỉ có thế th́ mới là đang học vẽ, c̣n nếu muốn bước lên nữa, tiến tới ngưỡng cửa của nghệ thuật th́ c̣n phải nhiều gian khổ rèn luyện lao động nghệ thuật thật sự . . . con đường sáng tác không dễ dàng, không có một lối tắt nào nếu anh muốn nhanh chóng để trở nên xuất chúng? Chỉ có một con đường rất là dài, rất là vất vả và cũng dễ thất bại, đau khổ.
18. Vượt lên trên những cái làm hỏng nghệ thuật. Nghĩ đến một sự nghiệp lớn lao của cả một đời nghệ thuật. Đừng để chính bản thân ḿnh phải ân hận đă làm những bức tranh không ra ǵ, không đáng kể. Chính những bức tranh tồi, tranh dở tranh xoàng sẽ làm hại uy tín của ḿnh đó.
19. Cứ xem họ đánh giá hoặc hiểu tranh ra sao th́ có thể biết họ vẽ ra sao. Cái đẹp không nh́n thấy th́ vẽ thế nào được tranh đẹp. Cái đẹp mới không phải là sự quen thuộc nữa, nó sẽ đ̣i hỏi một sự bỡ ngỡ. Trước lạ sau quen dần dần thấy đẹp. Cái đẹp tồn tại được có lẽ lúc nào nó cũng mới.


20. Vẽ nên có mẫu (modele) hay không ?
Điều đó c̣n tùy theo quan niệm của người vẽ. Nếu vẽ theo lối cổ điển, ấn tượng, tả thực . . . th́ nhất định là cần phải có mẫu. Nhưng cũng không nên nệ mẫu. Có những cái đẹp mà ở mẫu không đáp ứng được. Vậy, không nhất thiết phải luôn luôn có mẫu.
21. Cần đi vào chuyên môn th́ mới có thể hay được. Nhưng chuyên môn không thấy chuyên môn th́ mới thoát được.
22. Không rơi vào bệnh h́nh thức, nhưng nên là một h́nh thức nghệ thuật, rung cảm.
23. H́nh như nghệ thuật (nói với nghĩa đặc biệt của nó) là một điều ǵ bí ẩn? ở một số người này có thể làm được và ở một số ngời khác không làm được dù có cố sức rèn luyện cũng chỉ đi đến mức tầm thường mà thôi.
24. Suy nghĩ nhiều, ghi chép nhiều, nắm cho chắc những tài liệu về cuộc sống. Không làm những cái hời hợt, rẻ tiền. Cái đẹp đến hay không đến là do người vẽ nh́n thấy.
25. Vấn đề nghệ thuật tôi đặt lên hàng đầu. Vẽ cho hay đó là nhiệm vụ trước tiên. Tất nhiên cái hay là cái có ích cho mọi người (cũng có cái hay vô ích nhưng ḿnh không vẽ cái đó)
26. Vẽ dễ hay khó ? Tùy theo quan niệm mà thôi. Vẽ chiều theo quan niệm người khác không giống quan niệm của ḿnh th́ thật là khó. Vẽ vô trách nhiệm th́ không khó.
27. Không ngại ǵ làm đi làm lại để t́m ra cái hay hơn nâng ḿnh lên, không hài ḷng với những cái dễ dăi. Đừng sợ không được quần chúng thích mà đi t́m lối này lối nọ. Chính cái hay nhất của anh mới làm quần chúng thích được. (tôi không nói quần chúng ở mức độ kém).
28. Vẽ chân dung trước hết là có nghệ thuật chứ không phải là giống. Không phải là cố vẽ cho đúng, cho giống, cho đầy đủ. Mà giống như thế nào ? Phải giống theo quan niệm của ngời vẽ chứ không phải theo quan niệm của ngời xem.(1)
29. Vẽ chân dung kư họa, làm sao vẽ cho thoát mà vẫn giữ được nghệ thuật. Nghệ thuật vẽ chân dung đ̣i hỏi một sự quan sát sâu sắc dung mạo con ngời kết hợp với sự rung cảm tạo h́nh thành một tác phẩm hội họa. Đừng vội hài ḷng khi chưa hiểu, chưa nắm được người trong tranh. Không cần giống nhưng cần ra, không giống nhưng mà ra, thế là được rồi đối với một chân dung.
Đừng g̣ bó - Đừng lo không giống - Đừng rụt rè. Vẽ hỏng th́ bỏ đi, không sao cả.
Càng vẽ nhiều càng nhiều kinh nghiệm. Đáng buồn khi người vẽ không nh́n thấy
thất bại, thành công ở mức nào. Cần làm việc rất nghiêm túc và thoải mái.
(1) Có một anh nhà giàu (vốn là một người sưu tầm cây và chim cảnh) có ư muốn nhờ Bùi Xuân Phái vẽ cho ḿnh một bức chân dung, anh này đi lại nhiều lần, hối thúc Búi Xuân Phái vẽ. Sau đó Bùi Xuân Phái đă nói:
- Nếu vẽ chỉ để cho một ḿnh ông thích tôi th́ tôi có thể vẽ xong cho ông xong ngay bây giờ, nhưng để vẽ cho nhiều người khác xem bức chân dung đó cũng thích được th́ lại là chuyện khác.

30. Tác phẩm hội họa được xây dựng theo một kiểu riêng của nó. Nó không giống như cách xây dựng tác phẩm của một nhà văn hoặc của một ngành khác và cuối cùng mỗi con người nghệ sĩ lại có một lối riêng để hoàn thành tác phẩm.
31. Hà Nội có rất nhiều vẻ đẹp mà mỗi vẻ đẹp lại thích hợp với mỗi người* Có những cái đẹp mới và lại có cả những cái đẹp cũ, thí dụ những căn nhà cổ Việt Nam.
Phố cổ, những căn nhà cổ vào tranh rất dễ đẹp. Nhịp điệu của nó không đều đều như những căn nhà cao tầng, nhà lắp ghép.
Chúng ta thấy có cái cao, cái thấp, cái to, cái nhỏ, cái lùi vào, cái nhô ra. Người vẽ về mặt tạo h́nh và bố cục có rất nhiều thuận lợi.
Về màu sắc nó mang nhiều màu thời gian. Có nhiều mảng tường tưởng như là bẩn, không phải đâu. Nó rất đẹp đối với những đối tượng biết nh́n thấy, biết khám phá những loang lổ, những dấu vết thời gian ấy thêm vào óc tưởng tượng của người nghệ sĩ sẽ tạo ra những cái đẹp bất ngờ.
Vẽ phố cổ, nhà cổ Hà Nội mà quá nặng về ghi chép cho đúng th́ tranh sẽ mang ít chất hội họa, về phần này nên nhường chỗ cho nhiếp ảnh hoặc điện ảnh. Chúng ta đều biết cái đẹp của tranh, phần cốt yếu vẫn là phần sáng tạo của nghệ sĩ.
32. Đừng thừa. Cứ lải nhải vẽ măi th́ nhất định là sẽ có nhiều cái thừa. Nên tránh đi th́ hơn. Vẽ lâu cũng được nhưng cốt để đi sâu vào cái đẹp, cái cần, chứ không phải để thấy cần cù nhiều quá của bàn tay. Càng ngắn càng khó (tất nhiên là ngắn hay). Càng ít nét, càng giản dị, càng khó. Cái tinh chất mới thực là cái đáng quư.
33. Giữ lại cái ǵ đẹp, mất đi cái ǵ xấu. Xóa cái xấu đi không thương tiếc. Điều đáng chú ư là phân biệt cho hay cái đẹp và cái xấu, không lẫn lộn. Xóa đi mất cái đẹp th́ thật là buồn cho anh. Mà giữ lại cái xấu th́ lại càng đáng buồn hơn !
34. Cái khó vẫn là cái xa nay ít vẽ đến hoặc không vẽ đến. Làm sao mà nhớ mà thuộc được. Kém trí nhớ mà tài liệu th́ không có, hoặc thiếu. Hỏi dù có minh họa một cái tranh nhỏ trên báo cũng thấy gay.
35, Muốn vẽ thoát th́ phải thuộc rất tinh tường, hiểu biết đến nơi đến chốn thực tế có trong tranh. Vẽ theo trí nhớ th́ không gọi là vẽ bịa. Cái đáng ghét là vẽ bịa, vẽ liều trong khi không nhớ, không có tài liệu tham khảo, trường hợp này dễ làm tài năng (nếu có) sút kém và hư hỏng.
36. Cái nghề vẽ báo: minh họa, tranh vui v.v.... nếu làm ít ít thôi th́ cũng không hại. Nếu bập vào và làm nhiều th́ cũng dễ hại. Nó quen tay đi, nó dễ đi đến chỗ hời hợt dễ dăi, nhiều khi do yêu cầu cấp bách phải "cố rặn" ra cho được, rất dễ đi vào con đường bịa. Phải coi chừng ?
37. Chất hiện đại là chất trẻ, nghệ thuật càng tiến lên càng trẻ, trừ phi những người muốn lùi (bảo thủ th́ nghệ thuật ôi thôi già khô.
38. Không phải cái cũ, cái cổ không hay, không có giá trị. Nó tuyệt vời với những tác phẩm bất tử đă có. Nhưng cái đó không phải để anh bắt chước.
39. Cứ vẽ đi, thiên nhiên là một nguồn cảm hứng vô tận. Đừng sợ không làm nổi, cứ là ḿnh mà vẽ, bằng ḷng với "tài năng" dù c̣n kém của ḿnh.


40. Vẽ nhiều bạn sẽ cảm thấy những cái tranh nào của bạn có cái đẹp. Hăy nghiên cứu trong khi xem tranh của ḿnh, hăy để riêng ra loại đẹp và loại xấu. Một khi tranh đă được rồi, đẹp rồi (có bao quát tốt) th́ cũng đừng nên chữa nữa, có thể đi đến chỗ xấu đi. Đẩy lên là tốt nhưng hăy coi chừng, cũng có khi không phải là đẩy lên mà lại là đẩy xuống !

41. Chữa tranh là một điều rất gay, rất khó. Bởi lẽ rất dễ làm mất bao quát (ensemble) nhiều khi gần như phải làm lại, vẽ lại tất th́ mới cứu văn được. Nên thận trọng.
42. Vấn đề vật liệu đóng một vai quan trọng trong nghệ thuật. Thiếu vật liệu, đồ dùng tốt người nghệ sĩ bị hạn chế rất nhiều. Anh ta không thể làm theo ư muốn, không thể nâng cao tác phẩm do dùng những chất liệu kém, tác phẩm dễ bị hư hỏng đem lại sự đáng tiếc cho người xem.
52. Cứ vẽ đi đă. Nghệ thuật làm sao có chuyện biết trước hay dở ! Đừng nghĩ đến sự thành công sớm - Có thể như một tay nào đó : tôi không biết tranh của tôi có đẹp hay không nữa! ít nhất cái tranh đem lại cho ḿnh thú nhiều hay ít, hay không thú. Thế thôi !
53. Nói đến phong cách là phải có nghệ thuật rồi. Chứ vẽ biết ngay là ai vẽ mà kém nghệ thuật th́ cũng chán.
54. Không nên đi t́m cái "riêng" để tỏ ra ḿnh có chất độc đáo. Rất dễ rơi vào con đường lập dị hoặc h́nh thức.
55. Phong cách là nói chung nên hội đủ cả phần nội dung lẫn h́nh thức.
56. Ai vẽ mà không muốn tranh của ḿnh đẹp - Nhưng điều đó có phải là dễ đâu. Ai thấy đẹp, ai thấy không đẹp ? lôi thôi lắm chứ ! Cái chủ quan cũng dễ đánh lừa ngay cả bản thân người vẽ.
57. Ông bạn làm nghệ thuật cứ tưởng như ḿnh là "ghê gớm" lắm. Có biết đâu cái kém, cái dở, cái dễ dăi vẫn tḥi ra mà ḿnh không nh́n thấy, cũng có thể cả người xem cũng không nh́n thấy.
58. Nhà văn không ngày nào không viết th́ trong ngành họa cũng vậy thôi. Phải vẽ hàng ngày. H́nh như không vẽ luôn tay nó "cứng" ra. Vẽ nhiều, vẽ cho thuần tay để lúc nào cũng thành điêu luyện và thoải mái, ông Hen ri Matisse* vẽ như chơi là v́ ông vẽ rất nhiều. Nên hiểu vẽ với tâm hồn nghệ thuật, chứ không phải vẽ nhiều để kiếm tiền nhiều !
59. Có thể có những người rất chịu khó vẽ nhưng không có tâm hồn nghệ thuật thành ra họ chỉ giữ những kỹ thuật, những công thức, những luật lệ. Bởi thế tranh của họ dù có kỹ xảo đến mấy đi nữa vẫn cứ khô khan, tầm thường. Những họa sĩ dân gian vẽ thường rất hồn nhiên và thoải mái. Họ không bị lúng túng bởi những khó khăn của kỹ thuật.
60. Văn là người th́ vẽ cũng là người thôi, người làm sao th́ vẽ làm nấy (thế nấy). Nếu cố t́nh bắt chước người khác th́ cũng chỉ thành đồ giả thôi. Cần phải vẽ một cách chân thành. Không giả tạo, đừng vay mượn để che đậy cái . . . kém của ḿnh mà cũng có người đi làm cái giả tầm thường, trong khi chính bản thân ḿnh có cái hay th́ lại không khai thác! Thế có đáng tiếc không cơ chứ !

61. Làm việc cho có khoa học để tránh vấp váp những cái có thể tránh được. Thí dụ như để cháy nhà mới rút kinh nghiệm th́ tai hại quá. Từ cái nhỏ nhặt đều làm cho hoàn chỉnh, làm cho thật tốt. Thí dụ như làm một khung vải để vẽ (préparer toile), "căng vải" như thế nào ?. Kỹ thuật đ̣i hỏi để khi vẽ ta có một cái "toile" rất đẹp và tốt. Cái đó cũng gây hào hứng nhiều trong khi vẽ nữa.
62. Cứ vẽ đi, nó đến th́ đến mà không đến th́ thôi ? Vẽ cái khác và vẽ cái khác nữa. Vẽ là một nhu cầu thỏa măn t́nh cảm với cái đẹp hội họa. Nếu chỉ v́ mục đích "kiếm tiền" th́ nó sẽ xa rời cái đẹp hội họa mà sang cái đẹp tầm thường ! Mà chết nỗi cái "đẹp" tầm thường lại được nhiều vị tầm thường ưa thích ! Các vị đó lại hay có tiền, nên mấy ông họa sĩ khéo tay kiếm rất dễ. Tranh chỉ cần nuột nà khéo léo sạch sẽ, tươi tắn, xinh xắn. Đề tài thường trên con đường ṃn, kỹ thuật cũng trên con đường ṃn ! Sự hiểu biết, sự thưởng thức cũng thuộc dễ dăi người xem sợ sự mới lạ, bỡ ngỡ trước những t́m ṭi, nên chỉ đ̣i hỏi những cái "đẹp cũ' cái quen thuộc mà thôi. Không, người nghệ sĩ của thời đại mới không đi vào con đường ṃn như thế. Họ lao vào cái hiện đại, cái mới dù vấp váp dù gian lao nguy hiểm. Họ tiêu biểu cho những tài năng mới mà ta thấy rất hiếm trong đời sống.
63. Tất nhiên nghệ thuật rất là phong phú, nói riêng nghệ thuật hội họa - đừng thắc mắc quá nhiều về những nét đẹp trong h́nh thức. Đúng là nên đi vào h́nh thức có nội dung, đi vào lối vẽ thích hợp với tâm hồn, khả năng của ḿnh nhất.
64. Đừng làm xiếc với nghệ thuật - nó thành ra một thứ tiểu xảo tầm thường - nếu anh muốn rơ ra là anh th́ anh cứ việc vẽ theo ư thích của anh.
65. T́m hiểu thực tế. Nghiên cứu sâu thực tế từ đó mới đi sâu vào được nghệ thuật. Vẽ đi vẽ lại nhiều lần một cảnh, một người nào đó cũng tốt v́ như thế ḿnh sẽ thuộc và hiểu lấy cái ḿnh vẽ. Và vẽ khi thuộc nét sẽ được thanh thoát hơn khi chưa thuộc.
66. Có ai đó nói : Cần nh́n giỏi chứ không phải cần vẽ giỏi ! Có lẽ nên nói cần nh́n giỏi hơn vẽ giỏi. Tất nhiên hai điều này thường là đi đôi nếu không th́ vẽ giỏi làm sao được. Vẽ giỏi mà không nh́n ra cái đẹp th́ mới chỉ là vẽ khéo tay, chỉ là một công tŕnh thủ công mà thôi. Nhưng nh́n giỏi mà với bàn tay thiếu rèn luyện, bàn tay quá vụng về th́ cũng loay hoay rồi rút cục cũng đành bó tay, cũng ví như nhà phê b́nh nghệ thuật có cặp mắt sành sỏi nhưng nào ông ta có vẽ được !
67. Cái đẹp đến hay không đến là do người vẽ nh́n thấy. "Cái nh́n" cho hay để vẽ cho hay. Cả hai đều khó cả. Phải khổ công rèn luyện để bớt khó.
68. Trong hội họa chữ học hành đúng là cần thiết, học phải đi đôi với hành. Hành mà thiếu học cũng không phát triển được. Càng học nhiều th́ càng phải vẽ nhiều. Bạo dạn lên mà vẽ. Hỏng hay được chưa vội quan tâm. Tất nhiên không có ai vẽ mà lại muốn hỏng bao giờ. Đừng chủ quan cho rằng ḿnh đă có tŕnh độ ! Mà đă có tŕnh độ th́ vẽ là phải được? Không đâu có tŕnh độ mà tranh vẫn có thể tồi được chứ ? Thí dụ như vẽ phải một đề tài khó, thí dụ như thiếu phương tiện vv. . . Mà cái "cảm hứng" lạnh nhạt nữa th́ khó có thể ra tranh hay được.
69. Thiếu không khí nghệ thuật làm việc cũng khó thật. Nhưng cũng cần t́m thấy không khí hoặc tạo ra. Nếu không ông bạn sẽ giải nghệ mất thôi(1)
(1)Từ năm 1980, Bùi Xuân Phái có nhiều khách mua tranh. Có tiền, ông thường mùa nhiều họa phẩm. Có người khuyên ông dùng hết mới mua tiếp, Bùi Xuân Phái giải thích: "Vật liệu luôn bày ra trước mắt nó có tác dụng là gây ra cho tôi không khí hứng thú làm việc, hết rồi mới đi mua có khi lại ngại".


70. Đừng tiếc th́ giờ mất đi cho một cái tranh, càng mất nhiều th́ giờ, bức tranh càng xem được lâu
71. Cái khó là trong hoàn cảnh nào cũng đều vẽ được cả. Thiếu sơn ? Th́ Ông bạn đừng vẽ sơn dầu nữa. Thiếu bột màu ? Th́ ông bạn đừng vẽ bột màu nữa. Giấy và bút ch́, bút mực th́ chắc ít khi thiếu. Đừng nên đổ tại thiếu thứ này thiếu thứ nọ để không vẽ ! Tất cả tùy thuộc vào người nghệ sĩ.
Cái nguy nhất là : Không thiết vẽ.
72. Đừng ép buộc người nghệ sĩ phải làm việc. Sao lại phải? Anh ta không thích làm việc nữa tức là anh ta muốn giải nghệ rồi c̣n ǵ? Anh ta không xứng đáng ǵ với danh từ nghệ sĩ nữa.
73. Trong lúc vẽ nghệ thuật chỉ đến chập chờn, đôi khi như một ánh chớp Phải nhạy cảm để nh́n cho tinh, để mà thấy, để mà tiến thoái, để mà biết đúng chỗ. Hăy hiểu biết cho nhiều để tự ḿnh nh́n nhận cho công bằng. Thường th́ hay tưởng là ḿnh hay !
74. Hăy vẽ. Vẽ để thấy cái non kém của ḿnh. Không dấu kém. Vẽ tốt nhất là trong khi vẽ học thêm đươc một cái ǵ bổ ích. Đáng buồn là cái tầm thường. Vẽ không phải là để trổ tài, càng muốn trổ tài càng đi đến chỗ tầm thường !
75. Thế kỷ đă qua đă vẽ Thế kỷ ngày nay đang vẽ và những thế kỷ ngày mai sẽ vẽ. Vẽ măi. Và cái đáng kể là để nghệ thuật cứ tiến lên măi. Thời đại nào nghệ thuật nấy. Con người bao giờ cũng muốn vuơn tới cái mới nhất cái đẹp nhất.
76. Đẹp thay một cái atelier bừa băi. (tiếc thay hiện nay không có) (2) Khi nào cái atelier của tôi gọn gàng sạch sẽ là lúc tôi lười đấy.
(2) Cho đến khi mất (1988) Bùi Xuân Phái vẫn sống, làm việc và sinh hoạt chung và cùng với gia đ́nh trong căn pḥng chật chội 20m2 ở 87 thuốc bắc.
Trong hoàn cảnh chiến tranh của đất nuớc, nghệ thuật cũng làm những nhiệm vụ tức thời phục vụ cho đời sống tinh thần của nhân dân. Xu huớng hiện thực trong nghệ thuật phát triển, phù hợp với bối cảnh lịch sử dân tộc. Tuy nhiên sự áp dụng máy móc các quan điểm đó dẫn đến phê b́nh, đánh giá nghệ thuật khó tránh khỏi định kiến và áp đặt. Là một họa sĩ đích thực Bùi Xuân Phái luôn khao khát được mở rộng, tự do trong sáng tạo. ông tin tưởng vào sự đổi mới và phát triển của nghệ thuật. Không bao giờ Bùi Xuân Phái chấp nhận việc hạ thấp nghệ thuật cho dễ hiểu tới số đông, trái lại ông đ̣i hỏi, mong muốn tŕnh độ thẩm mỹ của quần chúng sẽ dần đợc nâng cao.
Bùi Xuân Phái không bao giờ tự thỏa măn ḿnh trong nghệ thuật. Một bức tranh bán được, có được ít tiền vẫn làm ông băn khoăn. Ông vẫn muốn làm tốt hơn, vẽ đẹp hơn nữa. Ông thuơng người yêu nghệ thuật bỏ tiền mua tranh dù chính bản thân và gia đ́nh luôn túng thiếu. Sau những năm 1980 Bùi Xuân Phái là họa sĩ bán tranh được nhiều và ông cũng là người sớm băn khoăn về sự ảnh hưởng của thuơng mại đối với nghệ thuật. Với ông giá trị bức tranh không phụ thuộc vào đồng tiền và tin rằng nghệ thuật dài lâu cũng cần phải có thời gian dài lâu mới hiểu hết được.
77. Nên chú ư vấn đề tài năng của người nghệ sĩ. Rất có thể người kém tài năng mà có rèn luyện, tuơng đối có nghề nghiệp (khen có nghề nghiệp chưa phải là câu khen đáng kể.
Phân tích tài năng của một nghệ sĩ thật phức tạp, nó là vấn đề bẩm sinh, vấn đề rèn luyện. Nó ví như cái duyên đặc biệt của một cô gái đẹp.
78. Tôi cảm thấy nhà phê b́nh phải có một tŕnh độ hiểu biết rất lớn và một tâm hồn nhạy cảm. Ông ta có thể không biết vẽ nhưng rất biết xem tranh (như người biết ăn ngon nhưng không biết làm bếp) để làm người huớng dẫn đáng tin.
79. Nhà phê b́nh chân chính không v́ danh lợi mà làm việc, không để đồng tiền hoặc quyền thế sai khiến. Biết khám phá ra tài năng truớc những đồng nghiệp, nhà phê b́nh đó quả là những bậc thầy.
80. Đừng chấp những lời phê b́nh mang những ác ư bên trong. Một bức tranh dở được khen (?) cũng vô giá trị (về lời khen) như một bức tranh hay bị chê (về lời chê).

81. Đừng để ư đến lời phê b́nh v́ ngay từ đầu, phê b́nh dùng một phuơng tiện khác hẳn hội họa là ngôn ngữ chứ không phải là h́nh và màu.
82. Quần chúng nghệ thuật cũng có người có mắt thẩm mỹ vững vàng, cũng có người không. Do đó ta cần có nhiều suy nghĩ với những lời phê b́nh. Đừng vội vàng thấy có ngời khen đă khoái và cũng đừng vội vàng thấy có ngời chê đă bi. Lại c̣n phải cẩn thận trong những câu khen "xă giao" nữa chứ! Không nên hỏi người ta thấy tranh ḿnh thế nào. (Trừ trường hợp thân mật, nói thật không sợ mất ḷng).
83. Trong số họa sĩ ta, có ông vẽ cũng nhàng nhàng, kiểu học sinh trung cấp, nhưng lại hay đi vào những đề tài rất ghê. Ông này hễ ai chê tranh của ông th́ nguy với ông - ông ta nổi giận và chụp lên đầu ngời chê một vài cái mũ khá là nguy hiểm. Thành ra ông ta cứ tưởng bở v́ trước mặt ông th́ người ta khen ông và vắng mặt ông th́ người ta lại chê ông.
84. Đối với những kẻ phê b́nh láo kể cả những kẻ nịnh hót để kiếm chác chỉ nên giữ một sự lặng lẽ khinh bỉ. Những con người hiểu biết sâu sắc, nhạy cảm sẽ làm rơ vấn đề Những người chuyên viết về phê b́nh sẽ đánh giá nhau, họ sẽ hiểu rằng, kẻ ngu dốt bất tài, kiếm chác không thể kiếm ăn măi được.
85. Cái đẹp sau hết lại phụ thuộc vào những người "thưởng thức". Hỡi ôi ? những người thưởng thức lại không có tŕnh độ th́ thật tai hại cho nghệ thuật.
Nếu những người "thưởng thức cũng hiểu được sâu sắc cái đẹp th́ thúc đẩy được tài năng chân chính thực chất của nhà nghệ sĩ biết bao nhiêu !
86. Có những cặp mắt "cập bà lời" (comme n'a pas l'oeil) xem tranh tất nhiên họ không thể hiểu nổi cái đẹp. Buồn thay một con người tuyệt đẹp gặp phải một anh chàng cận thị không có kính. Nói tinh mắt về hội họa khác với tinh mắt về vệ sinh. Cũng như anh chàng mù chữ. dù mắt nh́n vẫn rơ. Anh chàng mù hội họa tất nhiên không chịu nổi những bức tranh khó hiểu.
87. Xem tranh là xem tác giả. Tác giả càng quen thuộc càng làm ta thích không phải v́ cái tên mà v́ phong cách vẽ.
88. Có những người xem tranh "không có ǵ" nên họ xem những tranh không có ǵ" lấy làm thú !
89. Không nên sợ sự đánh giá lẫn lộn, nếu bị ở trường hợp nhầm lẫn như thế th́ hăy tin ở ḿnh và ở tuơng lai. Chuyện đó là tại chưa có đại đa số những người hiểu biết sáng suốt mà lại bị ngược lại ! Những chuyện này ít có lắm v́ làm ǵ không có nổi một số ít công nhận là hay. Mà số ít này giá trị hiểu biết càng lớn bao nhiêu th́ mới đáng kể bấy nhiêu và cái số ít ấy sẽ cùng với thời gian nhân lên thành số nhiều.
90. Tôi nghĩ về nghệ thuật phải là vô tư, không nên v́ không ưa người ta mà không ưa nốt cả tranh, nếu tranh của người ta đẹp.
91. Khen, chê đều phải có nhiệt t́nh có thiện chí và cuối cùng cũng phải có tŕnh độ.Nếu không có tŕnh độ, dễ đem cái hiểu biết kém cỏi ra mà khen, chê th́ c̣n giá trị ǵ?
92. Người nghệ sĩ có những băn khoăn làm ra những cái được hoan nghênh hay làm những cái bị chê trách. Ai hoan nghênh ? Ai chê trách ? ở cái đó cần phải suy nghĩ. Đừng tưởng bở khi được hoan nghênh nhất thời ! Tuơng lai sẽ đào thải những kẻ cơ hội kiếm chác.
93. Ngời ta thích chơi tranh của người nổi danh, cái đó là đúng v́ có hay mới nổi danh, mới nhiều người chơi. Tuy vậy cũng nên dè chừng, có những cái tên chỉ nổi tiếng một thời rồi tắt dần, mờ dần cho đến lúc không ai nhắc đến nữa, không ai chơi nữa.
94. Quần chúng khi một cái thật mới ra đời th́ thường thấy chối. Nhưng khi cái mới ấy đă quen th́ lại rất thích.
Người nghệ sĩ sáng tác cho cuộc đời, không phải là chiều theo ư thích của quần chúng, nếu quần chúng càng ngày càng bắt đầu thích th́ mới đúng ư nguyện của anh ta, c̣n nhất thời có bị bỏ quên, chê trách th́ đó không hẳn đă đúng.
95. Người thế nào th́ thích tranh thế ấy (người trưởng giả th́ lại thích tranh trưởng giả. V́ vậy có những tranh làm cho kẻ này ưa, kẻ kia ghét. Đôi khi có những nghệ sĩ lớn buộc cuộc sống phải công nhận, bởi v́ dù sao người ta phải tỏ ra công bằng một chút! Người hiểu biết nghệ thuật nhiều thường là người phát hiện tài năng đem lại cho quần chúng một sự đánh giá công bằng.
96. Cuộc đời nghệ thuật chúng ta đă gặp nhiều vuớng mắc. Nhiều lúc thật bực ḿnh.
Xem một bức tranh tồi, khung đắt tiền treo vào một chỗ "quan trọng" trong triển lăm. Lại bán được giá cao nữa chứ!
Một anh bất tài bốc phét! Một anh bắt đầu "giàu sang" học đ̣i kiến thức, một anh tham lam keo bẩn, coi đồng tiền hơn cả danh dự! vv và vv... Bực ḿnh làm ǵ, có lẽ nên cười th́ hơn!
97. Trong nghệ thuật hội hoạ phân biệt được cái hay, cái dở, cái xấu thật là khó, nhất là đối với những khuynh huớng mới. Có lẽ con người xem tranh phải có một năng khiếu đặc biệt để cảm thấy chăng. Người ta thường chỉ có thói quen cũ để xem thôi, nên họ rất mù mịt với những cái mới.
98. Hỡi những người chơi tranh, xem tranh, người thưởng thức tranh, nếu quả các người chỉ v́ tiền, v́ a dua th́ các người không thể hiểu được bức tranh thật hay thật mới. Các người chỉ hiểu nổi những cái cũ kỹ nó đă quen với những rung cảm nó cũng cũ kỹ của các người thôi.
99. Đừng tham tiền mà bán rẻ những tranh chua vừa ư, tai hại, để những tranh dở th́ nó sẽ át đi mất những tranh hay. Nhưng than ôi! Làm sao đủ sống nếu "chẳng may" một gánh gia đ́nh đông đúc nặng trĩu trên vai ? Đôi khi ta cũng phải kiếm tiền, mà kiếm tiền thế nào để có thể tha thứ được"?
Cần có tiền. Cần có nghệ thuật. Phải đặt cái nọ lên cái kia? Hăy đặt nghệ thuật lên trên.
100. Chao ôi đáng thuơng thay những "bức tranh" dở mà người lại tha thiết chơi. Lỗi tại người vẽ hay lỗi tại người chơi?

101. Buồn thay những lời thú nhận của một anh bạn "Ḿnh kiếm ăn quen thành ra lúc đi vẽ không nh́n ra được cái đẹp và cứ khi vẽ lại nghĩ đến tiền. Để bán để vừa ḷng khách hàng. Thật khó mà vô tư cứ lúc vẽ lại băn khoăn rốt cuộc nề nếp kiếm ăn lại đẩy ḿnh vào lối vẽ để kiếm ăn, thành một thói quen, một lối vẽ tầm thường, cứ làm đi làm lại, không sao nhích tới mức nghệ thuật được". Kể ra anh bạn đă thấy nguy cơ của sự kiếm ăn bằng một thứ "nghệ thuật"! Tai hại biết chừng nào!
102. Con đường nghệ thuật là một con đường gian khổ. Thật đúng vậy nếu bạn muốn làm một nghệ sĩ chân chính.
Tôi thấy một số người mạo danh yêu nghề, yêu nghệ thuật nhưng thực chất là chạy theo đồng tiền. Trông anh ta và nhất là trông tranh của anh ta, ta thấy phảng phất những tờ giấy bạc ! Anh la chăm vẽ lắm nghĩa là anh ta chăm làm tiềnlắm. Ôi nh́n những anh đếm giấy bạc, một pho tượng vừa mới bán cho một xí nghiệp, một bức tranh lụa bán cho XUNHASABA * ! Nghệ thuật ! Mỉa mai thay ! Nếu nó chỉ khuất phục đồng tiền ! (1)
(1) Xuất nhập sách báo - một Công ty cùng với Souverners du Việt Nam duy nhất thời bấy giờ duợc Nhà nuớc cho phép bán tranh của hoạ si, chủ yếu là tranh lụa và son mài có tính chất luu niệm cho du khách.

103. Cùn ṃn ? Về già có 1 số nghệ sĩ cùn ṃn thật. Họ không thiết ǵ vẽ nữa. Vẽ đối với họ chỉ là để kiếm tiền một cách bất đắc dĩ !
104. Không phải v́ tiền mà chúng ta lao vào nghệ thuật. Nhưng nếu có tiền th́ dễ chịu biết bao khi chúng ta lao vào nghệ thuật. Mọi phuơng tiện tốt đều phải có tiền để tạo ra. Mà không có tiền th́ không có phuơng tiện ?
* Bùi Xuân Phái có vẽ một bức tranh vui: ông tự vẽ ḿnh dang ngồi g̣ lung vẽ tờ giấy bạc, bà vợ xách làn dứng ngoài cửa giục hoạ si: "Anh vẽ nhanh lên dể em lấy tiền di chợ kẻo muộn"

Buồn thay ! Có khi v́ cần làm việc (phải có tiền để làm việc) mà anh phải bán rẻ 1 cái tranh ! - Điều này có đáng trách không ? Thật là khó nói.
105. Nghệ thuật làm ra không phải mục đích để bán. Ai làm nghệ thuật với mục đích để bán th́ khó có thể có tác phẩm chân thành được, lại càng khó có thể là tuyệt tác được.
Không cần bán rồi về sau có người mua th́ cũng tốt thôi, v́ có tiền để mà tiếp tục vẽ, để có phuơng tiện đầy đủ hơn . Nhưng không nên nghĩ rằng vẽ để có nhiều tiền. Nguy hiểm biết mấy. Nghệ thuật càng cao càng khó bán được ngay. Do đó nếu có tiền tất nhiên phải vẽ với sở thích của người mua, người đặt. Như thế c̣n đâu là hoàn toàn của ḿnh, của sự toàn tâm toàn ư của ḿnh nữa ? Biết bao nhiêu tài năng thực chất độc đáo, phải bỏ một bên, để đưa ra một cái "tài" tiểu xảo, tầm thường giả tạo để đánh đổi lấy một chút tiền bảo đảm cho sinh kế ! Có đáng buồn không ?
(Làm nghệ thuật trong hoàn cảnh nhiều khó khăn kinh tế, con đông, tranh chưa bán được, t́nh yêu hội họa giúp Bùi Xuân Phái tự động viên bản thân để có nghị lực vượt qua mọi túng thiếu thường nhật. Ông tự khép ḿnh để được sống trung thực và được vẽ. Có màu vẽ màu- không có màu vẽ bút ch́, có toan vẽ toan-không có toan vẽ giấy. Thiếu giấy vẽ lên phong b́, bao diêm, vỏ thuốc, b́a sách... Vậy mà qua những trang nhật kư dường như ông không bao giờ than thở, trách móc hoặc đổ cho số phận. Có chăng chỉ trách ḿnh vẽ chưa đẹp, chưa nhiều như các bậc danh họa. Bùi Xuân Phái tự nhủ "Picasso vẽ được 25000 bức tranh ... c̣n ta làm được bao nhiêu ?"
Nếu Gauguin* đặt câu hỏi "Ta là ai? Ta từ đâu ra? Ta đi về đâu?" có tính triết học th́ Bùi Xuân Phái lấy câu của P. Cézanne* viết vào nhật kư của ḿnh "Đời không hiểu ta và ta không hiểu đời. Vậy cho nên, ta xin thu ḿnh nhỏ lại", nó là một triết lư nhân sinh hơn, đời thường hơn. Cách đặt vấn đề của Bùi Xuân Phái không đi quá xa cuộc sống. Từ một cuộc viếng thăm của người bạn, một lần xem tranh của đồng nghiệp, một lần bán tranh được ít tiền. Bùi Xuân Phái viết thành một vài nhận xét. Người đúng chỗ nào ? Ḿnh sai chỗ nào ? Và ngược lại. Những đúng sai này có phục vụ cho nghệ thuật không ?. Nhật kư của ông đểâ nhắc nhở, tự sửa ḿnh, nâng cao ḿnh từng ngày trong nghệ thuật.)


106. Nâng cao chất lượng nghệ thuật bằng cách : T́m xem những nhược điểm xa nay của ḿnh ra sao ? Cần tự nghiêm khắc với một sự hiểu biết sáng suốt, không tự dối ḿnh. Không hoang mang. Sửa chữa mà không làm thay đổi bản sắc, phong cách của ḿnh. Giữ ǵn và phát huy ưu điểm. Đi vào con đường có giá trị lâu dài. Xem lại những chặng đường đă qua, suy nghĩ về những cái hay - tại sao ? Và cả những cái kém - tại sao ?
107. Cứ mỗi cái Tết lại già đi một tuổi. C̣n chuyện tâm hồn ? Picasso có một câu nói lư thú : Phải thời lâu lắm mới trẻ được ?
Th́ giờ đi rơ thật nhanh.
Đă đi không thể có phanh nào ḱm
Vẽ đi kẻo tiếc con tim
Đập đi đập lại rồi im lúc nào.
108. Nghệ thuật đ̣i hỏi một kiên tŕ khá khắc khổ. Hăy làm được điều đó v́ là con đường để tiến lên.
Kiên tŕ mà vẽ cho hay
Vội vàng đi tới quen tay làm bừa.
109. Đối với tôi t́nh cảm trong lúc vẽ là quan trọng Nghề nghiệp là điều cần thiết nhưng không đáng coi là quan trọng, thí dụ có nghề vững mà không có nhiệt t́nh th́ vẫn là cái đáng chán !
Thoát được nghề mà vẽ vẫn hay ? Khó đấy.
Đáng buồn là vẽ y như một cái máy dù là một cái máy tinh xảo.
110. Say mê ve,ơ giữ lửa liên tục, nguội lạnh là chết. Vẽ là sống là thở. Ngày mai không giống ngày nay. Nghệ thuật không thay đổi tức là không c̣n sức sống nữa.
111. Vẽ tranh đừng vội hài ḷng sớm. Càng vẽ càng t́m thấy cái hay mới hơn hẳn những cái hay cũ, nhưng nhiều khi thất bại.
112. Tôi thích những chiếc toiles trắng tinh chưa vẽ. ồ nó đầy hy vọng. Nó hứa hẹn một cái ǵ.
113. Phải có nhiều tài năng. Những người có tài phải là một con số đông. Như thế những "lực lượng" tầm thường trong nghệ thuật mới không đủ sức để mà đẩy lùi cái hay được! Thật đáng tiếc khi cái hay khó phát triển.
114. à, nhà trường ? Nó cũng cần thiết thôi, là buớc đi ban đầu. Có điều nên quên đi những điều đă học ở nhà trường để bay cao hơn.
115. Sự khéo tay đi đến đâu ? Đi đến kiếm ăn giỏi ? Hay đi đến nghệ thuật cao? Hăy coi chừng. Hỡi ông bạn khéo tay ! ông c̣n luyện khéo tay đến mức nào nữa ? ông hăy c̣n thiếu tiền ?
116. Một đời người nghệ sĩ không lấy ǵ làm dài lắm, phần lớn không thọ lắm th́ phải. (Toulouse Lautrec*, Modigliani* ...). ở Việt Nam đời anh nghệ sĩ họa không dài, phần lớn th́ giờ anh ta phải làm th́ than ôi không lấy ǵ làm đáng kể. Nó không dính dáng ǵ đến công việc sáng tác tác phẩm. Phần đông họa sĩ Việt Nam không có nhiều tác phẩm để lại. (Tô Ngọc Vân* chẳng hạn)
Đó là một điều đáng buồn !
117. Tôi thấy th́ giờ đi nhanh nhất là trong những lúc say sưa vẽ. Lúc đó tôi muốn th́ giờ đi chậm lại, thật chậm để khỏi phải dừng vẽ.
118. Những hiện tượng lố lăng : Anh bất tài ngông nghênh hơn cả người có tài ! Những người rỗi răi thường cứ tưởng người nào cũng rỗi răi ! Những tay nói nhiều thường vẽ ít v́ th́ giờ c̣n dùng để nói. Có khi họ c̣n thiếu giờ để nói !
Nói hay mà để người nghe nhiều quá phát ngấy đă không được rồi. Huống chi lại nói dở mà bắt ngời ta nghe nhiều th́ có quả là làm tội người nghe không ?
119. Cứ căi nhau về cái đẹp th́ vô cùng thật ! Nhưng thời gian, thời gian sẽ công bằng với những cái đẹp chưa được công nhận.
120. Thật ra bao nhiêu suy nghĩ t́m ṭi, bao nhiêu thất bại, bao nhiêu cái đă qua mới có thể nhích lên được một tí. Một tí đă là đáng kể rồi. Trong sự nghiệp của một nghệ sĩ sự làm việc liên tục, sự ĺm ṭi liên tục mới đẩy anh ta lên được.
Một tác phẩm hội họa hay, không phải chỉ trông vào sự chịu khó, sự kiên tŕ ! Nó c̣n phải là kết quả của bao năm làm việc, bao năm qua với những kinh nghiệm quư báu, những hiểu biết sâu sắc về cuộc đời, những cái tóm lại là vốn sống, là tài năng là sự hiểu biết phong phú.

121. Nếu hội họa chỉ đơn thuần chủ yếu là khéo tay th́ những chú vụng tay nguy to. Nếu thế th́ vấn đề gia công sẽ phát triển và "họa sĩ" chỉ cần có luyện tay cho nhiều ! Thế nhưng, và cũng là may thay, bàn tay tuy cần nhưng chỉ là phuơng tiện cho khối óc và trái tim.
Thật thế, bàn tay chỉ là một dụng cụ tốt nhưng biết xử dụng như thế nào mới đáng kể. Nếu chỉ có chuyện thi chép, th́ khối ngời có tài thua điểm. Mấy ngài khéo tay tha hồ mà lên râu !
Tôi có nhớ một vài ông bạn ở cái thưở xa xôi, hồi c̣n đi học ở trờng Mỹ thuật, sao mà mấy ông ấy vẽ giỏi đến thế ? Thế mà rồi thời gian cho biết càng xa nhà trường th́ các ông ấy càng đuối dần, yếu dần. Thậm chí có ông gần như giải nghệ !
Nghệ thuật có phải chỉ cần đi học năm, mười năm là thành tài không ? Nó c̣n khó hơn thế nhiều, phải nh́n ra cái đẹp, phải rung cảm được cái đẹp th́ mới có huớng đi.
122. Làm nghề "phổ biến cái đẹp" mà vô tài th́ thật là tai hại. Như thế có khác ǵ phổ biến cái xấu ! Bi đát thay và đáng trách thay !
Lưu lại cái dở, cái xấu không khác ǵ những tên hại dân, hại nuớc lưu lại cái "tên tuổi,, xấu xa !
Hăy v́ tuơng lai đất nuớc v́ lợi ích cho con cháu, hăy làm những cái đẹp chân chính.
123. Theo tôi nghĩ, tài nào tranh nấy. Đừng lạm dụng tài năng nghĩa là chủ quan cho rằng ḿnh cũng có thể làm được như ai. Không hay đâu, sức có hạn. Con ễnh ương muốn to bằng con ḅ th́ kết quả là vỡ bụng mà thôi!
Tôi thấy một vài bạn trẻ có tham vọng là làm những cái "đáng kể" làm chef d'oeuvre ! làm tranh bố cục lớn, tranh thật to v.v. . . .Cái ư muốn, cái dám làm thật đáng khen nhưng kết quả không ra ǵ th́ cũng phải chịu trách nhiệm. Hăy làm với sức của ḿnh, đừng vội làm quá sức.
124. Cái ǵ là nghệ thuật ? Cái ǵ không là nghệ thuật ? Như Picasso đă từng hỏi. Và nhiều người bàn căi không biết mỏi. Tôi thấy cái đẹp thật khó cắt nghĩa. Thí dụ tôi bảo : tôi yêu cái đẹp "không đẹp" Tôi yêu nghệ thuật không "nghệ thuật"'thế th́ anh có thấy vớ vẩn không ? Và cả thơ nữa tôi thích thơ không ra thơ nhưng rất thơ. Và cái đẹp là cái tôi uớc mơ.
125. Theo tôi nghĩ, lời khuyên này rất đúng: "Không có tài không nên làm văn nghệ". Đúng quá ? Cái này nhà nghề với nhau không giấu nổi đâu, bất tài th́ rơ, rơ từ cái lặt vặt rơ đi.
126. Không phải tất cả đều là người am hiểu (connaisseur) nhưng những người này bênh vực những ngời có tài. Không th́ làm sao mà phân biệt được. Thế rồi quần chúng lâu ngày cũng nh́n ra. V́ thế nên uy tín của tài năng lớn là do đại đa số những người hiểu biết sáng suốt công nhận.
127. Có lúc nản ḷng, h́nh như tài năng bé nhỏ quá. Không, tài năng là chuyện lâu dài, là quá tŕnh làm việc cộng với một thiên bẩm.
128. Đôi khi ở cái tranh đẹp, phần tôn giá trị nó lên là cái chữ kư. Không phải chữ kư đẹp mà chính là cái tên, cái người đă vẽ ra bức đó.
129. Cái chán trong nghệ thuật là cứ phải xem đi xem lại măi (dù là hay) những cái đă ṃn, đă cũ rồi, cái đă gặp nhiều trong sách báo. H́nh như người vẽ cố tạo cho ḿnh bằng ông nọ ông kia chăng ?
130. Vẽ trúng ư thích cao độ của ḿnh không phải chuyện dễ.
131. Không lẫn những cái thoải mái có bề sâu với những cái dễ dăi hời hợt.
132. Nghệ thuật không đủ sức xao động nếu nó tầm thường và không có sự chân thành.
133. Muốn xem được tranh tất nhiên phải có năng khiếu thẩm mỹ và tất nhiên phải hiểu biết phong phú về hội họa và cuộc sống.
134. Những họa sĩ lớn làm việc nhiều vô kể. Không thể có một họa sĩ làm việc lơ mơ mà lại có tài năng lớn bao giờ cả.
135. Không phải cứ nhảy bừa vào làng thơ, làng họa là thành nhà thơ, nhà họa một cách dễ dàng đâu. Những con mắt tinh đời, sành sỏi, uyên bác sẽ đánh giá vị trí của anh ở chỗ nào.
136. Được lắm, anh cứ làm việc, cứ vẽ, cứ nghiên cứu rồi anh sẽ vẽ ra lắm điều mới mẻ, rồi anh sẽ hiểu người, hiểu ḿnh. Không hiểu ḿnh th́ dễ nhầm lẫn cái đẹp cái xấu.
137. Nếu quả bạn không làm được cái tranh nào hay cả th́ hỡi ơi bạn vẫn đủ thời giờ mà đi sang một con đường thích hợp hơn, tài năng hơn. Đừng bỏ phí cái tài bạn có mà cứ cố, cứ cố chạy theo một cái tài ḿnh không có, để rồi đi đến đâu ?
138. Khó tính là tốt. Nhưng nên khó tính như thế nào ? Cái kết quả khó tính của bạn có hay không ? Đừng khó tính như một ông già lẩm cẩm.
139. Thôi cứ đành là ḿnh với tất cả những cái "kém" của nó, như thế c̣n dám làm và trong số kém đó, ta hăy chọn lọc, rất bất ngờ ta đă làm được những cái đẹp, ngoài cả ư muốn nữa kia ?
140. Cái đẹp là đáng kể. Có cái sai lại đi vào huớng đẹp, cái sai ấy vẫn cứ đáng kể, nhưng không phải cái sai nào cũng đi vào huớng đẹp. Đó là điều ta cần nh́n thấy.

141. Cứ phải đọc phải xem, t́m hiểu nhiều các nghệ sĩ lớn Họ giúp ḿnh khiêm tốn và tiến lên.
142. Nghệ thuật là gồm nhiều yếu tố phong phú tạo nên. Một họa sĩ có tài, là trong đó nhiều mặt anh ta đă đủ phong phú. Phải rèn luyện nhiều mặt, để đủ sức sáng tác nổi những tác phẩm có giá trị. Nếu không anh chỉ làm nổi những cái lặt vặt nho nhỏ mà thôi .
143. Không khoe tài, khoe giỏi, khuếch khoác bịp bợm. Nhà nghệ sĩ chân chính phải chịu đựng những không may của cuộc sống, đôi khi chịu đựng những đau khổ do hoàn cảnh tạo nên.
144. Đáng buồn cho những đầu óc buôn bán, nó làm hỏng dần những cái quư giá trong nghề nghiệp.
145. T́m ṭi cái mới đó là điều đáng khuyến khích nhưng hỡi những con người thèm khát danh vọng kia, nếu quả anh thiếu khiêm tốn lại bất tài bất lực th́ cái chuyện t́m ṭi của anh chẳng đi đến đâu hết. Anh chỉ mất th́ giờ và để lại những cái bă vô ích.
146. Xem một cái tranh của một anh bất tài ẩn nấp duới những cái vỏ mới lạ của nuớc ngoài thật đáng chán.
147. Đúng là nên theo guơng những bậc vĩ nhân, theo guơng đây không có nghĩa là bắt chuớc giống hệt họ, mà bắt chuớc làm sao nổi ! Cần không kém ǵ các bậc vĩ nhân mà vẫn là ḿnh.
148. Trong nghệ thuật mỗi nghệ sĩ có cách riêng, phuơng pháp riêng để làm việc. Điều đáng chú ư là nhờ có cách riêng nên họ mới đạt được trong nghệ thuật.
149. Có những người "đ̣i hỏi" những cái "mới". Chao ôi, tưởng chừng như tốt biết bao nhiêu ? Nhưng thử xem những cái mới họ đ̣i hỏi như thế nào ? Chẳng qua lại chỉ là những cái cũ rích, những cái già cỗi thay đổi đi chút ít. Thay đổi chút ít đối với họ là mới đấy, thế mà cũng có nhiều người lại sợ cả cái thay đổi chút ít ấy nữa.
150. Do cái nh́n mà ra cả. Phải, v́ những cái nh́n cũ rích, làm sao mà tiếp thu nổi những cái hay mới mẻ: Tôi nhớ Fernand Léger* có khuyên không nên lui tới nhiều những bảo tàng cũ v́ sợ cái nh́n làm quen quá nhiều với những cái cũ và v́ như vậy nên cái mới khó vào. Biết bao cái mới lúc đầu bị chê bai chửi rủa, ấy thế mà chẳng bao lâu người ta lại ca ngợi hoan nghênh nó.
151. Picasso không bao giờ muốn dừng lại ở một chặng đường nào cả, ông ta thích những sự bắt đầu ở một con đường mới. Và v́ thế cho nên lúc nào ông ta cũng trẻ.
152. Làm nghệ thuật không thể hời hợt, cẩu thả nhưng cũng chẳng nên khô khan kỹ luỡng chán phèo. Thay đổi một thói quen không phải là một chuyện dễ. V́ vậy biết bao nhà nghệ sĩ của chúng ta cứ đứng yên tại chỗ hoặc dẫm chân tại chỗ. Không phải họ muốn thế mà thói quen đă ḱm họ lại.
153. Cứ phải hiểu biết nhiều, học nhiều, th́ hăy đi vào con đường nghệ thuật. Đó là một con đường gian khổ.
154. Vẽ nhiều tốt hay là không tốt ? Đó là một vấn đề. Phải vẽ như thế nào th́ vẽ nhiều mới tốt chứ, c̣n vẽ chẳng ra sao th́ vẽ nhiều chỉ phí th́ giờ, phí vật liệu mà vật liệu th́ phải tốn tiền mua.
155. Hôm nay xem soie tranh (lụa) của ông bạn tôi thấy ông ta vẽ kỹ quá, và như thế không thoát và không t́nh cảm. Tôi có khuyên ông ta nên nghiên cứu kỹ, thật kỹ, hết sức kỹ cũng như lấy tài liệu cho kỹ, càng kỹ càng tốt, nhưng lúc vẽ th́ hồn nhiên như chơi. Nhưng lời khuyên thật vô ích v́ ông ta làm để bán, và như thế dễ bán. Có thể ông ta nghe theo tôi th́ lại khó bán chăng? Chịu không thể "bảo" được những con người sinh ra không phải để đi vào nghệ thuật.
156. Và anh sẽ lười biết bao nếu chỉ biết con đường ṃn, con đường đă qua hàng bao thế kỷ. Những cái đó trong thời đại này chỉ có những ông già lẩm cẩm là muốn cho nó phục hồi ?
157. Nghệ thuật hội họa phải tổng hợp những cái hay, cái tốt. ở đây có vấn đề chất liệu, đồ dùng vv.. không thể chỉ trông vào tài năng. Tôi rất tiếc có những bức tranh đẹp bị thời gian làm hư hỏng dần. Nếu nhà nghệ sĩ thận trọng th́ đâu có những chuyện đáng tiếc đó.
158. Đừng thỏa măn cái say mê bằng cách dùng cả những cái "toiles" tồi, những cái "toiles" đáng lẽ không nên có, những loại sơn nghiền lấy vội vàng với những bột màu loại xấu và dầu lanh thiếu bảo đảm. Dù có được những bức tranh đẹp, nhưng rồi bạn sẽ khó chịu dần về những hư hỏng tai hại của nó.
159. Có những trường hợp quá thiếu thốn mà lại thiết tha nghệ thuật. Tôi nghĩ, hăy làm những cái không bị cái thiếu thốn hạn chế. Lúc này tôi thiếu sơn dầu vậy th́ tôi vẽ sơn dầu làm sao cho hay được! Tôi nghĩ đă đến lúc đừng chịu đựng những cái thiếu thốn trong công việc nghệ thuật.
160. Tại sao càng ngày càng thêm nhiều ngời thích tranh của Van Gogh* ? Phải thấy rằng Van Gogh cảm xúc rất mạnh trong lúc vẽ. Cái đẹp trong tranh Van Gogh chính là những cảm xúc chân thực của ông ta.

161. Có người nói xem tranh là xem con người vẽ chứ không phải xem cái tranh. Đúng vậy Người vẽ hay rất khác người vẽ không hay. V́ thế nên mới có chữ có tài hay không có tài. Tuy vậy cũng không phải cứ có tài là vẽ tranh nào cũng hay đâu, nhất là cái "ông" có tài ấy lại lười. Tôi thấy những cái hay đến là kết quả của những sự lao động dù là một thứ lao động trừu tượng.
Người vẽ hay thường là có một quá tŕnh lao động nghệ thuật đáng kể. Học tập, vẽ nhiều, với những người có năng khiếu, làm ǵ không làm được những cái tranh đẹp ?
162. Tôi là tôi với tất cả những cái kém và cái hay ? Nhiều khi chính những cái kém lại là những cái hay hoặc ngược lại !
163. Tôi không thích trong nghệ thuật nhưng chất tầm thường, những chất dễ dăi, những chất bịa vô duyên.
164. Hăy vứt đi không thuơng tiếc những cái "bă", những cái v́ tiền, những cái mà t́nh cảm thực của anh cứ vuơng vuớng.
165. Luôn luôn có tinh thần lao vào công việc. Vẽ đi, vẽ nhiều, vẽ nữa.
166. Cái chính không phải là tranh được bày, được đăng báo, hoặc bán được. Một cái tranh đẹp vẫn cứ có giá trị thật của nó dù nó không được bày, không được đăng báo hoặc không bán được.
Con người hiếu danh, hám lợi mà muốn thành một nghệ sĩ ? Chao ôi ?
167. Thường xuyên làm việc (vẽ). Vẽ để thấy ḿnh, thấy rơ ḿnh. Cái c̣n kém của ḿnh ở những chỗ nào ? Có thể làm hơn được không ? Sao không làm ? Khi vẽ không có hào hứng cần xem lại những phần chuẩn bị, nghiên cứu có được phong phú không ? Bức tranh c̣n những phần thiếu bề sâu, màu sắc chưa đạt... không thể khó tính hơn nữa ư ?
168. Bản nhạc hay mê hồn. Bức tranh hay cũng vậy. Không thể rung được mối thứ nghệ thuật chán phèo và chẳng gây một cảm giác quái ǵ.
169. Được, cứ để anh chàng ấy tuyên bố : "Vẽ là thở, vẽ là sống, hôm nay mà vẽ giống hôm qua th́ bẻ bút đi ! Một bức tranh là một lít máu ! vv và vv... "Tuyên bố suông hoặc quá đáng th́ chỉ làm tṛ cười. Đừng quan trọng hóa cái tôi nhiều thế. Quần chúng có phải cứ nghe anh tuyên bố lớn, mà "phục" anh đâu. Vấn đề tác phẩm mới là quan trọng .
170. Tất nhiên một nghệ sĩ có tài là chuyện phú bẩm. Nhưng rất cần rèn luyện để nâng cao tŕnh độ. Xem tranh của người thiếu tŕnh độ nó vẫn cứ thế nào ấy.
171. Tự do sáng tác đó là một sự cần thiết. Đó là vấn đề thành thực. Đó là vấn đề của nghệ thuật. Đó là vấn đề của tài năng.
Buồn cho những thứ tự do "vớ vẩn", bất tài lại thích trổ tài ? Theo tôi cứ để họ "sáng tạo" không rồi họ lại kêu lên là bị hạn chế !
Người xem tranh đ̣i hỏi họ vẽ cho hay, cho nghệ thuật. Đấy, nếu tự do sáng tác đẩy họ làm được thế, th́ chúng ta sẵn sàng hoan nghênh.
172. Cái háo hức, sôi nổi của tuổi trẻ thật là hay, nó đẩy vào những say mê sáng tác. Nó đem cho những nhà nghệ sĩ những ngọn lửa làm việc không biết mệt mỏi. Khi đă vẽ th́ không muốn ngừng nữa.
173. Nghệ thuật rất ghét sự bịp bợm dối trá . Nếu có thành công th́ cũng chỉ đạt tới một thứ nghệ thuật giả đánh lừa nhất thời được một số người nào đó. Hăy nghĩ tới tuơng lai, những tranh cho tuơng lai càng ngày càng sáng rơ và những kẻ kiếm chác cơ hội sẽ hết thời, kẻ vô tài sau này ai cũng thấy rơ. Lúc đó ai là đáng quư cũng sẽ rơ.
174. Hăy quư trọng nhân tài một cách thực sự. Đừng để họ khổ sở kéo dài, chính những con người này sẽ làm vẻ vang cho đất nuớc .
Không quư trọng nhân tài th́ sẽ không có nhân tài.
175. Theo đuổi cái đẹp không phải đơn thuần trong tranh mà c̣n phải luôn luôn trau dồi tư cách đạo đức của một con người nghệ sĩ chân chính.
176. Nếu cứ vẽ cho những người kém cỏi xem, chiều họ nữa th́ anh sẽ cứ kém cỏi măi.
177. Theo tôi không có một kỹ thuật nhất định nào trong hội họa. Nó có những đ̣i hỏi riêng của từng thể loại, của từng tác giả. Vả lại quan niệm nghệ thuật nào cũng cùng một mục đích đem được cái mới nhất của thời đại đóng góp vào vườn hoa nghệ thuật chung của thế giới.
178. Hăy vẽ cho đến nơi tức là vẽ cho đẹp
179. Luơng tâm nhà nghề không cho phép hài ḷng một cái ǵ chưa đẹp, hoặc xấu. Có khi chỉ v́ một lư do tầm thường mà phải đưa ra một cái tầm thường, lư do tầm thường đó nhiều khi chỉ v́ một sự nể nang, hoặc chỉ v́ đồng tiền !

* Ngày 22/12/1984 hoạ sĩ Bùi Xuân Phái mới được phép tổ chức 1 cuộc triển lăm cá nhân đầu tiên và cũng là duy nhất ( do Hội NSTHVN bảo trợ và tổ chức). Trong thời gian chuẩn bị cho triển lăm Bùi Xuân Phái đă tâm sự với bạn hữu: "Sự kiện này làm tôi vừa vui mừng, vừa lo sợ, tôi đă mất ngủ hàng đêm". Cuộc triển lăm có 108 bức (bột màu và sơn dầu) bán đợc 24 bức sơn dầu cỡ lớn, 8 bức bột màu (BTMTVN mua 4 bức sơn dầu, HMTVN mua 2 bức sơn dầu - Riêng buổi khai mạc, ông Jorland tuỳ viên văn hoá đại sứ quán Pháp tại Hà Nội mua 12 bức sơn dầu). Hàng năm đến ngày 22/12 gia đ́nh Bùi Xuân Phái lại mời bạn bè thân hữu đến nhà tổ chức tiệc rượu kỷ niệm sự kiện quan trọng đó. Tiếc rằng Bùi Xuân Phái chỉ mời bạn bè đến dự thêm được 3 lần, ông mất vào tháng 6 năm 1988.
180. Xem tranh th́ biết "cái nh́n" của tác giả. Người nghệ sĩ hay phải duy tŕ cái nh́n riêng của ḿnh. Đó là ḷng chân thành.

  2

c