TỦ SÁCH HẢI TRIỀU ÂM

 http://www.pgvn-haitrieuam.org

 KINH LUẬN DO H̉A THƯỢNG
THÍCH TỪ THÔNG BIÊN SOẠN


 | HOME | BÁT NHĂ | CHỨNG ĐẠO CA | DUY MA CẬT | DUY THỨC HỌC | ĐẠI BÁT NIẾT BÀN | NHƯ LAI VIÊN GIÁC | PHÁP HOA | THỦ LĂNG NGHIÊM |

 

 

 KINH

ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG NGHĨA

Phẩm 2 và 3

PHẨM THỨ HAI

 THUYẾT PHÁP

 

Sa môn Đàm Ma Dà Đà Da Xá
Người Thiên trúc đến Trung Quốc
Đời nhà Tề dịch kinh này từ Phạn văn ra Hán văn.

 

Hoà Thượng Thích Từ Thông dịch và giảng phẩm này  tại Tịnh Xá Ngọc Phương, mùa an cư kiết hạ năm 2004.

Lúc bấy giờ Đại Bồ tát Đại Trang Nghiêm và tám muôn Đại Bồ tát nói kệ tán dương Phật xong, đồng thanh bạch rằng:

Bạch Thế tôn ! Chúng tôi một tập thể tám vạn Bồ tát trong pháp hội này có điều muốn thưa hỏi, Như Lai có rũ ḷng từ dạy bảo cho chăng ?

Đức Phật bảo: Chư Thiện nam tử ! Rất tốt ! Rất tốt lắm ! Các vị Bồ tát cứ hỏi, cứ hỏi tự nhiên. Như Lai không c̣n bao lâu nữa sẽ nhập Niết bàn. Nhằm để cho sau Như Lai nhập Niết bàn, sạch hết các mối hoài nghi, chư Bồ tát các vị cứ hỏi, Như Lai sẽ nói hết !

Bấy giờ Đại Trang Nghiêm Bồ tát và tám vạn Đại Bồ tát đồng thanh bạch: Bạch Thế tôn ! Đại Bồ tát muốn mau thành Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác phải tu pháp môn chi ? Và pháp môn ǵ khiến cho Bồ tát mau thành tựu quả Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác ?

Phật bảo ! Này Chư Thiện nam tử ! Có một pháp môn, nếu Bồ tát học tu pháp môn đó th́ sẽ được mau thành tựu Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác.

Bạch Thế tôn ! Pháp môn đó danh tự là chi ? Nghĩa lư thế nào ? Và Bồ tát phải tu hành như thế nào?

Phật bảo: Thiện nam tử ! Pháp môn đó tên gọi là “VÔ LƯỢNG NGHĨA”. Muốn tu pháp môn “Vô Lượng Nghĩa” phải quán chiếu: “Tất cả các pháp từ xưa tới nay tánh tướng vắng lặng, không lớn, không nhỏ, không sanh, không diệt, không phải đứng yên, không phải chuyển động, chẳng tiến tới, chẳng thối lui, như hư không, không có cái thứ hai”.

Thế mà chúng sanh mê mờ chấp chược sai lầm: rằng đây, rằng kia, là được, là mất, rằng phải, rằng quấy, là tốt, là xấu…khởi niệm không lành, tạo ra nghiệp ác mà luân hồi măi trong lục thú, thọ lấy vô lượng kiếp khổ đau thương không thể tự ra. Đại Bồ tát xét như vậy rồi sanh ḷng thương xót, phát từ bi tâm muốn cứu vớt cho họ ra khỏi khổ độc luân hồi. Rồi Bồ tát đi sâu vào tất cả các pháp, quán sát thấy rơ bốn tướng chuyển biến, xuyên suốt theo một quá tŕnh:

            Tướng nó như vậy, nó SANH như vậy.

Tướng nó như vậy, nó TRỤ như vậy.

Tướng nó như vậy, nó DỊ như vậy.

Tướng nó như vậy, nó DIỆT như vậy.

Tướng nó như vậy,  nó sanh thiện pháp.

Tướng nó như vậy, nó sanh ác pháp…cho đến tướng nó như vậy, nó diệt ác pháp. Tướng  nó như vậy, nó diệt thiện pháp.

Bồ tát thấy rơ tất cả pháp là: NHƯ VẬY. Rồi Bồ tát tiếp tục quán niệm tư duy rằng: Tất cả pháp từng niệm không dừng, từng sát na sanh diệt. Lại quán niệm: Trong một niệm vừa Sanh, vừa Trụ, vừa Dị, vừa Diệt. Quán niệm như vậy, rồi đi sâu vào quán sát các căn tánh, dục tánh cũng vô lượng. V́ căn tánh dục tánh của chúng sanh vô lượng cho nên thuyết pháp vô lượng. Thuyết pháp vô lượng cho nên Nghĩa Vô Lượng. VÔ LƯỢNG NGHĨA từ một mà ra. Một tức là VÔ TƯỚNG. Cái Vô Tướng bỏ đi. Bỏ cái Vô Tướng. Đấy chính là Thật Tướng.

 Đại Bồ tát an trú Thật Tướng Chơn Như ấy rồi phát tâm từ bi trong sáng b́nh đẳng không sai lầm đối với tất cả chúng sanh và có thể cứu vớt chúng sanh ra khỏi con đường khổ ải rồi v́ họ thuyết pháp khiến cho họ được thanh thoát an vui.

 Thiện nam tử ! Đại Bồ tát nếu có thể tu pháp môn Vô Lượng Nghĩa như thế, chắc chắn được mau thành Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác.

 Này Thiện nam tử ! Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa sâu xa như thế ấy, kinh văn, nghĩa lư chơn thực, chánh xác cao quư không kinh nào hơn. Ba đời chư Phật đều bảo hộ giữ ǵn không một ác ma quần đạo nào xuyên tạc được, không kẻ tà kiến sanh tử nào làm bại hoại được kinh này. Thế cho nên Đại Bồ tát các ông muốn mau thành Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác th́ nên tu học kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa thậm thâm này.

 Bấy giờ Đại Trang Nghiêm Bồ tát thưa tiếp: Bạch Thế tôn ! Pháp mà Thế tôn nói bất khả tư ngh́; căn tánh, dục tánh bất khả tư ngh́; pháp môn giải thoát cũng bất khả tư ngh́, bọn chúng tôi đối với pháp Phật đă nói không c̣n nghi ngờ khó hiểu nữa. Thế mà c̣n những chúng sanh, sanh tâm mê mờ lầm lạc cho nên c̣n phải nêu ra câu này, ư nọ để hỏi kỹ lại trước Thế tôn.

 Bạch Thế Tôn ! Kể từ Như Lai đắc đạo đến nay hơn bốn mươi năm, thường v́ chúng sanh diễn nói ư nghĩa bốn tướng của các pháp. Đó là nghĩa khổ, không, vô thường, vô ngă; nghĩa không lớn, không nhỏ, không sanh, không diệt; tướng một, tướng không, tánh pháp, tướng pháp xưa nay vắng lặng không đến không đi, không xuất hiện, không ẩn mất, nếu ai nghe họ sẽ được đạo quả: Noăn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất pháp; hoặc Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán quả. Rồi phát tâm Bồ đề tiến lên đệ nhất địa, đệ nhị địa, đệ tam địa cho đến đệ thập địa…Những thời gian qua, Như Lai đă thuyết pháp dạy vẽ những nghĩa như vậy cùng với Pháp Phật đang dạy hôm nay có sai khác ǵ chăng, mà Như Lai nói rằng Bồ tát tu hành kinh Đại thừa Vô Lượng Nghĩa này là thậm thâm vi diệu, là mau được thành tựu đạo quả Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác ? Sự việc đó thế nào, cúi mong Thế tôn rũ ḷng tri mẫn, thương tất cả, v́ tất cả chúng sanh mà phân biệt giải bày, khiến cho chúng sanh hiện tại, tương lai, ai nghe được pháp ḷng họ không c̣n vương vấn mối nghi !

 Bấy giờ đức Phật bảo Đại Trang Nghiêm Bồ tát: Lành thay ! Tốt thay ! Ông là Đại Thiện nam tử ! Mới có thể hỏi Như Lai ư nghĩa Đại thừa vi diệu thậm thâm vô thượng như vậy. Nên biết, ông là người đem lại lợi ích an lạc cho người và trời, nhổ gốc khổ cho chúng sanh, là người đại từ bi chơn chánh, có đức tin thực tiển không mơ hồ, do nhân duyên này chắc chắn ông mau được thành Vô thượng Bồ đề và cũng giúp cho chúng sanh đời sau cũng được Vô thượng Bồ đề như ông vậy.

 Này Thiện nam tử ! Từ lúc ta ngồi tĩnh tọa tư duy trên bồ đoàn dưới cội Bồ đề, sáu năm đằng đẳng ấy, rồi ta đắc quả A nậu đa la tam muội tam Bồ đề. Lấy Phật nhăn, ta nh́n tất cả các pháp, th́ ra các pháp không thể diễn đạt nói phô. V́ sao vậy ? V́ chúng sanh căn tánh, dục tánh không giống nhau. V́ căn tánh, dục tánh chúng sanh không giống nhau cho nên hơn bốn mươi năm thuyết bao nhiêu là pháp, chỉ là sức phương tiện vận dụng mà ta thuyết vậy thôi, chứ ta chưa nói hết những điều chơn thực mà lẽ ra ta phải nói ! V́ vậy, đạo quả của chúng sanh chứng được có thứ bậc thấp cao sai khác mà không thành được đạo quả Vô thượng Bồ đề.

 Này Thiện nam tử ! Pháp ví như nước, công năng rửa sạch bẩn dơ. Nước giếng, nước ao, nước sông, nước hồ, nước khe, nước suối cho đến nước đại dương đều một công năng rửa sạch bẩn dơ. Nước pháp cũng vậy, công năng rửa sạch mọi phiền năo dơ bẩn cho chúng sanh. Thiện nam tử ! Tánh nước là một. Sông ng̣i, khe, suối, ao, hồ biển cả…mỗi mỗi khác nhau. Tánh pháp cũng vậy, rửa sạch tẩy trừ trần lao sạch sẽ không sai khác mà pháp th́ không phải một: Tam thừa, tứ quả, nhị đế v. v..

 Thiện nam tử ! Nước đều để rửa, mà nước giếng không phải ao, nước ao không phải sông, sông không phải nước biển. Như Lai Thế tôn đối pháp tự tại, thuyết diễn các pháp cũng lại như vậy. Thoạt lúc ban đầu, lúc giữa, lúc sau đều một công năng rửa sạch phiền năo cấu uế của chúng sanh, mà ban đầu không phải giữa, giữa không phải sau. Ban đầu, giữa, sau, văn từ dù một, mà nghĩa, danh không giống !

Thiện nam tử ! Ta rời cội Bồ đề đến nơi vườn Lộc giả trong thành Ba la nại, v́ nhóm A Nhă Câu Lân v. v…năm người, lúc ta chuyển pháp luân tứ đế, cũng thuyết các pháp xưa nay trống rỗng, vắng lặng thay đổi điêu tàn không ổn định, đứng yên, niệm niệm sanh diệt, một điểm trung gian không có. Cũng khoảng thời gian ấy, ta v́ các Tỳ kheo và các Bồ tát chúng rày đây mai đó, thành này, xứ nọ ta diễn thuyết, pháp thập nhị nhân duyên, lục ba la mật, cũng nói các pháp xưa nay trống rỗng, lặng lẽ, thay đổi, điêu tàn, niệm niệm sanh diệt không sát na dừng trụ. Nay, ở nơi đây thuyết Đại thừa Vô Lượng Nghĩa kinh. Cũng nói các pháp xưa nay trống rỗng, lặng lẽ thay đổi, điêu tàn, niệm niệm sanh diệt không sát na dừng trụ.

 Thiện nam tử ! Suốt quá tŕnh thuyết pháp của Như Lai: Ban đầu, khoảng giữa và hiện nay, văn từ một mà nghĩa thú có khác. V́ nghĩa thú khác cho nên chúng sanh nhận hiểu khác, v́ chỗ nhận hiểu khác cho nên đắc pháp, đắc quả, đắc đạo cũng khác.

 Thiện nam tử ! Ban đầu Như Lai v́ những người cầu Thanh văn, thuyết tứ đế pháp có tám ức chư thiên đến nghe pháp mà phát tâm Bồ đề. Khoảng giữa ta du hành khắp nơi đây đó, diễn thuyết pháp thập nhị nhân duyên sâu sắc hơn cho những người cầu quả Bích Chi Phật mà vô lượng chúng sanh phát tâm Bồ đề hoặc đứng vững địa vị Thanh văn. Kế đến thuyết Phương đẳng thập nhị bộ kinh, Ma ha bát nhă, Hoa Nghiêm hải không, tuyên thuyết Bồ tát lịch kiếp tu hành mà trăm ngàn Tỳ kheo, muôn ức trời người, vô lượng chúng sanh được quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán, an trụ trong pháp “nhơn duyên” thành Bích Chi Phật.

 Thiện nam tử ! Do nghĩa đó mà biết rằng thuyết đồng mà nghĩa sai khác, v́ sai khác chúng sanh hiểu cũng sai khác, hiểu sai khác nên đắc pháp, đắc quả, đắc đạo cũng sai khác. Thiện nam tử ! Từ khi đắc đạo bắt đầu thuyết tháp cho đến ngày nay nói kinh Đại thừa Vô Lượng Nghĩa này, ta từng không nói: “khổ, không, vô thường, vô ngă; phi chơn, phi giả, phi đại, phi tiểu, bổn lai bất sanh kim, diệc bất diệt; nhất tướng vô tướng; pháp tướng, pháp tánh, bất lai bất khứ”. Thế mà chúng sanh loanh quanh trong tứ tướng vin chấp không thể tự buông.

 Thiện nam tử ! Do nghĩa đó, biết rằng Chư Phật Như Lai không có hai lời ! Chư Như Lai có khả năng sử dụng một âm mà phổ ứng các thanh; dùng một thân mà giả hiện trăm ngàn muôn ức na do tha hằng hà sa thân. Trong mỗi mỗi thân lại giả hiện bao nhiêu là trăm ngàn muôn ức na do tha, a tăng kỳ, hằng hà sa các chủng loại h́nh. Trong mỗi mỗi h́nh lại giả hiện bao nhiêu là trăm muôn ức na do tha a tăng kỳ hằng hà sa h́nh. Thiện nam tử ! Thế có nghĩa là cảnh giới chư Phật bất khả tư ngh́ sâu xa huyền diệu không phải cảnh giới mà hàng Nhị thừa và hàng thập trụ Bồ tát có thể nhận biết, chỉ có Phật với Phật mới biết cùng tột với nhau thôi !

 Thiện nam tử ! Chính v́ thế, cho nên ta nói kinh Đại thừa Vô Lượng Nghĩa này mầu nhiệm sâu xa, văn tự nghĩa lư chơn thực và chính xác không c̣n kinh điển nào hơn. Ba đời chư Phật cùng chung thủ hộ không một bầy ma hay bọn ngoại đạo nào có thể phê phán dèm pha, không một chúng sanh tà kiến sanh tử nào có thể làm bại hoại được. Đại Bồ tát các ông nếu muốn mau thành Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác hăy tu học kinh Đại thừa Vô Lượng Nghĩa thâm thúy vi diệu này.

 Phật nói những nghĩa dị đồng, đồng dị trong quá tŕnh hơn bốn mươi năm thuyết pháp của Phật bấy giờ tam thiên đại thiên thế giới lục chủng chấn động. Hư không tự nhiên tuông mưa các thứ hoa như: sen trắng, sen xanh, sen hồng…Mưa các thứ hương trời, y trời, chuỗi ngọc trời vô giá từ trên không gian uyển chuyển rơi xuống cúng dường Phật, Bồ tát và Thanh văn đại chúng. Bếp trời, chén bát trời, hương vị thức ăn trời dồi dào đầy ắp tràng phan, bảo cái trời, nhạc cụ, nhạc công sẵn bày đầy đủ diễn tấu, ca ngâm tán dương đức Phật. Rồi cơi Phật ở phương Đông, phương Tây,… mười phương cũng đều có sự cúng dường tán dương công đức Phật như vậy.

 Lúc bấy giờ trong hàng đại chúng có một vạn hai ngàn Đại Bồ tát được vô lượng nghĩa tam muội, một vạn bốn ngàn Đại Bồ tát được vô lượng vô số đà la ni môn có khả năng truyền bá pháp luân bất thối của tất cả ba đời chư Phật. Các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, thiên long, dạ xoa, Bàn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la dà, Đại chuyển luân vương, Tiểu chuyển luân vương, Kim, ngân, đồng, thiết, luân vương. Quốc vương, vương tử, thần dân, sĩ tử, trưởng giả, các quyến thuộc, những thành phần có mặt, nghe Phật thuyết kinh Vô Lượng nghĩa này, có người đắc pháp noăn, người đắc pháp đảnh, pháp nhẫn, pháp thế đệ nhất. Có người đắc quả Tu đà hoàn, có người đắc quả Tư đà hàm, A na hàm, A la hán, có người đắc Bích Chi phật quả. C̣n có đắc ưu việt hơn, đắc Bồ tát Vô sanh nhẫn vị. Lại có Bồ tát đắc một đà la ni, có vị đắc hai, có vị đắc ba,…, bốn…đến mười đà la ni…Có vị đắc trăm muôn ức đà la ni và hằng hà sa a tăng kỳ đà la ni….Những vị như vậy, đều có khả năng tùy thuận chuyển pháp luân bất thối trong vô lượng chúng sanh. Nay trong pháp hội này, vô lượng chúng sanh phát tâm A nậu đa la tam muội tam bồ đề (Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác).

 TRỰC CHỈ

 Nói về thừa, kinh điển giáo lư của Phật có thể phân chia để nói:

  • Ngũ thừa

  • Tam thừa

  • Nhất thừa

   v     Ngũ thừa gồm: Nhơn, Thiên, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát. Nhơn, Thiên, hai thừa này gọi là “ngoại phàm” chưa được kết nạp vào hàng Thánh vị.

 v     Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm là hạng người “Dự lưu”, “Nhất lai”, “Bất hoàn”, được gọi là “nội phàm”, hạng đối tượng dự bị kết nạp vào Thánh vị.

   v     A la hán quả được chánh thức kết nạp vào hàng thánh, trong tứ thánh; ra khỏi tam giới, vượt ngơài sanh tử bắt đầu từ địa vị này. Người tu tập thừa này, đối tượng giáo lư của họ hành tŕ là Tứ diệu đế. Tứ đế hay Tứ diệu đế là giáo lư cơ bản, là nền móng kiên cố nhất để xây dựng các thừa ṿi vọi trên không…! Vậy mà thừa này chỉ được gọi là “Tiểu thừa”.

         v     Duyên giác thừa, cũng gọi là Trung thừa. Giáo lư đối tượng tu học của hạng người này là giáo lư của cấp trung học. Họ học về chân lư “Duyên sanh cơ bản” chỉ rơ ra rằng kiếp sống con người thực ra không có ǵ đáng sợ hăi, lo âu, đau khổ, và sợ hăi lo âu vốn tại con người. Giáo lư duyên sanh cơ bản, đức Phật chỉ nêu mười hai chi đủ chỉ rơ sự cấu tạo h́nh thành “hoặc”, “nghiệp”, “khổ” của một đời người, đó là: Vô minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sanh, Lăo, Tử…ưu bi khổ năo. Nhận thức được chân lư: Thập nhị nhân duyên…Quả chứng của họ là: Bích Chi Phật. Địa vị chứng đắc này, gọi là “Trung thừa” Phật giáo. Tiểu thừa và Trung thừa, hai thừa này kinh điển Phật thường gọi môt từ chung là Nhị thừa.

         v     Đại thừa là thừa của hạng người căn cơ lớn, chủng tánh lớn tức là hàng Bồ tát. Pháp đối tượng của Bồ tát tu hành là “Lục ba la mật” cũng gọi là “lục độ”. Tu năm độ trước gọi là tu phước. Tu độ thứ sáu “Bát nhă ba la mật” là tu tuệ. Tu lục ba la mật viên măn th́ Bồ đề, Niết bàn tự hiện. Bởi v́ Bồ đề Niết bàn là tánh thanh tịnh vốn có của pháp giới, của bản thể chơn như, của vô vi thanh tịnh…

         v     “Đại thừa Vô Lượng Nghĩa kinh”, thuộc hệ tư tưởng Đại thừa. Trong kinh đức phật chỉ dạy pháp môn tư duy chơn lư tôn vô quá thượng “tuyệt tướng, ly ngôn”.  THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG, VÔ TƯỚNG BẤT TƯỚNG, thậm thâm vi diệu cho nên ngôn từ phong phú đến đâu cũng không diễn đạt cạn cùng nghĩa lư. Chỉ có một đường duy nhất cho Bồ tát đạt đến là thường quán niệm tư duy: “THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG” đối với hiện tượng hữu vi vạn pháp, th́ sẽ mau thành tựu quả Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác.

   v     Chư pháp tùng bản lai

Thường tự tịch diệt tướng.

Hiện tượng vạn pháp “duyên sanh”, từ một thể vắng lặng trong sáng.  Đă là “duyên sanh” th́ sanh không thật sanh. Sanh đă không thật th́ diệt cũng không thật diệt.  Sự sanh diệt của hiện tượng vạn pháp, người đạo sĩ phải thường tư duy quán chiếu như sự sanh diệt của hoa đốm trong hư không. Thế cho nên, vấn đề tiến thối động tĩnh, qua lại, trước sau, sanh diệt, chỉ là chuyện trong mộng của con người mộng.

   v     Phật đắc đạo Bồ đề rồi, nh́n hiện tượng vạn pháp qua “thiên nhăn”, qua “pháp nhăn”, qua “tuệ nhăn” và cuối cùng qua “Phật nhăn”, Như Lai thấy tánh tướng vạn pháp rỗng rang vắng lặng “tuyệt tướng ly ngôn”. Hơn bốn mươi năm thuyết pháp cho đến ngày này chỉ là sự vận dụng phương tiện của Như Lai. Dù vậy, lời lẽ ban đầu cùng lời lẽ hôm nay ở kinh Đại thừa Vô Lượng Nghĩa này đều nhằm một mục đích mở đường chỉ lối đưa chúng sanh đến thành đô Niết bàn, Bồ đề Vô thượng.

   v     Từ thời thuyết pháp đầu tiên ở Lộc giả uyển, Như lai nói: Vô ngă, vô thường, bất tịnh, khổ…Rồi Như Lai dạy: Thập nhị nhơn duyên kết cấu tạo thành chuỗi dài sanh tử ưu bi khổ năo của kiếp con người. Giờ đây Như Lai chỉ bày “Thật tướng vô tướng, Thường, Lạc, Ngă, Tịnh của quả Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác cho các Đại Bồ tát trong hội này, mục đích chỉ là một mà ngữ ngôn văn tự v́ đáp ứng chủng tánh căn cơ nên có khác. Nước khe, nước suối, nước rạch, nước sông, nước biển tên nước không đồng mà công năng rửa sạch bụi nhơ.

   v     Như Lai sử dụng một âm thanh, tùy chủng loại được lợi ích khác nhau. Như Lai sử dụng một thân mà phổ hiện hằng hà sa thân…Đây là cảnh giới của “Như Lai”, cảnh giới bên mặt “Lư pháp giới”, bên mặt “Vô vi”, bên mặt “b́nh đẳng”, bên mặt “bản thể chơn như”…Người đệ tử Phật cần phải tư duy, quán chiếu sâu sắc, thường ở trong chánh niệm, chánh định mới đi sâu vào cảnh giới “bất tư ngh́” này !  ./.

 ***************

Top

PHẨM THỨ BA

 MƯỜI ĐIỀU CÔNG ĐỨC

Lúc bấy giờ Ngài Đại Trang Nghiêm Bồ tát Ma Ha Tát thưa: Bạch Thế Tôn ! Thế Tôn nói kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa, giáo lư nhiệm mầu, thâm sâu vô thượng, thật là thâm sâu vô thượng !

V́ sao ? Bởi v́ trong pháp hội, chư vị Bồ tát và Đại Bồ tát cùng các tứ chúng, Quốc vương, Vương tử, Đại thần, thứ dân, hết thảy chúng sanh nghe kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa thậm thâm vô thượng này đều được ba pháp Đà La Ni môn, chứng đắc tứ quả và nhiều người phát tâm Bồ đề.  V́ thế nên biết kinh này văn nghĩa chơn chánh tôn quư, không pháp nào hơn, chư Phật ba đời đều bảo hộ giữ ǵn. Không một ác ma quần đạo nào xuyên tạc, không kẻ tà kiến sanh tử nào làm bại hoại được kinh này. V́ sao ? V́ kinh này chỉ cần nghe một pháp nhưng lại có khả năng thâu nhiếp tất cả các pháp. Cho nên có chúng sanh nào nghe được kinh này đều có lợi ích lớn. V́ sao ? Bởi lẽ người y theo pháp môn này tu hành, thảy đều được mau thành Vô thượng Bồ đề, chúng sanh nào chưa từng được nghe kinh này phải biết những người này mất đi lợi ích lớn, trải qua nhiều A tăng kỳ kiếp, vô lượng vô biên kiếp cũng không chứng được đạo Vô thượng Bồ đề. V́ sao ? V́ hạng người này họ không biết được con đường rộng lớn ngay thẳng của Bồ đề, họ đi theo con đường trắc trở, quanh co, họ sẽ gặp nhiều chướng nạn bởi tu học theo những kinh điển giáo lư chưa trọn, ư thú chưa tận cùng.

Bạch Thế Tôn ! Bồ tát Đại Trang Nghiêm thưa: Kinh này thật khó nghĩ bàn, cúi xin Thế Tôn rũ ḷng thương xót v́ tất cả chúng sanh chỉ bày diễn nói nghĩa sâu thẳm mầu nhiệm của kinh này !

Bạch Thế Tôn ! Kinh này từ đâu đến ? Đi, sẽ đi đâu ? Trụ, trụ ở chỗ nào ?

Tại sao kinh này lại có công đức, năng lực không thể nghĩ bàn, lại có khả năng giúp cho chúng sanh mau thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nữa ?

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Đại Trang Nghiêm Bồ tát: Hay lắm ! Tốt lắm ! Đúng vậy. Thiện nam tử ! Như Lai nói kinh này nghĩa lư thẩm sâu vi diệu khó nghĩ lường. V́ sao ? V́ kinh này có khả năng giúp cho chúng sanh mau thành tựu Bồ đề vô thượng. V́ người chủng tánh Đại thừa chỉ cần nghe một pháp trong kinh này mà có thể tóm thu dung nhiếp hết thảy các pháp thiền định tam muội khác. Thế cho nên kinh này đối với chúng sanh đem lại cho họ lợi ích hết sức lớn lao. Ví như đi trên con đường rộng lớn, thẳng tắp th́ sẽ không gặp sự hiểm nguy bất trắc.

Thiện nam tử ! Ông hỏi kinh này từ đâu đến ? Đi sẽ tới đâu ? Trụ ở điểm nào ? Vậy ông hăy lắng nghe !

Này Đại Trang Nghiêm ! Kinh này đến từ trong nhà của chư Phật. Đi tới tâm Bồ đề mà tất cả chúng sanh phát khởi.Và trụ ở chỗ trụ của các Đại Bồ tát. Kinh này chỗ phát xuất là như vậy; hướng đi là như vậy và chỗ dừng trụ là như vậy, thế cho nên kinh này có năng lực, không thể nghĩ bàn, một công đức lớn lao vô thượng, giúp cho chúng sanh mau thành Vô thượng Bồ đề.

Thiện nam tử ! Ông có muốn nghe mười thứ công đức không thể nghĩ bàn của kinh này đầy đủ hơn không ?

Bạch Thế Tôn ! Con rất muốn nghe. Đại Trang Nghiêm Bồ tát thưa.

Phật bảo: Thiện nam tử ! Sau đây là mười thứ công đức của kinh này:

Một, Kinh này giúp cho Bồ tát chưa phát tâm, vui thích phát tâm Bồ đề; người không có ḷng nhơn từ, dấy khởi ḷng nhơn từ; người ham giết hại dấy khởi ḷng thương rộng lớn; người hay ghen ghét dấy khởi tâm tùy hỉ; người tham ái chấp mắc, dấy khởi tâm cởi mở buông bỏ; người tham lam keo lận dấy khởi ḷng bố thí; người nhiều kiêu mạn dấy khởi tâm tŕ giới; người giận dữ nhiều, dấy khởi tâm nhẫn nhục; người giải đải nhiều, dấy khởi tâm tinh tấn; người tán loạn nhiều, dấy khởi tâm thiền định; người ngu si nhiều dấy khởi tâm trí tuệ; người chưa khởi niệm độ tha, dấy khởi niệm độ tha; người hay làm thập ác nghiệp, dấy khởi ḷng ham thập thiện nghiệp; người ham ưa hữu vi pháp, dấy khởi tâm ái mộ trân quí vô vi; người có ư thoái thoát đạo tâm, dấy khởi tâm bất thoái; người thích làm việc hữu lậu dấy khởi tâm hướng về vô lậu; người bị nhiều phiền năo, dấy khởi tâm trừ diệt.

Thiện nam tử ! Đấy gọi là công đức năng lực không thể nghĩ bàn thứ nhất của kinh này.

Hai, Nếu có chúng sanh hoặc được đọc tụng kinh này một lần hoặc được nghe một bài kệ thậm chí chừng một câu mà có thể quán triệt thông hiểu trăm ngàn vạn ức nghĩa lư sâu xa của các kinh khác mà người thọ tŕ kinh pháp b́nh thường khác trăi vô lượng kiếp cũng không thể diễn nói. V́ sao vậy ? V́ kinh này nghĩa lư vô lượng.

Này Thiện nam tử ! Kinh này ví như một trái dưa giống. Từ một trái dưa giống sinh ra cả ngàn dây dưa, từ những dây dưa sinh ra cả vạn trái, từ vạn trái lại sanh ra vô vàn vạn trái nữa, lần lượt sanh ra số dưa vô lượng không thể nào tính đếm được. Kinh này cũng như vậy. Từ một pháp sanh ra vô ngàn nghĩa, trong mỗi mỗi nghĩa lại sanh trăm vạn ngàn nghĩa nữa, lần lượt thêm nhiều ra măi, nghĩa lư trở thành vô biên vô lượng.  V́ thế kinh này có cái tên VÔ LƯỢNG NGHĨA.   

  Thiện nam tử ! Sự nhiệm mầu kỳ đặc thế ấy, đó là năng lực công đức không thể nghĩ  bàn thứ hai của kinh này.

Ba, Nếu có người đọc tụng kinh này một lần hoặc nghe một bài kệ thậm chí một câu. Người này thông hiểu trăm ngàn muôn ức nghĩa lư qua các kinh khác. Người này dù có phiền năo mà như không có. Người này dù vào sanh ra tử mà không có tưởng sợ hăi; đối với tất cả pháp, tưởng ḿnh là một lực sĩ dũng mănh khang kiện sẵn sàng gánh vác trọng trách nặng nhọc. Người thọ tŕ kinh này cũng như vậy, có năng lực gánh vác trọng nhiệm Vô thượng Bồ đề, dẫn dắt chúng sanh ra khỏi đường sanh tử ưu bi. Người này dù chưa độ ḿnh qua bến bờ kia mà có thể độ người, như chủ thuyền của một chiếc đ̣ ngang, tuổi nhỏ sức yếu, thân thể bất an đang ở bên này bờ, nhưng lại có thuyền tốt, có tâm tế độ người, sắm sửa công cụ bảo hộ an toàn, chở đưa người qua bến bờ kia: Người thọ tŕ kinh này cũng như vậy, dù thân non trẻ yếu đuối c̣n ở trong ngũ đạo, c̣n phải chịu trăm lẻ tám bệnh bao vây ràng buộc, dù ở trong vô minh lăo tử bờ bên này mà có con thuyền Đại thừa Vô Lượng Nghĩa kinh bền chắc th́ có khả năng độ khổ chúng sanh. Chúng sanh theo lời kinh dạy mà tu hành th́ quyết được chở vượt qua sông sanh tử. Thiện nam tử ! Đấy gọi là công đức không thể nghĩ bàn thứ ba.

Bốn, Công đức không thể nghĩ bàn thứ tư của kinh này là: nếu ai được nghe kinh này một lần hoặc một bài kệ thậm chí một câu, người này có ư chí kiên cường vững chăi, dù độ ḿnh chưa hoàn thiện mà có khả năng độ người, người này cùng chư Bồ tát trở thành quyến thuộc thâm t́nh. Chư Phật Như Lai thường hướng đến người này thuyết pháp, người này nghe rồi tùy thuận thọ tŕ không sai trái, rồi v́ người khác tuyên thuyết rộng sâu. Này Thiện nam tử ! Ví như phu nhân của vị quốc vương mới sanh một hoàng nhi, dù mới sanh một ngày, hai ngày hoặc một tháng, hai tháng…hoặc một tuổi, hai tuổi, năm tuổi..dù chưa kham lănh việc chấp chính, xử lư triều đ́nh nhưng đă là người tôn kính đối với thần dân, là bạn bè của các đại vương tử và là con yêu quư của hoàng hậu, phu nhân của thiên tử, cùng thủ thỉ tṛ chuyện với đấng quân vương ! Thiên nam tử ! Kinh này cũng vậy. Chư Phật là quốc vương, phu nhân hoàng hậu là kinh này ḥa hợp sanh con là Bồ tát. Nếu Bồ tát nghe kinh này hoặc một câu, một kệ hoặc đọc tụng một lần hoặc mười lần hoặc trăm ngàn lần thậm chí hằng hà sa số lần…dù không thể nhận được chân lư tột cùng sâu sắc của kinh, dù không chuyến đại pháp luân chấn động tam thiên đại thiên thế giới, nhưng đă là người mà các Đại Bồ tát, tứ chúng bát bộ thiên long tôn trọng kính quí rồi, là người được kết nạp vào họ hàng quyến thuộc của Bồ tát, là người đi sâu vào được kho tàng bí mật của chư Phật, có thể diễn nói Phật pháp không sai không trái, người này thường được chư Phật thương yêu và quan tâm bảo hộ, v́ vậy đây là Bồ tát tân học.

Thiện nam tử ! Đấy gọi là công đức không thể nghĩ bàn thứ tư của Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa này.

Năm, Thiện nam tử ! Nếu có người thiện nam, thiện nữ ở vào thời Phật tại thế hoặc sau Phật diệt độ mà được nghe kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa này rồi thọ tŕ đọc tụng biên chép truyền cho người khác, dù người này hiện c̣n bị phiền năo buộc trói chưa thể thoát ly khỏi việc phàm phu, nhưng người này có thể chỉ bày hiển hiện con đường Bồ đề rộng lớn; kéo dài một ngày làm trăm kiếp hoặc rút ngắn trăm kiếp thành một ngày, khiến cho chúng sanh vui mừng tin nhận tinh tấn phát tâm tu hành. Người thiện nam, thiện nữ đó ví như đóm lửa trong mẫu cây khô, người ta xem nó không là ǵ đáng kể nhưng có có thể thiêu đốt cả trăm cả ngàn dặm cỏ cây, lùm rừng biến thành tro bụi. Như một cụm mây đen xuất hiện trong vài ba mươi phút rồi mây thêm mây, tuông mưa có thể làm lũ lụt cả một châu.

Thiện nam tử ! Công đức không thể nghĩ bàn thứ năm của kinh này là sự lợi ích, có khả năng bành trướng lớn lao đặc thù như thế ấy !

Sáu, Thiện nam tử ! Công đức nhiệm mầu thứ sáu của kinh này là: Giả như Phật c̣n tại thế hay Phật đă diệt độ rồi mà có người thiện nam, thiện nữ thọ tŕ đọc tụng kinh điển này, dù họ c̣n phiền năo tác động trong cuộc sống nhưng người này v́ mọi người mà thuyết pháp thậm thâm giúp chúng sanh nghe rồi tu hành dứt bỏ hết phiền năo sanh tử khổ đau, họ được chánh pháp, được đạo quả giải thoát đúng như pháp của Phật và chư Phật nói không sai không kém. Ví như vương tử dù c̣n bé nhỏ, gặp thời điểm vua dă ngoại tuần du hoặc lúc vua phải bệnh hoạn, ủy thác triều đ́nh chính sự cho vương tử lănh đạo xử lư. Vương tử lúc bấy giờ y theo mệnh lệnh của vua đúng như quốc pháp sắp xếp mọi việc, cho văn vỏ quần thần trong việc giáo dân trị nước, khiến cho nhơn dân thiên hạ lạc nghiệp an cư giống như kỷ cương trị nước của vua cha và đem lại kết quả thiên hạ thái b́nh an cư lạc nghiệp.

Người thiện nam tử, thiện nữ cũng như vậy, người này hẳn phải là trụ bất động địa y cứ lời Phật thuyết giáo mà diễn bày truyền đạt chúng sanh nghe rồi chí tâm tu hành đoạn trừ phiền năo được chánh pháp, được đạo quả giác ngộ giải thoát như chính lời Phật.

Thiện nam tử ! Đấy là công đức mầu nhiệm sâu thẳm thứ sáu của kinh này.

Bảy, Thiện nam tử ! Công đức mầu nhiệm thứ bảy của kinh này là: Lúc Phật c̣n tại thế hay khi Phật diệt độ rồi mà có người thiện nam hay thiện nữ nghe kinh này hoan hỷ tin nhận sinh tâm hi hữu thọ tŕ đọc tụng biên chép giảng diễn như chánh pháp tu hành rồi phát tâm Bồ đề khởi các thiện căn, dấy ư đại từ bi muốn độ thoát tất cả chúng sanh khổ năo; người thiện nam thiện nữ này chưa được tu hạnh lục ba la mật mà lục ba la mật tự nhiên hiện có trong cuộc sống. Rồi tự thân người này được vô sanh pháp nhẫn, phiền năo sanh tử trong một khoảnh khắc dứt sạch không c̣n và cũng tự nhiên vượt lên địa vị thất địa trong hàng Đại Bồ tát. Ví như tráng sĩ dũng kiện v́ vua dẹp loạn, loạn đă dẹp xong, vua rất vui mừng tặng thưởng công lao phân nửa quốc gia. Người thiện nam, thiện nữ tŕ kinh này cũng lại như vậy. Đối với người tu hành họ là kiện tướng, lục ba la mật pháp bảo không cầu mà tự có, sanh tử oán địch không diệt tự tiêu tan, vô sanh pháp nhẫn tự dưng đắc chứng phân nửa nước Phật thanh tịnh được làm quà tặng để hành giả thọ dụng sự an lạc do thành quả của chính ḿnh.

Thiện nam tử ! Đấy là công đức mầu nhiệm không thể nghĩ bàn thứ bảy của kinh này.

Tám, Thiện nam Tử ! Công đức thứ tám của kinh này là: khi Phật c̣n tại thế hoặc lúc Phật diệt độ rồi, nếu có người thiện nam hay thiện nữ gặp được kinh này mà kính quư, tin tưởng, ham mộ, tôn trọng Phật rồi thọ tŕ đọc tụng , biên chép y như pháp tu hành, nghiêm tŕ tam vô lậu học, thực hành lục độ, phát khởi từ bi sâu rộng, quảng bá kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa này, v́ người giảng nói khiến cho những người từ trước đến nay không tin tội phước nhờ phương tiện chỉ bày của kinh khiến cho họ tin, do uy lực của kinh khiến cho tâm của người kia sáng suốt hồi đầu. Khi tín tâm đă phát do sức tinh tấn dũng mănh, do uy đức thế lực của kinh mà người này được đạo quả có giải thoát an lạc và người thiện nam, thiện nữ này được hiện tiền được vô sanh pháp nhẫn. Từ đây, người thiện nam, thiện nữ này bước vào hàng “địa” làm quyến thuộc với các hàng Bồ tát làm lợi ích cho chúng sanh, xây dựng cơi Phật cho ḿnh, không lâu thành tựu Bồ đề vô thượng.

Thiện nam tử ! Đấy là công đức không thể nghĩ bàn thứ tám của Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa kinh.

Chín, Thiện nam tử ! Công đức nhiệm mầu thứ chin của kinh này: Hoặc Phật c̣n tại thế hoặc Phật diệt độ rồi, nếu có thiện nam thiện nữ nào hữu duyên gặp được kinh này vui mừng, ái mộ, tôn trọng, trân quư, phát khởi ư tưởng chưa từng có thọ tŕ đọc tụng, biên chép diễn đạt truyền bá cho nhiều người nghe, ngay khi đó nghiệp chướng sâu nặng nhiều đời nhiều kiếp lập tức tiêu tan, tâm tánh bừng sáng trong sạch chứng được pháp vô ngại biện tài, lục ba la mật, các tam muội…thủ lăng nghiêm tam muội có sức tổng tŕ kiên cố, vượt lên hàng đăng địa có khả năng phân thân thị hiện khắp các quốc độ mười phương giáo hóa chúng sanh trong hai mươi lăm cơi, vượt lên bờ giác ngộ giải thoát..thẳng tiến quả Bồ đề vô thượng.

Thiện nam tử ! Đấy là công đức và năng lực không thể nghĩ bàn thứ chin của kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa này.

Mười, Thiện nam tử ! Công đức thứ mười của kinh là: Nếu có thiện nam tử thiện nữ nào khi Phật tại thế hay Phật diệt độ rồi, gặp được kinh này sanh ḷng hy hữu ái mộ trân quư, thọ tŕ đọc tụng biên chép diễn giảng truyền đạt cho nhiều người nghe tự ḿnh đúng như kinh dạy hành tŕ cùng khuyến hoá người tại gia, xuất gia tu hành được thành đạo quả.

Thiện nam tử ! Do tâm từ, tự lợi lợi tha ấy, người thiện nam, thiện nữ này bèn được vô lượng tổng tŕ môn, dù c̣n là phàm phu mà phát khởi đại nguyện cứu độ chúng sanh, chứa nhóm thiện căn lợi ích tất cả, rưới chan mưa pháp tưới tẩm những hạt giống bồ đề cho tất cả chúng sanh, khiến cho họ lần lần chứng đến địa vị pháp vân, từ đây tuông rưới mưa pháp giúp cho chúng sanh thành tựu đạo quả, người này không lâu ắt được lên địa vị Vô thượng Bồ đề. Đấy là công đức và năng lực bất tư ngh́ thứ mười của kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa này !

Này Thiện nam tử ! Kinh Đại Thừa Vô Lượng nghĩa này có uy thần thế lực cực kỳ to lớn, cao quư không ǵ hơn, có khả năng làm cho các hàng phàm phu người th́ chứng quả thánh, kẻ vĩnh ly sanh tử, ai cũng được thọ dụng cái tự tại của riêng ḿnh. Do vậy, kinh này có tên Vô Lượng Nghĩa. Lại nữa kinh này c̣n cứu giúp khiến cho các chúng sanh từ bạc địa phàm phu sanh khởi vô lượng mầm tược Bồ đề làm cho rừng cây công đức sanh trưởng ngày thêm sầm uất. Thế cho nên kinh này c̣n có tên: “bất khả tư ngh́ công đức lực”.

Lúc bấy giờ Đại Trang Nghiêm Đại Bồ tát và tám muôn Đại Bồ tát đồng thanh bạch Phật: Thưa Thế Tôn ! Đúng như lời Phật dạy: Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa này văn lư chơn chánh diệu nghĩa mầu nhiệm sâu xa không kinh điển nào hơn, ba đời chư Phật đồng bảo hộ tán dương; không một chúng ma ngoại đạo nào xâm nhập được; không một tà kiến sanh tử nào làm bại hoại được, cho nên kinh này có mười thế lực công đức không thể nghĩ bàn như vậy. Lại nữa kinh này đem lại lợi ích vô lượng cho tất cả chúng sanh, cũng giúp cho các Đại Bồ tát được vô lượng nghĩa tam muội hoặc được trăm ngàn tổng tŕ môn, hoặc được các pháp nhẫn của các Bồ tát hoặc được quả Duyên giác, hoặc được tứ quả Thanh văn. Thế Tôn thương xót chúng con, hoan hỷ v́ chúng con diễn nói pháp như thế khiến chúng con được lợi ích đặc thù chưa từng có. Ân đức này của Thế Tôn hàng Bồ tát chúng con không thể nào đền đáp được. Các Đại Bồ tát nói lời ấy rồi, ba ngàn đại thiên thế giới sáu thứ chấn động, từ hư không mưa tuông các thứ hoa trời: Hoa lan trắng, huệ trắng, sen trắng, sen xanh, sen hồng…lại nữa các thứ thiên hương, thiên y, thiên anh lạc, trân châu vô giá. Mưa các thiên tràng, thiên phan, thiên bảo cái, thiên diệu dược, thiên kỹ nhạc, thiên trù, thiên bát khí (b́nh bát và đồ đựng các thức ăn), thiên vị…dẫy đầy trên không uyển chuyển nhẹ nhàng rơi xuống cúng dường Phật, Bồ tát và Thanh văn đại chúng. Tất cả đại chúng trong hải hội thấy sắc nghe hương đều tự nhiên no đủ. Lại có nhạc trời diễn tấu âm thanh ḥa nhă ca ngâm tán than công đức Phật. Bấy giờ cơi ta bà sáu thứ chấn động, thế giới chư Phật như hằng sa cũng có đủ các thứ thiên hoa, thiên hương, thiên y, thiên phan, thiên cái, thiên trù, thiên nhạc, cũng ca ngâm, cũng cúng dường cũng tán than chư Phật, Bồ tát, Thanh văn đại chúng giống như cơi này không khác.

Bấy giờ Phật bảo Đại Trang Nghiêm Đại Bồ Tát và tám muôn Đại Bồ tát rằng: Đại Bồ tát các ông, đối với kinh Đại thừa Vô Lượng Nghĩa, các ông nên khởi tâm thâm tín sâu sắc, đúng như kinh dạy mà tu hành truyền bá rộng cho mọi người nghe biết, ngày cũng như đêm tinh tấn thủ hộ hành tŕ, giúp cho chúng sanh được lợi ích. Làm được như vậy, các ông chính thực là đại từ, đại bi là nền móng dựng lập nguyện lực thần thông đó. Các ông hăy ái mộ kinh này, hăy truyền bá cho chúng sanh cơi Diêm phù đề được thấy nghe rộng khắp. Đấy cũng là một duyên cớ giúp cho các ông mau thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác đấy.

Lúc bấy giờ Đại Trang Nghiêm Đại Bồ tát và tám muôn Bồ tát từ ṭa đứng dậy đến trước Phật đầu mặt lễ Phật, nhiễu Phật nhiều ṿng, rồi quỳ trước Phật đồng thanh tác bạch: Bạch Thế Tôn ! Chúng con vui mừng vô hạn, Thế Tôn đă thương xót dạy vẽ cho chúng con kinh Đại thừa Vô Lượng Nghĩa thậm thâm vi diệu, không c̣n nguồn giáo lư nào hơn. Chúng con hết ḷng ham mộ, thọ tŕ đọc tụng, biên chép diễn thuyết, như pháp tu hành đúng lời Phật dạy. Mong Phật chớ lo. Chúng con đem hết nguyện lực xiển dương rộng răi kinh điển vi diệu thậm thâm vi diệu này !

Bấy giờ đức Phật tán thán chư Phật Bồ tát: Lành thay ! Tốt lắm ! Hàng thiện nam cac ông phát tâm như vậy, đó mới chính là Phật tử chơn chánh. Đó mới thực là đại từ, đại bi cứu khổ ách tất cả chúng sanh, là ruộng phước tốt, là đại lương đạo của tất cả chúng sanh, là chỗ y chỉ lớn, thí chủ lớn đem chánh pháp lớn vô thượng mà ban cho tất cả !

Bấy giờ tất cả hải hội Bồ tát, Đại Bồ tát Thanh văn, Duyên giác hoan hỉ đảnh lễ Phật lănh mệnh rồi lui về…

Hết