Kieu Nu A Chau  

Chuyện Chúng Ḿnh


 
Các Bai Viết Về BXPhái
Họa Sĩ Nguyễn Sáng
Họa Sĩ Dương Bích Liên
Họa sĩ Tạ Tỵ
Chuyện Người Lớn
Frida Kahlo
Viết Dưới Ánh Đčn Dầu
TứThậpTriThięnMệnh
Chữ Dâm

PhiếmLuận Về Thơ HXH

Những KiềuNữ ÁChâu
Âm Đạo Độc Thoại
Giấc Mơ Của Bướm
 Tôi Đă Biết
T́nh Trước Dục Sau ?

Nhục Bồ Đoàn

 T́nh Yêu Là Cái Đếch Ǵ
 Chính Quyền Thăm Hỏi

 Thú Vui Trong Cuộc Đời

 Tố Nữ Kinh

 Họa Sĩ Modigliani

 Câu Chuyện Hội Họa

Thái Bá Vân

  Trường Mỹ Thuật Đông Dương

 
c 

Vẻ Đẹp Thân Thể Nữ

Người ta c̣n nhớ, vào năm 1865, bức hoạ Olympia của Manet, vẽ một thiếu nữ khoả thân, đă gây xi căng đan ở « Salon » của Viện Hàn lâm Mỹ thuật Pháp, và sau đó đă bị đánh tơi bời trong nhiều năm. Lư do là v́ đối tượng của bức tranh - thuộc loại tranh khoả thân truyền thống có ít ra từ thời Phục Hưng Ư - là một cô gái điếm, thay v́ là một bà trưởng giả, hay một bà quí tộc. Không những thế, cô người mẫu lại không phải là hiện thân của một thứ thần Vệ nữ nào cả : cô không phải là một phụ nữ có nhan sắc ! C̣n phong cách vẽ của tác giả lại càng không hợp với gu của những người cầm trịch về mặt nghệ thuật vào lúc ấy (màu sắc quá sáng sủa, đường viền khối quá đậm nét, v.v.) . Vậy mà chỉ chưa đầy 25 năm sau, bức hoạ đă được nhà nước Pháp chấp nhận (1890) nhờ ở những hoạt động không mệt mỏi, nhưng cũng không phải là không tính toán của Monet, lúc ấy được coi như là thủ lĩnh của trường phái ấn tượng. Song, cũng phải 17 năm sau, tác phẩm mới được đưa vào bảo tàng Louvre.

                                 

Giorgione, Vénus au repos (1510)
Bảo tàng Gemäldegalerie, Dresden

Bức hoạ của Manet, với bố cục cố t́nh « cổ điển », nằm gọn trong truyền thống những bức hoạ khoả thân ở thế nằm nghiêng có trước đó đă từ mấy thế kỷ : đặc biệt là bức Thần Vệ nữ nằm nghỉ của Giorgione (1510), và bức Thần Vệ nữ ở Urbino của Titien (1536). Cả hai bức hoạ này có cùng một bố cục trên những nét chính, và bức hoạ của Manet cũng dập theo y hệt bố cục đó : đối tượng nằm nghiêng, chênh chếch theo một đường chéo tây bắc-đông nam, mặt quay ra phía người xem, tay trái đặt hờ lên âm hộ, chân trái duỗi, đặt lên chân phải hơi co lại. Có khác chăng giữa ba bức hoạ này, là ở chỗ trên bức hoạ của Giorgione, người đẹp đang ngủ, mắt nhắm nghiền, c̣n trên bức hoạ của Titien, nàng như đang mơ

mộng nh́n về phía người xem, vẻ mặt dịu dàng, nhưng không phải là âu yếm, chỉ có thân xác là c̣n có một cái ǵ quyến rũ, mời gọi. Trên bức hoạ của Manet, cái nh́n của người phụ nữ khoả thân hoàn toàn khác hẳn, nó không thể hiện một t́nh cảm ǵ đặc biệt, nhưng cũng như cái không khí chung của bức hoạ, nó đượm một vẻ khiêu khích !

                             
Titien, La Vénus d'Urbino (1538)
Bảo tàng Galerie des Offices, Florence

Trên thực tế, bức tranh của Manet không thể hiện một biểu tượng nào cả ! Người phụ nữ khoả thân không phải là biểu tượng của thần Vệ nữ - nữ thần của Ái t́nh và của Sắc đẹp. Bức hoạ chỉ thể hiện chính nó : một cô gái điếm trần truồng, mặt mũi hơi thô, người hơi ngắn, một chân c̣n xỏ chiếc giép đi trong nhà, nằm ch́nh ́nh trên một đống chăn đệm cũng không lấy ǵ làm đẹp mắt cho lắm ! Dẫu sao, quan niệm này đă góp phần đem đến cho hội hoạ hiện đại - ra đời đúng hai chục năm sau - một ư tưởng mới mẻ mà nó sẽ khai thác cho đến cùng : một tác phẩm hội hoạ không chuyên chở một thông điệp nào khác hơn là chính nó, và đối tượng vẽ đôi khi chỉ là một cái cớ để nói lên những quan điểm nghệ thuật của người hoạ sĩ.

                            

Manet, L'Olympia (1863)
Bảo tàng Orsay, Paris


Không phải ngẫu nhiên mà bức tranh của Manet có tên gọi là Olympia. Đó là tên của một cô gái điếm thượng lưu nổi tiếng ở thế kỷ 16 tên là Donna Olimpia, mà Titien đă thể hiện trên một bức hoạ cũng nổi tiếng không kém, tên là Danaé, do đức hồng y Alessandro Farnèse đặt vẽ.
Người ta có đủ bằng chứng để nghĩ rằng, vào thời Phục Hưng Ư, những bức tranh loă thể loại này thường là những tác phẩm « đặt hàng » của các nhà phú thương, quư tộc, hoặc ngay cả của các nhà tu hành có thế lực, đă từng có những quan hệ t́nh dục với những nàng Vệ nữ trong tranh ! Xét cho cùng, đây cũng chỉ là một chuyện b́nh thường. Cái nhu cầu về mặt tính dục kia, dù ở người sang hay người hèn, cũng chỉ là một chuyện chính đáng. Mặt khác, ở thời nào, và đến một lúc nào, th́ người hoạ sĩ cũng phải đáp ứng đúng cái nhu cầu của khách đặt hàng, v́ y chỉ sống được nhờ ở những đơn đặt hàng loại này, mà thôi. Vấn đề quan trọng nhất vẫn là : qua đó nghệ thuật có tiến lên được bước nào, hay không !

                                      

                                                 Renoir
Chẳng thế mà trải qua bao thăng trầm của các trào lưu nghệ thuật từ mấy trăm năm nay, thể loại tranh này vẫn tồn tại bền bỉ hơn bao giờ hết ! Tính ra, th́ hầu hết các hoạ sĩ ấn tượng đều đă hơn một lần vẽ tranh phụ nữ khoả thân ! Và từ Âu châu, lần theo con đường của trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương - mặc dầu Tardieu và Inguimberty không phải là những hoạ sĩ ấn tượng - đề tài phụ nữ khoả thân cũng đă xâm nhập và ám ảnh tâm thức của các hoạ sĩ tốt nghiệp ở trường này, nhưng rồi nó cũng không được khai thác như ở phương tây, mà thay vào đó là những đề tài như Mẹ và con, Bà mẹ và trẻ em, Thiếu nữ và hoa, v.v.. Lư do là vào những năm 30, xă hội Việt Nam vẫn chưa thực sự được giải phóng khỏi lễ giáo phong kiến. « Nam nữ thụ thụ bất thân », th́ c̣n nói ǵ đến chuyện khoả thân, dù cho chỉ là ở trên tranh ! Chiếc áo dài Le Mur cũng đă là quá hở hang rồi ! Nhưng cũng may thay là c̣n có cái áo dài Le Mur, đă ra đời đúng lúc và đă đem đến cho cơ thể người phụ nữ Việt Nam (ở thành thị) một dáng vẻ thướt tha, yểu điệu !
Người ta cũng có thể hiểu được là những người như Tardieu, Inguimberty, Nam Sơn, được đào tạo theo phương pháp kinh viện của những William Bouguereau, Léon Gérôme, v.v. đang thống trị lúc ấy trong nền hội hoạ chính thống

ở Pháp, th́ làm sao có thể hiểu được cái đẹp của các tác phẩm của Modigliani, hay của Picasso, không nói ǵ đến những tác phẩm của trường phái biểu hiện ?
Tuy nhiên, trong đám các hoạ sĩ Việt Nam đầu tiên, cũng đă có những người vẽ tranh khoả thân khá đạt. Đó là Lê Phổ và Mai Thứ, nhưng cả hai đều đă chỉ vẽ đề tài này khi đă sang Pháp định cư ! Xuất sắc nhất trong các bức tranh khoả thân này, theo tôi là bức tranh lụa của Mai Thứ. Rất đáng tiếc là sau này anh đă bỏ hẳn lối vẽ đó.

                                        
Mai Thứ, Thiếu nữ khoả thân
(tranh lụa vẽ vào những năm 30 ?)

Trong nền hội hoạ hiện đại ở phương tây, tranh khoả thân quả là không thiếu, và gần như càng về sau này đề tài càng hấp dẫn các hoạ sĩ. Có những người vẽ tranh khoả thân, nhưng chỉ lấy đó làm một cái cớ, một chỗ dựa, để diễn đạt những ư tưởng thẩm mỹ của ḿnh (trường hợp Picasso, Kupka, v.v. ). Nhưng cũng có những người vẽ tranh khoả thân không chỉ v́ mục đích đó, mà c̣n để nói lên hết cái đẹp của người phụ nữ, từ cơ thể đến nét mặt, đó là trường hợp của Modigliani. Trong tất cả các hoạ sĩ từ cổ chí kim, có lẽ không ai vẽ phụ nữ đẹp như Modigliani, và cũng không ai nắm bắt được cái đẹp của cơ thể người phụ nữ như hoạ sĩ này.
Nếu tính ra, th́ chỉ riêng Renoir, Modigliani, và Picasso, cũng đă vẽ nhiều tranh khoả thân hơn cả Botticelli, Titien, hay Ingres cộng lại !
Vậy th́, đâu là những lư do sâu xa khiến cho h́nh tượng người phụ nữ khoả thân đă trở thành một trong những nguồn cảm hứng phong phú của không biết bao nhiêu thế hệ hoạ sĩ, đặc biệt là ở phương tây, ít ra từ cuối thời trung cổ tới nay ?

                            

Modigliani, Nu couché (« Rêveuse »),
sơn dầu, 1917.

Theo tôi, có hai lư do chính. Lư do đầu tiên, thuộc lănh vực thẩm mỹ. Lư do thứ hai thuộc lănh vực tính dục. Tôi không dám khẳng định cái nào quan trọng hơn cái nào. Ngoài ra, c̣n có những lư do phụ khác, đôi khi cũng có một ảnh hưởng quyết định : gu thời thượng của một vài tầng lớp xă hội, sức ép của thị trường tranh, v.v.
Từ thời cổ đại, cơ thể của con người vẫn được coi như là mẫu mực của sự hài hoà về h́nh khối, đường nét, cũng như về tỷ lệ. Cái đẹp của một thân h́nh người cân đối là cái đẹp tự nhiên, « thiên phú » , cũng như cái đẹp của hoa, cỏ. Platon và Aristote, vài ba thế kỷ trước C.N. đă từng khẳng định điều này, và các triết gia Hy Lạp xem đó như là cái đẹp mẫu mực. Thực ra th́ điều đó gần như là một lẽ đương nhiên, và bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được, nhờ ở bản năng thẩm mỹ ít hay nhiều bẩm sinh của ḿnh. Có lẽ cũng nhờ cái bản năng này một phần nào, mà con trai con gái mới có thể kén chọn được nhau trong t́nh yêu đôi lứa ?

                                                
Trong Kiều, ở đoạn nàng Kiều gặp Thúc Sinh, lúc Kiều cởi bỏ xiêm áo ra, Nguyễn Du cũng đă ví thân thể của nàng như « một toà thiên nhiên » (Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên, K.1312) ! Có lẽ h́nh ảnh này cũng có thể áp dụng được cho bức tranh khoả thân nổi tiếng của Gustave Courbet, có tên là L'Origine du Monde !

Trong nghệ thuật cổ đại Ai Cập, h́nh tượng người phụ nữ khoả thân, được khắc ch́m hay nổi trên đá, hoặc được tạc thành tượng, đă luôn luôn có mặt ngay từ những bước đầu cùng với kiến trúc. Người Ai Cập cổ đă sớm có một ư niệm về cái đẹp chuẩn mực của cơ thể người phụ nữ, ít nhất trong nghệ thuât điêu khắc (di tích hiện vẫn c̣n là tượng một phụ nữ khoả thân trong mộ của Ra-ouer Guizah, triều đại thứ V, khoảng 2400 năm tr.C.N. Trên bức tượng này, âm hộ được cách điệu hoá bằng một h́nh tam giác). Điều đáng chú ư, là người ta không thấy những biểu hiện về tính dục trên những bức tranh, bức tượng phụ nữ khoả thân trong nền nghệ thuật cổ đại này, ngược lại với những bức tượng cổ Hy Lạp (tượng thần Vệ nữ ở Milo, thế kỷ 1 tr.C.N. ; tượng La Dame d'Auxerre, thế kỷ 7 tr.C.N., ở bảo tàng Louvre ; tượng Nữ thần Chiến thắng đang cởi dép ở đền Athéna Niké, Athène, v.v.). Mặc dầu, trong tâm thức của mỗi người, tượng thần Vệ nữ ở Milo, bao giờ cũng chỉ là biểu tượng của Cái đẹp của nữ giới mà thôi, cũng như Apollon, tượng trưng cho cái đẹp của nam giới, theo quan niệm của người Hy Lạp cổ. Và ngay cả trên những bức tranh, bức tượng phụ nữ khoả thân trong nghệ thuật cổ điển Hy Lạp, người ta cũng thấy rất ít những biểu hiện về tính dục. Phải chăng v́ chúng không chuyên chở một biểu tượng nào khác ngoài biểu tượng


Ngược lại, trên những bức tranh, bức tượng thờ thể hiện các vị thần linh giàu nữ tính và luôn luôn đi từng cặp trong tranh thờ Ấn Độ giáo và Phật giáo ở Népal, người ta thấy yếu tố tính dục luôn luôn hiện diện một cách mạnh mẽ và năng động ! Nói chung, trong nghệ thuật tranh và tượng của Phật giáo Ấn Độ, h́nh tượng người phụ nữ khoả thân, hay gần như khoả thân, luôn luôn là một h́nh ảnh giàu tính chất khêu gợi, từ người vũ nữ vô danh cho đến các nữ thần có uy quyền cao trong hàng ngũ các thần linh của Ấn Độ giáo và Phật giáo. V́ sao vậy ? Tôi cho rằng ngoài ư nghĩa tôn giáo, bao gồm cả nội dung tính dục ra, chỉ riêng về mặt h́nh thức thể hiện, những bức tranh tượng này thường giàu tính năng động, và ngay cả chất liệu của chúng cũng giàu khả


Ở thời Phục Hưng Ư, tranh và tượng phụ nữ khoả thân phần lớn cũng đặt vấn đề thẩm mỹ lên hàng đầu. Bức hoạ La naissance de Vénus của Botticelli là một thí dụ điển h́nh. Vénus là nữ thần của Cái Đẹp nữ tính và đồng thời cũng là nữ thần của Ái T́nh. Ở Botticelli, đó là một thứ ái t́nh thơ mộng, thần thoại. Vệ nữ của Botticelli nhẹ nhàng như mây khói, cơ thể của nàng dường như không có sức nặng, và ở trong một thế tĩnh hoàn toàn, chất liệu thể hiện da thịt ở trên tranh cũng không phải là thứ chất liệu gây nhục cảm, không như chất liệu da thịt đượm những đam mê nồng nhiệt trên tranh của Renoir, Degas, hay của Modigliani !

                                 

                                               Degas
 Vậy th́, đề tài phụ nữ khoả thân có ư nghĩa ǵ, để đă có thể tồn tại bền bỉ qua nhiều thế kỷ, trong nhiều nền nghệ thuật ở phương tây, trong khi ở phương đông, ngoại trừ tranh Phù thế của Nhật Bản, cũng chưa hẳn là tranh khoả thân, ở các nước Á đông khác, đặc biệt là ở Trung quốc, dường như không có loại tranh này. Chúng ta biết rằng, người hoạ sĩ cổ điển Trung Hoa khi vẽ thường ít khi nh́n mẫu, mà chỉ dùng trí nhớ, với tất cả những quy ước, cũng như với cái phong cách riêng biệt của ông ta, trừ khi đứng trước một phong cảnh đặc biệt nào, mà ông ta có hứng muốn vẽ. Vậy nếu đ̣i hỏi ông ta vẽ theo trí nhớ một bức tranh khoả thân, mà trên thực tế chưa bao giờ ông ta được nh́n thấy một người đẹp khoả thân th́ chắc cũng hơi khó ! Lễ giáo phong kiến đă không cho phép ông ta gần gũi tiếp xúc một cách dễ dàng với « người mẫu » như ở phương tây, th́ làm sao ông ta « hiểu » được sâu sắc đối tượng ḿnh muốn vẽ ?
Trong giới nghệ thuật, người ta thường kể lại rằng, tất cả những người phụ nữ mà Modigliani đă từng vẽ chân dung, khoả thân hay không khoả thân, đều ưa thích ông ta. Đôi khi, đó c̣n là những người đàn bà đă từng sống chung với ông ta và đă từng yêu ông ta, và được yêu lại. Phải chăng đó cũng là một trong những bí quyết của những bức hoạ khoả thân của Modigliani ?


Ở Việt Nam, không có truyền thống vẽ tranh khoả thân, nhưng trong nghệ thuật dân gian, đặc biệt là trong các tác phẩm chạm khắc gỗ ở các ngôi đ́nh cổ, hoặc thi thoảng trên những tranh khắc gỗ, vẫn có những cảnh phụ nữ trần truồng, thường là được các nghệ nhân tinh nghịch khắc vẽ

                               
Bùi Xuân Phái,
Nu sur les toits (1968)

Bùi Xuân Phái, mặc dầu không thấm nhuần những truyện tích thần thoại trong tín ngưỡng của người Do Thái như Chagall, nhưng cũng không thiếu óc hài hước khi ông vẽ một thiếu nữ khoả thân bay là là (hay nằm đè lên) trên những mái nhà cổ của Hà Nội...như một đám mây, hay như một sự ám ảnh ! Đây có lẽ là bức hoạ khoả thân siêu thực và châm biếm đáng chú ư nhất của Bùi Xuân Phái, mặc dầu nét vẽ không có ǵ là đặc sắc, nhưng cái ư nhái lại truyền thống vẽ tranh khoả thân của các thế hệ hoạ sĩ xưa, mang đậm tính hài hước, cũng như bức tranh của Man Ray.

                               

                                                             Chagall
Tôi cho rằng, ngoài những trường hợp « đặt hàng » cho hoạ sĩ vẽ, với những động cơ riêng tư, không dính dáng ǵ lắm đến nghệ thuật, như đă nói đến ở trên, đề tài phụ nữ khoả thân không chỉ đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ mà thôi, mà c̣n đáp ứng một nhu cầu tâm lư xă hội khá cơ bản. Đó là nhu cầu duy tŕ và bảo vệ nữ tính, đồng thời vinh danh sắc đẹp của người phụ nữ, vinh danh tính dục, và vinh danh t́nh yêu, kể cả t́nh yêu thể xác !
Với tất cả những lư lẽ rất người đó, chắc hẳn đề tài này có đủ cơ sở để tồn tại lâu dài trong nghệ thuật !
                                                                                            Văn Ngọc
 

            
 

c