chào mừng

các bạn tôi

cha mẹ tôi

thành phố

miền nắng ấm

bản đồ nhatrang

ngộ cố tri

sinh hoạt

bs yersin

lớp 1B Võ Tánh

tượng đài bác sĩ Yersin

Vào một buổi sáng của tháng 7 năm 1891, có một thanh niên người Pháp 28 tuổi, dáng người mảnh khảnh rụt rè, từ một chiếc tàu thủy chở khách của Pháp bước lên bờ biển Nha Trang để ngắm cảnh. Người đó là Alexandre John Emile Yersin, sinh ngày 22.9.1863 tại Vaud, Thụy Sĩ, nhưng tốt nghiệp y khoa tại Pháp là quê của mẹ. Là một thầy thuốc, Yersin đã thấy lý tưởng cao đẹp của nghề này, tuy nhiên là một con người thích mạo hiểm

phiêu lưu, Yersin không thể mãi mãi tự giam mình trong phòng thí nghiệm, cả quả dất là một nơi thí nghiệm rộng lớn. Yersin đã vứt bỏ tất cả để thực hiện ước mơ  dó. Sự ra đi của ông , khiến các đồng nghiệp tại viện Pasteur Paris bàng hoàng. Yersin đã viết thư cho mẹ kể lai cái  ngày đáng ghi nhó ấy và cảm giác tốt đẹp của ông. Ðó là ngày 29.7.1891. Nha Trang hồi ấy chỉ là một bờ biển với một bãi cát hoang vu một làng chài vài mươi nóc tranh, phía bên kia sông Cù Lao là một ngọn đồi có ngôi đền huyền bí ẩn mình trong những đám lá sum sê của các cây cổ thụ. Bên này sát bờ biển, lơ thơ vài ngôi nhà của người Pháp. Ðại diện Nam triều đóng ở thành Diên Khánh. Ðiều gì đó đã khiến cho Yersin quyết định dừng chân và chọn nơi đây làm quê hương thứ hai, để sống, để làm, và để từ giã cõi đời ở đây?

Chắc chắn không phải vì viễn cảnh của một đô thị phồn hoa, mà chỉ là một phong cảnh hữu tình, với bờ biển, cửa sông, các đảo ngoài khơi, nước biển trong xanh, màu sắc rực rỡ của một vùng quê nhiệt đới với khí hậu vô cùng dể chịu. Hàng ngày ông đi theo bãi cát trắng vắng người từ Nha Trang đến Cầu Ðá, nơi mà bờ biển đột ngột đổ dốc xuống phía đông. Trong một lá thư gởi bác sĩ Roux, một đồng nghiệp trước đây, Yersin đã ca tụng Nha Trang như thế này:"Hảy đến đây với tôi, ông sẽ biết ở đây thú vị như thế nào, thời tiết không nóng nhiều, cũng không lạnh lắm, một không khí thanh bình tuyệt đối..." . Xa cái ồn ào náo nhiệt của thành phố, một mình giữa biển cả và núi cao, ông có điều kiện để suy nghĩ về công việc đang làm, ông nhớ mẹ, nhớ chị, nhất là mẹ. Những lúc rảnh rỗi ông đi tìm hiểu Nha Trang và vùng phụ cận, đặc biệt là một xóm dân nghèo ở gần cửa sông Cái. Ðó là xóm Cồn ngày nay. Cứ mỗi lần kết thúc một cuộc thám hiểm ở vùng xa, Yersin lại trở về với người dân Nha Trang và Xóm Cồn như là về với người thân của mình. Suốt những năm tháng ông sống ở đây, hầu hết người dân vùng này đều chịu ơn ông. Người thì nhiều lần được Yersin khám bệnh cho thuốc, người thì được ông cứu sống thoát khỏi các chứng bệnh hiểm nghèo. Nhiều ngư dân thoát khỏi tai nạn đắm thuyền gặp giông bão vì từ ngoài biển đã nhìn thấy được những chiếc bồ đen treo cao trên nóc lầu ông Năm (tên Việt Nam của Yersin),  dấu hiệu báo có bão tới của Yersin nên họ đã kịp thời cho thuyền vào bờ lánh nạn.

Sau Nha Trang, Yersin lại tiếp tục lên đường thám hiểm, khám phá những vùng đất mới của một xứ sở mà ông yêu thích. Trong chuyến thám hiểm lần thứ hai Yersin đã tìm ra nơi có thể xây dựng một thành phố trên vùng đất cao 1,500 mét, tức Ðà Lạt ngày nay. Trong nhật ký ngày 21.6.1893, Yersin đã viết:"Tôi xúc động sâu sắc khi vừa vượt khỏi rừng thông, đã đối diện với một cao nguyên mênh mông, nhấp nhô, hoang vu, không cây cối, có dáng hình một vùng biển xao động mãnh liệt bởi một loại sóng nhấp nhô màu xanh. Dãy núi Lang Bian (Lâm Viên) đúng sừng sửng phía chân trời tây bắc của cao nguyên, làm cho phong cảnh tăng thêm vẽ hùng vĩ...". Năm 1899, thành phố Ðà Lạt bắt đầu được xây dựng.

Năm 1895-1896, Yersin bắt đầu xây dựng nền móng đầu tiên của viện Pasteur Nha Trang và Trại Chăn Nuôi Suối Dầu. Khi việc sản xuất vacxin và huyết thanh bắt đầu ổn định, ông nghĩ đến việc tìm một loại cây trồng để nuôi sống nhân viên và cũng để cung cấp một phần kinh phí cho hoạt động của viện Pasteur Nha Trang, một viện thuộc một tổ chức tư nhân của viện Pasteur bên Pháp.

Loại cây trồng Yersin chọn là cây cao su, một loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Suối Dầu lúc bấy giờ đang còn trong thời kỳ xây dựng cơ bản, sống nhờ phần lớn vào việc trồng cây cao su. Nhiều loại cây nhiệt đới khác cũng được trồng thí nghiệm tại Suối  Dầu trong đó có cây canh-ki-na, một loại cây trị bệnh sốt rét nổi tiếng. Cây canh-ki-na được trồng ở vùng cao nhất  ở núi Hòn Bà Suối Dầu. Vùng cao trung bình trồng cây càfê, cây trà và cây ca cao, nơi thấp nhất trồng cây cao su. Nhưng cây canh-ki-na không phát triển tốt ở Hòn Bà nên sau đó Yersin đưa lên trồng gần Ðà Lạt. Năm 1894 Yersin đã xin chính phủ Pháp cho phép đi Hồng Kông để nghiên cứu nguyên nhân bệnh dịch hạch lúc đó đang bộc phát trầm trọng, giết chết 95% số bệnh nhân. Trong chuyến đi này, Yersin đã tìm ra được vi khuẩn gây bệnh dịch hạch và nhờ đó huyết thanh miễn nhiễm được sáng chế để cứu nhân loại. Ðể ghi nhớ khám phá lớn lao này, hội nghị sinh vật học thế giới tổ chức năm 1979 đã lấy tên ông đăt tên cho vi khuẩn: "Yersinia Pestis".

Năm 1895, chính quyền Pháp đô hộ tặng cho ông một căn nhà gần Xóm Cồn và cửa sông Cái. Căn nhà được sơn lại màu trắng và đã trở thành một nơi thân thương của người dân địa phương. Sau giờ làm việc tại viện Pasteur Nha Trang, Yersin trở về nhà mình ở Xóm Cồn, một ngôi nhà ấm cúng đầy tình thương giữa các dân chài nghèo khổ. Ông rất yêu thương trẻ con Xóm Cồn, thường chiếu phim vui cho chúng coi cũng như trẻ con rất thích ông chia kẹo hằng ngày. Dưới con mắt đồng bào Xóm Cồn thời bấy giờ, Yersin là một người đáng kính phục, khác hẳn với những người Pháp khác, những kẻ cai trị thường ức hiếp khinh miệt dân  "bản xứ". Nhiều người chẳng biết tên ông, một cái tên khó đọc, khó viết, người ta chỉ gọi ông là "ông Năm" là đủ. Từ "ông Năm" trong cách xưng hô của người Việt Nam có gì gần gủi và thân mật như người ta thường xưng hô trong gia đình. Trong nhà ông Năm có một tủ sách cho nhi đồng và hàng ngày ông thường đọc những mẩu chuyện cho trẻ con nghe, hoặc chiếu phim khi có thì giờ rảnh rỗi. Ông yêu ngành thiên văn học và đã lắp đặt một viễn vọng kính trên nóc nhà để theo dõi thời tiết, giúp cho ngư dân tránh khi có bão xuất hiện. Ðể giúp cho ngư dân đánh cá ngoài khơi, ông làm hai cái bồ to, có đường kính một mét, trên sơn màu đen. Khi có bão, hai cái bồ được kéo lên hai cây cột trên núi Sinh Trung để báo hiệu. Nhờ những dụng cụ thô sơ ấy, Yersin đã cứu được nhiều thuyền của ngư dân qua cơn sóng to gió lớn. Tháng 11.1939, một cơn bão lớn đổ vào bờ biển Nha Trang, Yersin lập tức tập trung tất cả bà con ngư dân Xóm Cồn vào trong nhà mình. Cơn bão dữ dội đêm ấy đã cuốn trôi nhiều nhà cửa Xóm Cồn nhưng bà con vẫn an toàn. Từ hôm ấy Yersin đưọc người dân Xóm Cồn gọi bằng cái tên trìu mến:"Người đã trị được con sóng thần". Yersin cũng là người có một lối sống đạm bạc. Ông ăn mặc giản dị qua bộ quần áo kaki, áo cổ bẻ chẳng bao giờ có cà vạt, ngày hai lần đi làm với chiếc xe đạp cũ, quen thuộc. Ăn uống của ông cũng rất đơn giản và chẳng bao giờ có tiệc tùng đình đám tại nhà. Yersin không lập gia đình, mê say công việc, thích sự thành thật, tránh hội hè và chổ đông người. Ông tự coi mình là một người dân trong làng, một người có phần may mắn hơn người khác.

Ông có xe ô tô riêng nhưng hàng ngày đi làm ông vẫn dùng chiếc xe đạp Peugeot đã cũ. Người địa phương kể rằng có lần xe ông đang chạy trên đường, có một đứa trẻ bất ngờ chạy băng qua, ông đã kịp thời đạp thắng cho xe dừng lại, không xảy ra tai nạn gì, nhưng đứa trẻ thì ngã xuống đường, khóc thét lên vì hoảng sợ. Ông mở cửa xe,

chạy xuống bồng đứa bé lên , an ủi dổ dành nó. Từ đó người ta không thấy ông dùng xe ô tô đi làm hàng ngày nữa mà chỉ đạp xe đạp. Nhưng rồi chính ông, có lần đang đạp xe đạp trên đường lại bị một chiếc xe ô tô quệt phải làm ông ngã xuống đường. Ông không nói một lời nào, vội vã dựng xe đạp lên và đi đến viện để băng bó, không đả động gì đến người tài xế có lỗi, mặc dù ai cũng biết, ông chỉ cần giơ ngón tay lên thì người tài xế sẽ bị trừng phạt như thế nào. Cũng cần nói thêm: đối với gia đình, Alexandre Yersin là một người con hiếu thảo. Trong 52 năm ở Việt Nam và Nha Trang, hầu như tuần lể nào ông cũng viết thư cho mẹ. Tính đến khi mẹ mất, năm 1905, ông đã gởi gần 1,000 bức thư, báo cho bà biết về sức khỏe và công ciệc hàng ngày của mình. Khi mẹ mất rồi, Yersin tiếp tục gởi thư cho chị là Emile. Thỉnh thoảng ông cũng về thăm quê hương, chuyến về tháng 3.1940 là chuyến cuối cùng của ông về Pháp.

Mộ bs Yersin tại Suối Dầu

Ông chết lúc 1 giờ ngày 01.3.1943. Một ngày trước khi từ giã cõi đời, người ta vẫn thấy ông ngồi trên chiếc ghế xích đu quen thuộc trong "lầu ông Năm", dùng ống dòm nhìn ra hai cọc đo mực nước cắm ở sông và biển để ghi lại mức nước thủy triều ở Nha Trang trong ngày. Chiếc xích đu từ từ dừng lại, người cộng sự đắc

lực gần ông nhất đã vuốt mắt tiễn đưa ông lần cuối. Di chúc để lại cho người cộng sự có đoạn: "Khi tôi chết, tôi ước muốn được chôn cất ở Suối Dầu. Hảy giữ tôi lại với Nha Trang, đừng cho ai lấy tôi đi. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha Trang và một số người làm việc lâu năm.." . Yersin là người sinh ra ở Thụy Sĩ, mang quốc tịch Pháp, nhưng lại có hơn 50 năm, có thể nói gần suốt cuộc đời, ông đã chọn Nha Trang làm nơi sống và làm việc. Những công trình khoa học ông để lại là của chung nhân loại. Người Thụy Sĩ, người Pháp và người Việt Namcó thể tự hào về ông. Nhưng riêng về mặt tình cảm, người Nha Trang có thể tự hào là đã được ông dành gần như trọn vẹn trái tim mình và họ cũng đáp lại ông bằng bằng tấm lòng biết ơn và kính yêu vô hạn. Ðã hơn nữa thế kỷ Yersin vĩnh biệt Nha Trang nhưng những gì ông để lại vẫn được trân trọng trong lòng con người ở đây. Alexandre Yersin đã không lầm khi chọn Nha Trang làm nơi sống và làm việc gần như suốt cả cuộc đời mình.

Tóm Tắt sự nghiệp khoa học:

- 1883: Tú tài văn chương tại viện Hàn Lâm Laussannne.

-1887: Phụ tá cho bs Emile Roux tại viện Pasteur Paris.

-1888: Bác sĩ y khoa trường đại học Paris.

- 1895: Giám đốc viện Pasteur Nha Trang.

- 1896: Giám đốc các trại chăn nuôi của viện Pasteur tại Ðông Dương.

- 1902: Giám đốc đầu tiên của trường y khoa Ðông Dương.

- 1904: Ủy viên nhiệm chức tại Ðông Dương của viện Pasteur Paris.

- 1924: Tổng thanh tra các viện Pasteur Ðông Dương.

- 1933: Giám đốc danh dự viện Pasteur Paris.

Các tước hiệu khoa học và hàn lâm:

- Thủ khoa trường đại học y khoa Paris

- Thủ khoa hội Ðịa Dư Paris (huy chương Dupleix)

- Thủ khoa của hội Ðịa Dư Saint Etienne (huy chương vàng Francis Garnier)

- Thủ khoa Hàn Lâm Viện khoa học luân lý và chính trị (giải thưởng Audiffred)

- Thủ khoa Bộ Giáo dục quốc dân (giải thưởng khoa học Lasserre)

- Thủ khoa Hàn Lâm Viện khoa học (giải thưởng Lecomte)

- Viện sĩ viện Hàn Lâm các viện khoa học tại Pháp.

Công trình khoa học để lại:

- 1888: Tìm ra độc tố bệnh bạch hầu cùng chung với bác sĩ Emile Roux.

- 1893: Khám phá ra cao nguyên Langbian (Lâm Viên) và xây dựng thành phố Ðà Lạt.

- 1894: Tìm ra vi trùng bệnh dịch hạch của con người và điều chế huyết thanh ngừa bệnh.

- 1895: Thành lập viện Pasteur Nha Trang.

- 1896: Xây dựng các trại chăn nuôi thuộc viện Pasteur Ðông Dương.

- 1897: Ðưa cây cao su vào Ðông Dương và nghiên cứu khai thác.

- 1917: Ðưa cây canh-ki-na vào Ðông Dương và nghiên cứu việc thuần hóa giống cây này.

Hình Ảnh về Bác sĩ Yersin

 

 

 

Hình chính của Yersin tại bảo tàng viện NhaTrang

Yersin lúc 60 tuổi tại  phòng làm việc Nha Trang

Yersin đang làm việc thời mới đến Việt Nam

Yersin tiếp khách tại viện Pasteur Nha Trang

 

Phòng ngủ và làm việc của Yersin chưng bày tại viện bảo tàng 

Kính thiên văn của Yersin được giữ tại viện bảo tàng Nha Trang

Bảng đường mang tên Yersin tại Nha Trang

updated 10/12/2004