Kieu Nu A Chau  

Chuyện Chúng Ḿnh


 
Các Bài Viết Về BXPhái
Frida Kahlo
Tâm Tư Nghệ Thuật
Van Gogh
Viết Dưới Ánh Đèn Dầu
TứThậpTriThiênMệnh
Chữ Dâm

PhiếmLuận Về Thơ HXH

Những KiềuNữ ÁChâu
T́nhYêu Là Cái Đếch Ǵ?
Âm Đạo Độc Thoại
Giấc Mơ Của Bướm
 Tôi Đă Biết
 "T́nh”Trước "Dục” Sau?
 
 
 
 
 
 
 
c

Thu Gui Ban Ta

 Bạn,
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Thủ đô,chiều 10.10,ông Phùng Hữu Phú-Ủy viên Trung ương Đảng,Phó bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội cùng các vị đại diện của văn pḥng Thành uỷ đă tới thăm gia đ́nh cố họa sĩ Bùi Xuân Phái tại số nhà 87 phố Thuốc Bắc,Hà Nội.Tại cuộc gặp gỡ,ông Phùng Hữu Phú trao cho cụ bà Nguyễn Thị Sính(vợ của họa sĩ Bùi Xuân Phái)Huy hiệu 50 năm Giải phóng Thủ đô,đồng thời dâng hương tưởng niệm người họa sĩ tài danh này. Bạn cũng biết là , hội họa của Bùi Xuân Phái từ lâu đă trở thành một nét văn hóa Hà Nội. Đây là lần đầu tiên gia đ́nh ḿnh vinh dự được lănh đạo thành phố đến thăm.Ḿnh thực sự cảm động và cảm thấy rất tự hào. Ḿnh có những ấn tượng tốt đẹp trong buổi tiếp chuyện các nhà lănh đạo Thành Phố,đó là khi trong không khí chân t́nh, cởi mở,ông Phùng Hữu Phú đă đưa ra câu hỏi : " Bây giờ Phương có nguyện vọng ǵ không ? ". Ḿnh đă đáp lời :"Nguyện vọng và cũng là ước mơ của em là, rồi đây Thành phố Hà Nội sẽ có phố mang tên Bùi Xuân Phái" Ông Chủ tịch HDND cười vui vẻ và nói rằng : " Tôi không dám hứa, nhưng tôi đă ghi nhận nguyện vọng này"
Trước lúc ra về,vị quan chức gộc này đă nói một câu làm cho ḿnh xúc động măi:
" Đă có những lúc chúng tôi hiểu sai về Bùi Xuân Phái. Nhưng thời nào,bao giờ,ông cũng vẫn là người nghệ sĩ chân chính và yêu nước"
 

31cuadong

 

Phố của Phái & Phái của phố

Kinh đô của bất kỳ một quốc gia nào cũng là nơi quy tụ được đông đảo tinh hoa của ḿnh qua nhiều thế kỷ, cũng là nơi nuôi dưỡng cả triệu người qua nhiều thế hệ. Nhưng để thấu hiểu, sẻ chia, rồi ghi tạc vào nghệ thuật như điểm mốc của thời gian, như một biên niên sử thẩm mỹ, th́ ở những mảnh đất thiêng đó, mỗi thế kỷ, lịch sử cũng chỉ dành cho dăm ba người đại diện. Nếu hiểu theo nhẽ đó th́ từ thế kỷ XIX Paris cổ kính đă dành cho Victor Hugo. Và có lẽ, thế kỷ vừa rồi, Hà Nội cũng dành một phần quá khứ của ḿnh cho riêng Bùi Xuân Phái.

 
Chân dung tự hoạ.  
Sơn dầu của Bùi Xuân Phái.
Bùi Xuân Phái chắc là người Hà Nội đầu tiên phát hiện ra một Hà Nội của hội hoạ. Và cũng thật may mắn cho ông cũng như cho Hà Nội, phát hiện đó đă theo ông suốt một đời sáng tạo, đă cho chúng ta thêm một cách nh́n Hà Nội của hôm qua. Ông bắt đầu vẽ phố vào năm 1940, cũng năm đó, ông tham dự triển lăm tại Tokyo và bức sơn dầu "Phố Hàng Phèn" được bán ngay tại triển lăm. Đây là lần đầu tiên hoạ sĩ bán được tranh. Sau ba năm theo hệ dự bị của Trường Mỹ thuật Đông Dương, sau thành công tại triển lăm Tokyo, năm 1941 ông chính thức vào khoá XV của nhà trường, tự đặt ḿnh vào chủ nghĩa ấn tượng Pháp trong sáng tác với những quy luật phối màu và hoà sắc theo ánh sáng đă tràn ngập trong tranh các bậc đàn anh ngay từ khoá đầu tiên của nhà trường.

Tất nhiên đó là một thành tựu lớn của nền hội hoạ mới mẻ nước nhà. Nhưng nếu lần giở lại tất cả tác phẩm hội hoạ theo ḍng thời gian đó, sẽ chẳng khó khăn ǵ để nhận ra được một bảng màu rất riêng biệt của Bùi Xuân Phái, ngay từ những tác phẩm đầu tiên. Ông đă có đủ bản lĩnh để thoát khỏi sự chi phối của ánh sáng, và có thể nói, ông chính là người khởi đầu biết lục t́m một thứ ánh sáng khác, mơ hồ, bên trong ḿnh, rồi đặt vào tác phẩm. Dường như ông vẽ những ǵ ông "nh́n thấy" ít hơn những ǵ ông "cảm thấy". Và như thế, hội hoạ, với ông chính là cuộc đời. Ông đă cược cả cuộc đời vào tác phẩm. Riêng điều này thôi, đủ để giải thích, rất rành mạch sức sống bền lâu trên từng bức tranh của ông. Nhiều người bảo xem tranh Bùi Xuân Phái là được đọc ông là như thế.

Ông sinh ra, trưởng thành, lấy vợ, đẻ con, vẽ, làm việc, đau ốm tại ngôi nhà 87 phố Thuốc Bắc, một phố cũ của Hà Nội. Từ cửa nhà ông, đi mấy bước thôi là gặp những ngôi nhà cổ xưa cũ. Những ngôi nhà với mái ngói dày, ô cửa nhỏ, chở che những cuộc đời, lương thiện và khiêm nhường. Năm tháng với bốn mùa trôi trên mái phố rồi "vào" ông một cách tự nhiên, trọn vẹn. Mỗi ngày của ông trôi cùng ḍng chảy của cuộc đời quanh ông, nhiều lo toan và cũng nhiều nhún nhường. Không lúc nào rời cuốn sổ kư hoạ, tất cả đều được ông "cất giữ" bằng những nét vẽ vội nhưng sinh động đến nao ḷng.

Sau những giờ thả ḿnh lững thững ghi chép như thế, ông trở về với căn gác xép nhỏ trong gian pḥng chỉ chừng 20m2 mà cả gia đ́nh ông trú ngụ. Ông sắp xếp lại những khuôn mặt, những góc phố... và một đời sống khác, mộng mị, bao dung hiện diện bằng màu, bằng nét. Một thế giới sắc màu tưởng như của riêng ông nhưng kỳ thực nó vốn là vẻ đẹp b́nh yên ở cuộc đời mà ông muốn lưu giữ lại. Ông vẽ như để tuần hoàn, để hít thở. Những năm tháng khó khăn, ông vẽ bằng tất cả những ǵ có thể vẽ được, thậm chí trên cả vỏ bao thuốc lá, bao diêm. Những ngày tháng khó khăn đó, buồn thay lại kéo quá dài so với cuộc đời ông. Một thời gian dài ông miệt mài vẽ minh hoạ cho các báo, làm trang trí sân khấu chèo để kiếm kế sinh nhai, và ngay cả lĩnh vực này ông cũng để lại một dấu ấn sang trọng.

Măi đến năm 1984, sau hơn 40 năm lao động, ông mới được Nhà nước cho phép tổ chức một triển lăm cá nhân lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất. Lần đó, trong thời gian chuẩn bị cho triển lăm ông tâm sự với bạn hữu: "Sự kiện này làm tôi vừa mừng, vừa lo, tôi đă mất ngủ hàng đêm". Ông trưng bày 108 bức (sơn dầu, bột màu) Nhà nước mua của ông 8 bức. Riêng buổi khai mạc, ông Jorland - Tuỳ viên Văn hoá Đại sứ quán Pháp - mua 12 bức sơn dầu. Những năm cuối đời, ông bán được rất nhiều tranh và cũng chính ông luôn lên tiếng cảnh tỉnh về tính thương mại trong hội hoạ. Ông vẫn thích giữ một đời sống như cũ, trong trẻo, bao dung, như đôi mắt ông nh́n cuộc đời, không tị hiềm, không trách cứ.

Các hoạ sĩ sau ông hầu như chẳng mấy ai vẽ phố cổ Hà Nội nữa, ông đă làm hết việc của hội hoạ cho Hà Nội cổ rồi, nó đă thuộc về ông. Ông đă định h́nh cho một phần thân thể Hà Nội. Giá mà Hà Nội hôm nay trả nghĩa cho ông bằng một tên phố nho nhỏ th́ Hà Nội chúng ta sẽ càng thêm sang trọng.

Trịnh Cẩm Nhi (Theo Laodong)

Ảnh Tư Liệu Của Gia Đ́nh BXP - Family Photo

 

c