chào mừng

các bạn tôi

cha mẹ tôi

thành phố

miền nắng ấm

bản đồ nhatrang

ngộ cố tri

sinh hoạt

bs yersin

lớp 1B Võ Tánh

Tôi ngồi trước biển Nha Trang

Hồi tưởng về thời thơ ấu,

Ðời cuốn trôi bao điều tốt xấu,

Biển vẫn ngàn năm sóng vỗ dạt dào.

 

Nha Trang quê tôi là một thành phố biển, là xứ sở của "rừng trầm biển yến".

Không giống như đa số các thành phố du lịch khác trên thế giới, Nha Trang ngày nay vẫn còn giữ được cái đẹp thiên nhiên của tạo hóa ban cho, chưa bị tàn phá vì những công trình khai phá của con người.

Dân số Nha Trang (Khánh Hòa) vào khoảng 1,031,202 người trong

diện tích toàn tỉnh 5,257 cây số vuông. Thành phố nằm dọc theo biển, dài gần 10 cây số. Khi người Pháp đến, họ bị quyến rũ ngay bởi bờ biển cát trắng ở cửa sông Cái, và dần dần một thành phố thành hình, chẳng bao lâu trở thành một thành phố du lịch, nơi hầu hết các con đường đều dẫn ra biển.Biển Nha Trang nước trong và ấm quanh năm, được coi là một trong những bãi biển đẹp nhất củaViệt Nam. Trong một ngày đẹp trời, biển sẽ tràn ngập người, kẽ đi dạo biển, người đi bơi, kẽ đi hóng gió biển, người hẹn nhau ra biển uống nước nói chuyện. Các em bé ra biển đá banh, người cao tuổi ra biển tập dưỡng sinh, nam thanh nữ tú ra biển hò hẹn, chở nhau trên xe gắn máy hai bánh chạy nhàn hà không mục đích trên đại lộ biển. Nha Trang lá nơi thiên hòa địa lợi. Thời tiết dể chịu, không lành, không mưa dầm dề. Con người Nha Trang giản dị, hiền hoà, vì sống gần gủi với cái đẹp của thiên nhiên. Vị trí nằm khuất trong eo biển, có đảo bao bọc, có rừng có suối:

Khánh Hòa là xứ trầm hương,

Non cao biển rộng, người thương đi về.

Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quí Ðôn thì vào năm 41 Mã Viện nhà Hán khi đi đánh Giao Chỉ, tiến vào phía nam hơn 400 dặm, giáp giới với nước Lâm Ấp (Chiêm Thành), đánh vào Lâm Ấp chiếm tiếp thêm 200 dặm nữa (vùng đất Phú Yên, Khánh Hòa ngày nay). Nhưng sau đó người Lâm Áp đánh chiếm được trở lại. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông lấy núi Ðá Bia trên rặng Ðại Lãnh để phân ranh giữa Ðại Việt và Chiêm Thành. Tháng 4 năm Quí Tỵ (1653), vua nước Chiêm Thành là Bà Tấm xâm lấn biên giới, chúa Hiền (Nguyễn Phước Tần) sai Cai cơ Hùng Lộc đi đánh, chiếm phần đất từ mũi Ðá Bia đến sông Phan Rang. Khánh Hòa như vậy được thành lập năm 1653. Hùng Lộc là người đầu tiên khai mở và đã được phong làm trấn thủ của tỉnh Khánh Hòa. Nha Trang nằm trong phần đất vừa thâu phục đó. 

Tên Nha Trang là tiếng phiên âm Việt nam từ chữ Chiêm Thành "Yjatran". "Yja" có nghĩ là sông, "tran" có nghĩa là cây lau. Theo người địa phương, Nha Trang xưa kia là nơi có rất nhiều cây lau mọc bên hai bờ sông Ngọc Hội (sông Cái, nay là sông Nha Trang). Người Chiêm Thành gọi "Yjatran" là vì thế. Trước khi người Việt Nam từ phương bắc xuống, Nha Trang là xứ Kaut-Hara của người Chiêm Thành. Tại làng Võ cạnh thuộc thành phố Nha Trang, các nhà khảo cổ đã phát hiện được một tấm bia của người Chiêm Thành. Ðây là tấm bia cổ nhất của Việt Nam, có niên đại thế kỷ II sau công nguyên. Tháp Bà Po Nagar xưa kia là thánh địa quan trọng của người Chiêm Thành thờ "Bà Mẹ Xứ Sở", nữ thần thiêng liêng nhất của vương quốc, nơi có điệu múa "Bóng" mang âm hưởng văn hóa đặc thù của người Chiêm Thành:

Ai về xóm Bóng quê nhà,

Hỏi thăm điệu múa dâng Bà còn hkông?

Một sự tích khác về tên Nha Trang có liên hệ đến ngôi "Nhà Trắng" (không dấu đọc thành Nha Trang) của bác sĩ Yersin, nhưng nay cho thấy không còn đúng hoàn toàn. Bác sĩ Yersin là người có công lập ra viện Pasteur tại Nha Tang năm 1895 và đã sống luôn tại Nha Trang cho đến ngày qua đời. Mộ ông Yersin nằm cách thành phố Nha Trang 20 cây số, tai Suối Dầu. Sau bao nhiêu năm chiến tranh cay đắng, mộ một người Pháp vẫn nằm lại Việt nam là một chuyện đặc biệt. Người Nha Trang rất yêu mến ông. Người Nha Trang không nhớ nhiều đến việc ông là người đã tìm ra vi trùng dịch hạch, đưa cây ký ninh, cây cao su vào Việt Nam... nhưng lại nhớ nhiều đến những chuyện khác như ông Năm (tên Việt Nam của bác sĩ Yersin) có chiếc xe hơi (chiếc xe đầu tiên tại Nha Trang) và ông đã không bao giờ lái xe nữa khi xuýt đụng vào một em bé, hoặc chuyện ông có kính viễn vọng, khi biết sắp có bão, đã chạy đến báo động cho các làng đánh cá gần đó.

Sau khi ông qua đời, tên ông được đặt cho một con đường chạy dài từ biển lên đầu thành phố. Trước năm 1975, nhiều cặp tình nhân ở Nha Trang gọi đường Yersin là đường "mang-tên-em". Ngôi chùa đầu tiên của Nha trang, chùa Hải Ðức, được xây cất trên đường Yersin, sau này mới được dời một địa điểm khác trên Mã Vòng. Chùa Hải Ðức, nay đổi tên là Long Sơn, là một điểm du lịch hấp dẩn vì có tượng phật trắng khổng lồ xây trên đỉnh núi.

Ngoài chùa Hải Ðức, Nha Trang còn nhiều thắng cảnh khác như Thành, Hòn Chồng, Tháp Bà, nhà thờ Núi, Hòn Yến, Hòn Tầm, thủy cung Trí Nguyên, Hòn Sẻ, Hòn Mun, vv...

Thắng Cảnh Nha Trang

cầu Trần Phú

hồ cá Trí Nguyên

Hòn Tầm

Hòn Yến

hòn Chồng

sông Cái

hòn Mun

nhà thờ Núi

tượng Phật trắng

cửa Thành

tháp

updated 15-12-2003